[Giải đáp thắc mắc] Bạn ăn chua nhiều có tốt không?

(4.25) - 92 đánh giá

Nếu là người thích ăn chua, bạn sẽ luôn tấm tắc khen những món khoái khẩu như xoài lắc, cóc ngâm, me đường, củ kiệu muối… Thậm chí, nhiều người còn truyền tai nhau nên ăn chua để giảm cân nhanh. Thế nhưng, bạn ăn chua nhiều có tốt không?

Thực phẩm chứa nhiều vị chua thường là những loại trái cây như chanh, khế, sấu, cóc, xoài…; thực phẩm muối chua như cà, củ kiệu, cải muối…hay những loại trái cây ngâm, xí muội, me… Bạn ăn chua nhiều có thể làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe như viêm loét dạ dày, cao huyết áp, mắc bệnh lý về thận, tim, thậm chí là ung thư.

Để tìm hiểu ăn chua nhiều có tốt không, bạn nên biết rõ hơn về 8 tác hại của loại gia vị này nhằm sử dụng điều độ và đúng cách hơn nhé.

1. Ăn chua dễ làm hư hại men răng

Axit trong đồ ăn chua khi tiếp xúc với răng thường xuyên sẽ làm mất đi lớp bảo vệ răng, gây ra tình trạng ố vàng răng, bào mòn men răng và sâu răng.

2. Dễ làm tăng nguy cơ ung thư

Ăn chua nhiều có tốt không? Nếu bạn thường xuyên ăn những loại thực phẩm muối chua lên men hoặc những loại trái cây ngâm đã chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

• Thực phẩm muối chua lên men: Thành phần muối trong các loại thực phẩm muối chua lên men như cà, củ kiệu, dưa chua muối… dễ bị khử thành nitrat khi không được làm sạch cẩn thận trong quá trình chế biến. Nitrat tác dụng với một số axit amin trong dạ dày tạo thành nitrosamine – một chất gây ung thư.

Ngoài ra, bạn ăn thực phẩm nhiều muối trong thời gian dài sẽ bị cao huyết áp, mắc các bệnh lý về thận, tim hoặc ung thư dạ dày.

• Quả chua ngâm: Nếu bạn ăn quả bị lên men mốc do để lâu, độc tố aflatoxin từ nấm mốc đi vào cơ thể có thể gây ung thư.

3. Ăn chua nhiều làm hệ miễn dịch suy yếu

Khi cơ thể của bạn có nồng độ axit hoặc nồng độ kiềm quá cao, hệ thống miễn dịch của bạn không thể sản xuất kháng thể để chống lại bệnh nhiễm trùng. Các bệnh nhiễm trùng có thể là cảm lạnh và cảm cúm, viêm màng não, nhiễm trùng da, viêm dạ dày,…

4. Ăn chua nhiều làm tăng rủi ro mắc bệnh nguy hiểm

Khi ăn chua nhiều, nồng độ axit trong cơ thể sẽ tăng cao quá mức và dễ khiến bạn gặp một số vấn đề nguy hiểm như bệnh tiểu đường loại 2, suy thận, sỏi thận, ung thư…

5. Ăn chua làm tăng nguy cơ loãng xương

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ axit cao trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn bị loãng xương.

6. Bạn dễ bị đau dạ dày khi ăn đồ chua

Ăn chua nhiều có tốt không? Bạn ăn chua quá mức sẽ kích thích niêm mạc dạ dày hoặc thậm chí làm các vết viêm loét bị tổn thương nặng hơn, dễ dẫn tới nhiễm trùng và gây ra các cơn đau dạ dày.

Khi bạn bị đau dạ dày, chức năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày cũng kém đi làm dịch vị và axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, gây trào ngược dạ dày. Tình trạng này sẽ khiến bạn thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,…

7. Ăn chua giảm cân dễ gây thiếu máu

Nhiều chị em phụ nữ vì muốn ăn chua giảm cân nên trong khẩu phần ăn uống hàng ngày chỉ tập trung vào những đồ ăn chua. Điều này sẽ gây mất cân bằng khiến cơ thể không đủ những nguyên liệu cấu tạo nên huyết tương và các huyết cầu, gây nên tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, bạn chỉ ăn chua thì cũng dễ bị thiếu chất, gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

8. Gây ảnh hưởng cho người bị thận

Quả chua rất giàu axit. Ví dụ, 100g khế chứa từ 800-1.250mg axit hữu cơ, trong đó 300-500mg là axit oxalic. Người bị bệnh thận khi ăn khế chua hoặc uống nước ép khế có thể bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.

Thức ăn có vị chua khi được dùng ở một mức vừa phải sẽ mang đến cho bạn một số lợi ích nhất định như cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, kích thích vị giác và hệ tiêu hóa… Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn điều độ, tránh ăn quá nhiều, gây ảnh hưởng sức khỏe.

Để trả lời câu hỏi: “ăn nhiều chua có tốt không?”, bạn cần nên biết đến lợi ích cũng như tác hại của gia vị này khi dùng sai cách. Hãy sử dụng vị chua trong chế độ ăn một cách thông minh, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

15 thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa hè bạn nên thêm vào thực đơn ngay hôm nay

(42)
Mỗi khi thời tiết giao mùa, gia đình bạn sẽ rất dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp và cảm cúm do nhiễm khuẩn. Việc xây dựng một chế độ ăn giàu ... [xem thêm]

8 tác dụng phụ của omega 3 mà bạn cần lưu ý

(44)
Omega 3 được chứng minh với nhiều lợi ích sức khỏe và khả năng hỗ trợ điều trị bệnh. Thế nhưng, nhiều người không biết cách sử dụng thì sẽ có nguy ... [xem thêm]

20 thực phẩm giúp bảo vệ tim mạch mà bạn cần biết

(94)
Bệnh tim là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới, bởi tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc phải bệnh này rất cao. Vì thế, bạn cần có một ... [xem thêm]

Saccharin: chất thay thế đường có chứa ít calo

(99)
Saccharin là gì? Saccharin là một chất thay thế đường có chứa ít calo được phát hiện từ năm 1879. Thật ra nó đã được dùng như chất làm ngọt thực phẩm ... [xem thêm]

3 mẹo đơn giản giúp các bà nội trợ nhận biết dầu ăn độc hại

(32)
Dầu ăn độc hại được xem là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh tim mạch ở nước ta. Trước thực trạng dầu kém chất lượng bày ... [xem thêm]

12 tác dụng của nước gạo lứt rang giúp bạn khỏe đẹp

(24)
Tác dụng của nước gạo lứt rang không những làm đẹp da, duy trì vóc dáng mà còn có thể ngăn ngừa nhiều bệnh như sỏi thận, tiểu đường, ung thư…Gạo ... [xem thêm]

Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch?

(69)
Bên cạnh các loại virus gây bệnh, môi trường ô nhiễm hiện nay cũng đang là một trong những tác nhân đáng ngại đe dọa đến sức khỏe của chúng ta. Vậy, song ... [xem thêm]

Cao lương: Người bạn tốt cho sức khỏe

(37)
Hạt cao lương là một loại ngũ cốc đã được dùng từ xa xưa như là một nguồn bổ sung các dưỡng chất tự nhiên. Giá trị dinh dưỡng cao cùng nhiều cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN