Những lưu ý trước khi điều trị ung thư vú bằng xạ trị

(3.96) - 37 đánh giá

Bệnh ung thư vú được chia thành các giai đoạn từ 0 đến 4. Trong đó, ung thư vú giai đoạn 2 được xem là giai đoạn phát triển, tế bào ung thư có thể lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa di căn xa trong cơ thể.

Giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú. Do đó, người bệnh có tỷ lệ sống sót cao nếu được điều trị tích cực.

Dấu hiệu nhận biết ung thư vú giai đoạn 2

Ung thư vú giai đoạn 2 có thể được nhận biết bằng các triệu chứng sau đây:

  • Đau âm ỉ ở vùng ngực, cơn đau có thể đi kèm với tình trạng nóng rát
  • Vùng da ở ngực có sự thay đổi màu sắc sang đỏ hoặc tím
  • Ngực có dấu hiệu sưng bất thường, hạch ở nách sưng lớn
  • Có cảm giác ngứa ngay ở vùng ngực
  • Thường xuyên bị đau lưng, vai hoặc gáy

So với giai đoạn 1, các khối u vú ở giai đoạn 2 có kích thước lớn hơn. Đường kính của khối u thường dao động từ 2-5cm. Ở giai đoạn này, ung thư vú có thể đã lan hoặc chưa lan đến các hạch bạch huyết ở nách, nhưng chưa di căn xa trong cơ thể.

Ung thư vú giai đoạn 2 được chia thành giai đoạn 2A và 2B với các đặc điểm sau:

Giai đoạn 2A

  • Không có khối u hoặc khối u nhỏ hơn 2cm. Đồng thời, các tế bào ung thư được tìm thấy trong 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc trong các hạch bạch huyết gần xương ức.
  • Khối u có kích thước từ 2-5cm nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết.

Giai đoạn 2B

  • Khối u có kích thước từ 2-5cm và có các cụm tế bào ung thư nhỏ trong hạch bạch huyết.
  • Khối u có kích thước từ 2-5cm và đã lan đến 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc các hạch bạch huyết gần xương ức.
  • Khối u lớn hơn 5cm và không lan đến các hạch bạch huyết.


Nhấn vào và xem sơ đồ giải phẫu bệnh ung thư vú dưới đây để hiểu rõ hơn

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2

Ung thư vú giai đoạn 2 có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, xạ trị, hoá trị và liệu pháp hormone.

Điều trị ung thư vú bằng phẫu thuật

Hai phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho bệnh nhân ung thư vú là phẫu thuật bảo tồn vú và phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.

Phẫu thuật bảo tồn vú (phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến vú) sẽ được thực hiện khi khối u có kích thước nhỏ. Loại phẫu thuật này được tiến hành đơn giản hơn phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ, thời gian lành vết thương nhanh và bệnh nhân vẫn có thể duy trì được hình dạng của tuyến vú. Tuy nhiên, người bệnh bắt buộc phải tiến hành xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn sót lại.

Trong khi đó, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú sẽ được thực hiện khi khối u có kích thước lớn. Phương pháp này dù ảnh hưởng nặng nề đến tính thẩm mỹ của người bệnh nhưng lại tạo được tâm lý an tâm. Đồng thời, bệnh nhân có thể không cần xạ trị nếu các tế bào ung thư đã hoàn toàn được loại bỏ.

Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao mang yếu tố di truyền hoặc mang gene đột biến, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân cắt bỏ tuyến vú bên lành.

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2 bằng xạ trị

Không chỉ ở giai đoạn 2, xạ trị có thể được sử dụng để điều trị ung thư vú trong hầu hết các giai đoạn. Phương pháp này được dùng để hỗ trợ loại bỏ tế bào ung thư sau phẫu thuật, giúp giảm tỷ lệ tái phát ung thư vú. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để giảm các triệu chứng và giảm đau cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Có 2 phương pháp chính trong xạ trị ung thư vú:

  • Xạ trị ngoài: Đối với xạ trị ngoài, máy xạ trị sẽ phát tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể.
  • Xạ trị áp sát: Trong xạ trị áp sát, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đặc biệt để đưa tia xạ đến trực tiếp vị trí của khối u. Do đó, phương pháp này giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ của xạ trị. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật đòi hỏi tính chuyên môn cao và trang thiết bị hiện đại.

Phương pháp điều trị bằng hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị thường được chỉ định sau phẫu thuật nếu khối u có kích thước lớn, đã lan vào một số hạch bạch huyết hoặc không có thụ thể hormone.

Trong phương pháp hóa trị, thuốc sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân bằng đường tĩnh mạch. Ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư, phương pháp này cũng đồng thời tiêu diệt các tế bào bình thường khác. Do đó, nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, táo bón, loét miệng, thiếu máu…

Điều trị ung thư vú giai đoạn 2 bằng liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone là phương pháp điều trị giúp giảm nồng độ và tác dụng của estrogen hoặc progesterone trong cơ thể. Liệu pháp hormone chỉ được sử dụng trong trường hợp các tế bào ung thư vú có thụ thể estrogen (ER).

Theo thống kê, có khoảng 70% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư vú có thụ thể estrogen. Những trường hợp này được gọi là ung thư dương tính với thụ thể estrogen hoặc ung thư dương tính ER.

Liệu pháp hormone có thể được sử dụng sau phẫu thuật ung thư vú để giảm nguy cơ ung thư tái phát. Nếu bệnh nhân cần hóa trị sau phẫu thuật, liệu pháp hormone sẽ được bắt đầu sau khi hóa trị kết thúc. Nếu bệnh nhân cần xạ trị sau phẫu thuật, liệu pháp hormone có thể được điều trị đồng thời hoặc sau khi xạ trị kết thúc.

Thông thường, liệu pháp hormone sẽ được tiến hành liên tục trong 5 năm trở lên. Thời gian điều trị và loại thuốc sử dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể cân nhắc việc cắt bỏ buồng trứng nhằm giảm các hormone kích thích sự phát triển của ung thư.

Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư vú giai đoạn 2

Giai đoạn 2 vẫn được xem là giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú. Do đó, tỷ lệ điều trị thành công là khá cao nếu bệnh nhân được điều trị tích cực. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư vú giai đoạn 2 là 93%. Trong khi đó, phụ nữ bị ung thư giai đoạn 3 có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 72%.

Khả năng điều trị thành công ung thư vú giai đoạn 2 là rất cao. Do đó, khi có các dấu hiệu của ung thư vú, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết kết hôn và ly hôn có thể dẫn đến đột quỵ?

(84)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Làm giảm nguy cơ đột quỵ ở trẻ bằng cách tiêm vắc xin

(86)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Các hình thức tập luyện khi mang thai tốt nhất

(21)
Mang thai không có nghĩa là bạn phải từ bỏ việc tập luyện thể thao vì đây là thói quen rất tốt, giúp ích cho cả mẹ và con. Vậy đâu là các hình thức ... [xem thêm]

8 tác dụng của vitamin E tốt cho sức khỏe

(17)
Tác dụng của vitamin E không chỉ dừng ở việc chăm sóc sắc đẹp, mà còn giúp bạn mang đến nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.Vitamin E ... [xem thêm]

8 cách trị “ruồi bay trước mắt” và bảo vệ mắt

(63)
Nếu đục dịch kính có xu hướng gây giảm thị lực, bạn nên tìm hiểu và nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, trước ... [xem thêm]

Viêm vùng chậu

(48)
Tìm hiểu chungViêm vùng chậu là gì?Viêm vùng chậu (PID) hay còn gọi là viêm đường sinh dục trên. Đây là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ bao ... [xem thêm]

Tập luyện cường độ cao khiến phụ nữ khó mang thai

(50)
Bạn đang tìm cách cải thiện sức khỏe cùng khả năng sinh sản của mình và nhận được nhiều lời khuyên rằng hãy chăm chỉ tập thể dục? Bạn có biết việc ... [xem thêm]

4 bài tập giúp bạn sở hữu chỉ số EQ cao

(57)
Có thể bạn đã từng nghe về chỉ số thông minh cảm xúc EQ, giúp chúng ta làm chủ và xử lí linh hoạt những tình huống trong cuộc sống. Khác với chỉ số IQ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN