5 dưỡng chất cần thiết cho con mà mẹ nào cũng cần biết

(3.57) - 47 đánh giá

Để con hấp thu dinh dưỡng tốt, bố mẹ phải đảm bảo trẻ ăn uống một cách cân bằng thông qua một chế độ lành mạnh. Cách đơn giản để bắt đầu giải những “câu đố” về dinh dưỡng cho con là học những điều cơ bản nhất. Trong bài viết này, Chúng tôi chia sẻ chi tiết về 5 dưỡng chất cần thiết mỗi ngày cho cơ thể đang phát triển của trẻ.

Canxi

Canxi có thể làm cho xương và răng chắc khỏe. Khoáng chất này là quan trọng nhất trong suốt những năm đầu khi xương đang phát triển. Các loại thực phẩm có lượng canxi cao bao gồm sữa bò ít béo, phô mai, sữa chua, một số loại rau xanh và nước ép trái cây. Bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua ít béo, sinh tố hoặc phô mai sau giờ học và giữa các bữa ăn, đồng thời một ly nước ép hoa quả mỗi ngày sẽ giúp con tăng cường canxi hiệu quả.

Mẹ có thể tăng lượng canxi của trẻ bằng cách kết hợp sô-cô-la sữa ít béo xay cùng một trái chuối để tạo ra một ly sinh tố ngon cho bữa ăn nhanh hoặc món tráng miệng.

Chất xơ

Trẻ em cần nhiều chất xơ mỗi ngày để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Để giúp trẻ quen với mùi vị của các thực phẩm giàu chất xơ và có thể yêu thích chúng, mẹ hãy thử cho con ăn sáng bằng một chén ngũ cốc giàu chất xơ. Bạn nên chọn loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp trên 3 g chất xơ cho mỗi khẩu phần. Thông thường, loại ngũ cốc càng nhiều đường thì lượng chất xơ càng ít. Vì thế, bạn nên chọn loại ngũ cốc ít đường và tạo vị ngọt bằng trái cây tươi.

Bạn nên cho con ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau cắt lát mỗi ngày. Ngoài ra, bạn nên nấu các loại đậu thành súp hoặc cháo, cho thêm vào món rau trộn, trứng ốp lết, trứng rán… vì đậu chứa nhiều chất xơ và protein.

Bạn có thể thử cho bé ăn cần tây chấm bơ đậu phộng. Đây là một món vặt yêu thích của các bà mẹ Tây để cung cấp chất xơ ngon lành cho con. Ngoài ra, trái bơ, táo, lê, súp lơ xanh và yến mạch cũng là những lựa chọn giàu chất xơ vừa ngon miệng lại dễ chế biến.

Protein

Mỗi tế bào trong cơ thể được tạo ra bằng protein, đây là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Protein động vật dồi dao được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản và thịt, đậu, quả hạch, rau và các loại hạt.

Nhiều đứa trẻ rất thích ăn trứng. Bánh mỳ nướng, trứng ốp lết và trứng rán là món ăn trẻ thích mà lại chứa nhiều protein, sắt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Mẹ nên cho bé ăn cá hồi hoặc những loài cá file khác để hấp thu protein cùng với các axit béo có lợi cho tim.

Nhiều mẹ vẫn chưa biết việc cho thêm các loại hạt vào ngũ cốc hoặc sữa chua của trẻ sẽ hỗ trợ bổ sung protein, chất xơ và chất béo không bão hòa lành mạnh.

Bạn nghĩ như thế nào về món trộn các loại trái cây sấy khô như nho khô, chuối, táo hoặc việt quất, các loại hạt (đậu nành, đậu phộng) và ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ? Bé con hảo ngọt của bạn chắc hẳn sẽ muốn thử đấy. Món ăn vặt này mang đến nguồn protein tuyệt vời.

Thực phẩm chống oxy hoá

Chất chống oxy hoá giúp bảo vệ cơ thể của trẻ chống lại các chất độc hại có thể làm tổn thương đến tế bào. Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá vào thực đơn của trẻ, chẳng hạn như hạnh nhân, dâu, cam, cà rốt, rau bina, cà chua và ớt chuông.

Mẹ hãy khuyến khích trẻ uống nước cam, ăn trái cây hoặc hạnh nhân trước khi hoạt động thể thao để làm mới cơ thể và cung cấp năng lượng. Bạn nên chuẩn bị bữa trưa cho trẻ mang đến trường có nhiều cà rốt, cà chua hoặc ớt chuông thái lát. Mẹ cũng có thể thêm nhiều cà chua hoặc nước sốt cà chua vào bánh pizza, mì ống, thịt khoanh, súp và các món hầm.

Chất sắt

Chất sắt là một khoáng chất vận chuyển oxy trong máu và giúp trẻ tràn đầy sinh lực. Nhiều trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào cho đến khi nguồn cung sắt của cơ thể bị cạn kiệt dần. Khi tình trạng thiếu máu tiến triển, trẻ dễ bị mệt mỏi và yếu, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, dễ cáu gắt, ăn uống kém, hay chóng mặt hoặc có cảm giác bị choáng váng. Khi thấy con xuất hiện các triệu chứng trên, mẹ nên cho con đi khám và thay đổi chế độ ăn tăng cường chất sắt cho con.

Khẩu phần bổ sung chất sắt cho trẻ không thể thiếu thịt nạc, trứng, cá, rau có màu xanh đậm, các loại đậu, trái cây sấy khô và ngũ cốc tăng cường sắt.

Vitamin C sẽ giúp tăng hấp thụ sắt nên bạn có thể cho con ăn trứng cùng với việc uống nước cam. Bạn nên tăng cường các món ăn có rau bina (rau chân vịt) vì rau này cung cấp rất nhiều chất sắt.

Với một khẩu phần ăn có đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cho trẻ, con bạn sẽ phát triển toàn diện với xương và răng chắc khỏe, hệ tiêu hóa ổn định, hệ tuần hoàn giàu oxy và có thể giữ gìn thói quen dinh dưỡng lành mạnh suốt cuộc đời.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • “Bữa tối 30 phút” chuẩn cho bé và cả nhà
  • “Tuyệt chiêu” dỗ bé đang quấy khóc
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thai nhi 35 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(99)
Giai đoạn phát triển của thai nhiThai nhi phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước cỡ một quả dưa hấu, nặng khoảng 2,38kg và dài khoảng 46 cm. Với ... [xem thêm]

Kiểm soát bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết ở thực phẩm

(41)
Chỉ số đường huyết của thực phẩm (Glycemic Index), hoặc chỉ số GI, phản ánh mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chứa tinh bột đến đường huyết. Thực ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng tắc ống dẫn trứng

(94)
Tắc vòi trứng hay ống dẫn trứng làm giảm khả năng mang thai của bạn. Bù lại việc chẩn đoán và điều trị sớm hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề ... [xem thêm]

Khi biết ba mẹ mắc đái tháo đường, bạn nên làm gì để giảm nguy cơ cho mình?

(98)
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp ... [xem thêm]

Bé hay ợ sữa hoặc nôn ói: Có nguy hiểm không?

(76)
Là cha mẹ, hẳn bạn đã từng bối rối và bực bội khi bé liên tục ợ và ọc ra sữa và thức ăn. Ban đầu bé chỉ ợ một đôi lần nhưng càng về sau, tần ... [xem thêm]

Khám phá 6 quan niệm phổ biến nhất về mụn trứng cá

(16)
Mụn trứng cá đa phần ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi dậy thì nhưng nó không chỉ là vấn đề của tuổi thanh thiếu niên. Kể cả trẻ chưa dậy thì cũng ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ: Nguyên nhân từ đâu?

(62)
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không quá nghiêm trọng. Đa số các trường hợp sẽ dần khỏi sau một thời gian và đáp ứng tốt ... [xem thêm]

7 rắc rối khi mang thai có thể khiến bạn cảm thấy ngại

(35)
Bên cạnh niềm hạnh phúc hân hoan khi trong bụng mình đang hình thành một sinh linh bé bỏng, bạn sẽ đối diện với rất nhiều rắc rối khi mang thai. Đó không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN