Thai nhi 22 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.95) - 80 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Kích thước của thai nhi 22 tuần tuổi tương ứng với một quả bí với độ dài khoảng 27,9 cm từ đầu tới gót chân và nặng gần 453g. Bé 22 tuần tuổi bắt đầu trông giống một trẻ mới sinh bé nhỏ khi môi, mí mắt và lông mày bé trở nên rõ ràng hơn.

Các giác quan mà bé sử dụng để tìm hiểu về thế giới đang phát triển mỗi ngày. Chồi vị giác đã bắt đầu hình thành trên lưỡi, bộ não và dây thần kinh được hình thành đủ để thai nhi có thể bắt đầu cảm nhận được sự va chạm. Thai nhi 22 tuần có thể trải nghiệm cảm giác này bằng cách vuốt ve khuôn mặt hoặc mút ngón tay cái, cũng như cảm giác các bộ phận khác của cơ thể và nhìn cách chúng di chuyển.

Các cơ quan sinh sản của bé cũng tiếp tục phát triển. Ở con trai, tinh hoàn đã bắt di chuyển xuống từ bụng và ở bé gái, tử cung và buồng trứng được đưa vào vị trí và âm đạo bắt đầu phát triển.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 22

Mang thai 22 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Vậy là bạn đã rõ thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào. Giai đoạn này, nếu vẫn chưa cảm giác được gì thì mẹ sẽ sớm nhận thấy tử cung của mình đang thực hành cho việc chuyển dạ bằng những cơn co thắt bất thường, không đau được gọi là cơn gò sinh lý Braxton Hicks. Mẹ có thể cảm thấy sự co ép trong bụng. Mặc dù vậy, đừng lo lắng: Thai nhi 22 tuần tuổi có thể cảm thấy sự co bóp này bởi nó co ép tử cung nhưng thường không nguy hiểm hoặc có hại. Tuy nhiên, nếu các cơn co thắt trở nên dữ dội, đau đớn hoặc thường xuyên hơn, mẹ hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là một dấu hiệu sinh non.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Khi đến giai đoạn mang thai 22 tuần, mẹ bắt đầu xoay trở khó khăn hơn vì kích thước cơ thể thay đổi nhiều. Ngoài việc bụng mẹ to ra, tay chân của mẹ cũng sẽ trở nên vô cùng lúng túng và vụng về. Sự vụng về khi mang thai được gây ra bởi việc nới lỏng khớp và dây chằng và sự giữ nước. Cả hai yếu tố này có thể làm cho khả năng nắm bắt đồ vật của mẹ trở nên kém đi. Các yếu tố khác bao gồm sự thiếu tập trung vì mẹ có chứng hay quên khi mang thai và sự thiếu khéo léo là một kết quả của hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, chắc chắn là sự vụng về này sẽ không bù đắp lại cho việc mẹ bị mất thăng bằng khi bụng to lên và trọng tâm di chuyển của mẹ bị thay đổi.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 22 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khi mẹ mang thai đến tuần thứ 22, trên đồ lót của mẹ thường có các vệt màu hồng hoặc màu đỏ. Nhưng những vệt máu nhỏ và ít trong tháng thứ 6 trở đi là điều bình thường không đáng lo ngại. Nó thường là kết quả của các vết thâm ở cổ tử cung trở nên nhạy cảm khi làm các xét nghiệm bên trong hoặc do quan hệ tình dục, hoặc đôi khi nó đơn giản là bị kích hoạt bởi các nguyên nhân không rõ.

Tuy nhiên, hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ các vết chảy máu hoặc đốm máu trong trường hợp đó là dấu hiệu của vài điều nghiêm trọng hơn đang xảy ra. Nếu mẹ bị chảy máu nhiều hoặc nếu các đốm máu xảy ra kèm theo cơn đau hoặc cảm giác khó chịu, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ cho mẹ thực hiện siêu âm để xác định xem mẹ có bị bệnh gì hay không.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Đến tuần thai 22, việc đi khám bác sĩ của mẹ đã bắt đầu trở thành một thói quen tốt. Mẹ có thể dự liệu bác sĩ sẽ kiểm tra một số hạng mục như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ:

  • Đo cân nặng và huyết áp, mẹ cũng có thể hỏi bác sĩ về cân nặng hay kích thước của thai nhi 22 tuần tuổi
  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và đạm
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi 22 tuần
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
  • Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
  • Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
  • Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường
  • Có một danh sách sẵn sàng các câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận với bác sĩ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 22

Mẹ cần biết gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

Nhiều người cho rằng mẹ không thể ăn mật ong trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, trên thực tế, dù bào tử trong mật ong không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng mẹ lại dễ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn clostridium botulimem. Vì thế, tốt nhất là mẹ nên tránh ăn mật ong nguyên chất chưa được tiệt trùng.

Mẹ mang thai 22 tuần không nên ăn bất cứ thức ăn gì mà không được tiệt trùng bởi vì nó có thể chứa các sinh vật gây bệnh.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Điều trị bệnh viêm màng não: Cuộc sống của bệnh nhân sau khi khỏi bệnh

(68)
Điều trị bệnh viêm màng não bao gồm nhiệm vụ tiêu diệt nguồn bệnh và xây dựng lại cuộc sống sau khi hồi phục.Nếu bạn hoặc một ai đó mà bạn quen ... [xem thêm]

7 cách làm đẹp với bã cà phê bạn có thể thực hiện tại nhà

(19)
Bạn có thể tẩy da chết, đắp mặt nạ, dưỡng da và ủ tóc với bã cà phê sau khi đã thưởng thức hương vị thơm ngon của loại nước uống quyến rũ này. ... [xem thêm]

Dấu hiệu bệnh thủy đậu là gì? Khám phá cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi nhất

(36)
Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan do virus varicella zoster gây ra. Dấu hiệu bệnh thủy đậu đặc trưng bởi các nốt ban trên bề mặt da ... [xem thêm]

Giúp bạn giải đáp 10 thắc mắc về viêm gan siêu vi B

(24)
Viêm gan siêu vi B là một trong những vấn đề sức khỏe có tỷ lệ tử vong cao ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Để thuận lợi cho việc điều trị cũng ... [xem thêm]

Những lưu ý trước khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

(37)
Bệnh ung thư vú được chia thành các giai đoạn từ 0 đến 4. Trong đó, ung thư vú giai đoạn 2 được xem là giai đoạn phát triển, tế bào ung thư có thể lan ... [xem thêm]

9 mẹo hay giúp bé không còn đái dầm khi ngủ

(49)
Hiện tượng đái dầm xảy ra ở trẻ từ 1−5 tuổi và nguyên nhân có thể là do một số bất thường ở cơ quan bài tiết. Bố mẹ giúp con xử lý tật này thế ... [xem thêm]

Hướng dẫn sơ cứu khi chảy máu để ngăn ngừa nhiễm trùng

(91)
Cách sơ cứu khi chảy máu như thế nào cho đúng cách rất quan trọng, vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bị thương.Có rất ... [xem thêm]

5 bài tập HIIT giảm mỡ bụng giúp bạn thon gọn hơn

(27)
Bài tập HIIT giảm mỡ bụng hay còn gọi là bài tập thể lực cường độ cao là một kỹ thuật mà bạn tập hết 100% sức lực bằng các bài tập nhanh, cường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN