Giúp bạn giải đáp 10 thắc mắc về viêm gan siêu vi B

(3.72) - 24 đánh giá

Viêm gan siêu vi B là một trong những vấn đề sức khỏe có tỷ lệ tử vong cao ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Để thuận lợi cho việc điều trị cũng như phòng ngừa, bạn nên sớm trang bị cho bản thân kiến thức về căn bệnh này.

Viêm gan B, còn gọi là viêm gan siêu vi B, là một trong nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng toàn cầu. Bệnh phát sinh từ tình trạng nhiễm trùng gan mãn tính do virus Hepatitis B (HPV). Khoảng cách từ viêm gan siêu vi B đến xơ gan hay thậm chí là ung thư gan rất ngắn. Điều này làm tăng tỷ lệ nguy cơ tử vong ở những người mắc bệnh viêm gan B.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, trong năm 2015 đã có đến 257 triệu người sống chung với viêm gan siêu vi B mãn tính. Ngoài ra, căn bệnh này còn là nguyên nhân của 887.000 ca tử vong, chủ yếu bắt nguồn từ xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (ung thư gan nguyên phát). Bạn có thể mắc bệnh viêm gan B do tiếp xúc với máu, dịch cơ thể hoặc thậm chí là nhiễm từ mẹ (bẩm sinh).

Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ viêm gan siêu vi B cao. Theo thống kê, ở nước ta, tỷ lệ mẹ bầu nhiễm virus viêm gan B dao động trong khoảng 10–20%. Dựa theo con số này, các nhà khoa học có thể ước tính mỗi năm sẽ có đến hơn 54.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm gan B bẩm sinh. Tệ hơn, 90% trường hợp có nguy cơ mãn tính. Điều này khiến số lượng người bệnh gia tăng nhanh chóng vì viêm gan siêu vi B tương đối dễ lây lan.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Viêm gan siêu vi và virus viêm gan: Tìm hiểu ngay để phòng tránh bệnh.

Hỏi đáp về viêm gan siêu vi B: bạn có thể chưa biết!

Tính đến năm 2016, chỉ có khoảng 16,7% trường hợp viêm gan siêu vi B được chẩn đoán và điều trị. Trong đó, chỉ 10,5% người bệnh ý thức được tình trạng sức khỏe của bản thân, bởi rất ít người hiểu rõ căn bệnh này, mặc dù nó khá phổ biến. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề sức khỏe này bằng cách giải đáp một số thắc mắc liên quan đến viêm gan siêu vi B.

Bạn có thể quan tâm: Những quan niệm sai lầm về viêm gan B.

1. Người bị viêm gan siêu vi B biểu hiện ra sao?

Viêm gan siêu vi B là một tình trạng nhiễm trùng ở gan do virus. Do đó, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những dấu hiệu như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi hoặc thậm chí là kiệt sức
  • Mất khẩu vị, chán ăn
  • Đau dạ dày
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau khớp
  • Nước tiểu có màu sẫm
  • Da và tròng trắng mắt chuyển vàng rõ rệt

Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh cũng thể hiện rõ ràng như trên. Tùy vào thể trạng cũng như lối sinh hoạt của mỗi người, triệu chứng viêm gan B cũng sẽ xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Thậm chí, một số người sống chung với bệnh viêm gan siêu vi B nhiều năm không hề gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.

2. Chẩn đoán viêm gan siêu vi B diễn ra như thế nào?

Xét nghiệm y tế là phương pháp chẩn đoán viêm gan siêu vi B chính xác nhất. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết tình trạng sức khỏe hiện tại của gan, từ đó hỗ trợ bác sĩ trong việc lựa chọn liệu trình điều trị phù hợp.

Một số xét nghiệm viêm gan B thường được áp dụng bao gồm:

  • Xét nghiệm kháng nguyên trên bề mặt virus (HBsAg)
  • Xét nghiệm kháng thể bề mặt virus viêm gan B (anti-HBs)
  • Xét nghiệm kháng thể kháng lại kháng nguyên lõi của virus Hepatitis B (anti-HBc IgM và IgG)

3. Đối tượng cần xét nghiệm viêm gan B gồm những ai?

Xét nghiệm viêm gan B không chỉ xác định sự hiện diện của virus viêm gan B mà còn giúp bác sĩ đánh giá tình trạng gan của bạn. Từ đó, họ sẽ mau chóng có kế hoạch điều trị hiệu quả kịp thời. Những người có nguy cơ cao bị viêm gan siêu vi B sẽ cần thực hiện loại xét nghiệm này, chẳng hạn như:

  • Phụ nữ mang thai. Bên cạnh đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, xét nghiệm còn có thể hỗ trợ dự phòng viêm gan B sớm cho trẻ.
  • Các thành viên trong gia đình và chính bản thân người có bạn tình bị nhiễm viêm gan siêu vi B.
  • Cư dân ở các khu vực có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B.
  • Người có một số vấn đề sức khỏe, ví dụ như HIV, cần lọc máu hoặc điều trị bằng hóa chất liên tục.
  • Điều dưỡng và nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh có nguy cơ bị viêm gan siêu vi B.

Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục chỉ định bạn chích ngừa viêm gan B để phòng bệnh.

Bạn có thể chưa biết: Nguy cơ mắc viêm gan B từ điều trị lọc máu.

4. Viêm gan B lây qua đường nào?

Trước khi tìm hiểu bệnh viêm gan B lây qua đường nào, bạn cần biết viêm gan B có lây không.

Thực tế, virus Hepatitis B là chủng vi sinh vật có tính lây lan cao. Theo nhiều nghiên cứu, khả năng lây nhiễm của nó cao gấp 50–100 lần so với virus HIV. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người bị viêm gan siêu vi B mãn tính cực kỳ dễ truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.

Con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến nhất là từ mẹ sang bé. Đặc biệt, 90% trẻ bị viêm gan siêu vi B bẩm sinh rơi vào nhóm mãn tính.

Bên cạnh đó, bệnh viêm gan B còn có nguy cơ lây truyền từ người này sang người khác thông qua những con đường như quan hệ tình dục không an toàn và sử dụng các dụng cụ y tế không tiệt trùng hoặc dùng chung, bao gồm dao mổ, kéo, kim tiêm…

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Bà bầu bị viêm gan B nên điều trị như thế nào?

5. Thời gian thụ thai thích hợp sau khi chích ngừa viêm gan B là khi nào?

Theo bác sĩ, ba tháng sau khi chích ngừa viêm gan B là thời điểm tương đối thuận lợi để phụ nữ mang thai. Thực tế, bạn cũng có thể mang thai sớm hơn. Tuy nhiên, hãy chắc chắc thời điểm thụ thai cách thời điểm bạn tiêm mũi cuối cùng ít nhất một tháng.

Phụ nữ mang thai sau khi tiêm phòng viêm gan B nên ngay lập tức dừng kế hoạch tiêm chủng. Tuy vắc xin viêm gan B không trực tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, nhưng lúc này, hệ miễn dịch của mẹ bầu có xu hướng suy giảm. Đồng thời, các chuyên gia cũng khó đưa ra kết luận đánh giá về hiệu quả phòng ngừa vì cơ thể của mẹ bầu không phản ứng với vắc xin theo quy luật.

Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để được đánh giá về khả năng hoạt động của vắc xin cũng như nắm rõ thời gian thích hợp để tiêm ngừa những mũi còn lại.

6. Khi nào viêm gan B truyền từ mẹ sang bé?

Một trong những hình thức nhiễm bệnh phổ biến nhất của viêm gan siêu vi B là virus truyền từ mẹ sang bé. Quá trình lây nhiễm có khả năng diễn ra ở những thời điểm như:

Giai đoạn mang thai

Thực tế, tỷ lệ trẻ mắc bệnh viêm gan B ngay từ khi mẹ còn đang mang thai không vượt quá 2%. Điều này có thể do giữa máu của mẹ bầu và thai nhi có một “bức tường” ngăn cách, gọi là bánh nhau thai. Do đó, trừ khi “hàng rào” này chịu tổn thương, virus viêm gan B sẽ không thể tiếp cận trẻ từ máu của mẹ.

Giai đoạn chuyển dạ sinh con

Ngược lại với thời điểm trên, quá trình sinh nở là thời điểm virus Hepatitis B dễ lây từ mẹ sang bé nhất. Theo thống kê, hơn 90% trường hợp trẻ sơ sinh nhiễm mầm bệnh viêm gan siêu vi B ngay trong giai đoạn này. Do đó, trong trường hợp mẹ bầu nhiễm virus, trẻ sau khi sinh sẽ phải được tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Tỷ lệ mắc bệnh của trẻ có thể lên đến 95% nếu bước này bị bỏ qua.

Giai đoạn cho con bú

Những trường hợp trẻ bị viêm gan B do bú sữa mẹ nhiễm virus là cực kỳ hiếm. Thực tế, mầm bệnh viêm gan B có thể lẫn trong sữa mẹ nhưng với hàm lượng rất ít. Do đó, tỷ lệ nguy cơ lây nhiễm viêm gan siêu vi B qua con đường sữa mẹ vô cùng thấp.

Nguyên nhân trẻ nhiễm virus viêm gan B trong giai đoạn này có thể bắt nguồn từ:

  • Đầu vú của mẹ có vết thương
  • Miệng của trẻ bị thương tổn
  • Huyết thanh chứa virus viêm gan B tiếp xúc với máu của trẻ khi trẻ bú trực tiếp

Chính ví lý do này, mẹ bị viêm gan siêu vi B đang cho con bú nên lưu ý những việc như sau:

  • Vệ sinh đầu vú trước và sau khi trẻ bú
  • Cho trẻ bú đúng cách
  • Chăm sóc đầu vú cẩn thận, đặc biệt phòng ngừa chảy máu khi đầu vú nứt

7. Liệu mẹ có thể cho con bú khi đang mắc bệnh viêm gan siêu vi B?

Viêm gan B là bệnh lý có tính truyền nhiễm cao. Trong đó, con đường lây bệnh thường thấy nhất là từ mẹ sang bé, chiếm tỷ lệ 44,7% trường hợp nhiễm bệnh. Nguy cơ rủi ro trẻ mắc bệnh viêm gan B ngay khi chào đời được ước tính dựa trên thời điểm mẹ nhiễm virus, chẳng hạn như:

  • Ba tháng đầu thai kỳ: 1%
  • Ba tháng giữa thai kỳ: 10%
  • Ba tháng cuối thai kỳ: 67%

Trong trường hợp này, trẻ sẽ cần được chích ngừa viêm gan B với bốn mũi, theo thời gian lần lượt là:

  • Trong vòng 24 giờ sau khi chào đời
  • Tháng thứ hai sau khi sinh
  • Tháng thứ ba sau khi sinh
  • Tháng thứ tư sau khi sinh

Những mũi tiêm đặc hiệu trên có thể tăng cường khả năng bảo vệ trẻ trước virus viêm gan B lên đến 95%. Mặt khác, số lượng chủng virus gây bệnh lẫn trong sữa mẹ hầu như rất thấp và không có khả năng truyền nhiễm. Do đó, lúc này, trẻ có thể bú mẹ bình thường.

Tuy nhiên, các mẹ cần ý thức rằng bản thân đang mang bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa khả năng bé tiếp xúc với máu của mình. Ngoài việc vệ sinh đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú, bạn cũng có thể tự vắt sữa ra và khử trùng sữa bằng cách đun sôi trước khi cho trẻ dùng.

Bạn có thể không muốn bỏ qua: Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ gây phản ứng phụ nào?

8. Mẹ bầu bị viêm gan siêu vi B có nên chọc ối?

Không ít mẹ bầu bị viêm gan B băn khoăn mình có thể chọc ối được hay không. Theo các chuyên gia, nguy cơ lây mầm bệnh viêm gan siêu vi B từ mẹ sang bé sau khi chọc ối tương đối thấp. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi, nếu lượng virus trong cơ thể mẹ quá nhiều, tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng lên.

9. Vì sao cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau khi chào đời?

Trẻ nhiễm virus từ mẹ là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm gan B hàng đầu ở Việt Nam. Ban đầu, bệnh sẽ không biểu hiện bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào ở trẻ, khiến tâm lý bố mẹ buông lỏng. Tuy nhiên, thực tế, viêm gan siêu vi B phát sinh ở trẻ sơ sinh nguy hiểm hơn những gì bạn nghĩ. Theo kết quả từ nhiều cuộc nghiên cứu, hơn 90% trường hợp trẻ nhỏ nhiễm viêm gan B là mãn tính.

Do đó, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị tất cả trẻ sơ sinh đều cần phải được chích ngừa viêm gan B. Cụ thể hơn, thời gian “vàng” để tiêm mũi đầu tiên là 24 giờ kể từ lúc trẻ chào đời. Ba mũi vắc xin tiếp theo sẽ lần lượt được tiêm cho trẻ vào ba tháng kế tiếp. Việc tiêm phòng viêm gan B có khả năng hạn chế tối đa nguy cơ virus lây từ mẹ sang bé.

Bạn có thể muốn đọc tiếp: Bảo vệ trẻ mới sinh tránh bệnh viêm gan B.

10. Liệu vắc xin viêm gan B ở Việt Nam có thể tin tưởng?

Khả năng bảo vệ cơ thể của vắc xin viêm gan B có thể lên đến 98–100%. Đồng thời, phòng ngừa virus viêm gan B cũng đồng nghĩa với việc hạn chế sự phát triển của một số vấn đề nguy hiểm hơn ở gan, chẳng hạn như:

  • Xơ gan
  • Suy gan
  • Ung thư gan

Chính vì lý do này, biện pháp phòng ngừa viêm gan siêu vi B tốt nhất là tiêm chủng.

Hiện nay, trước khi đưa bất kỳ loại vắc xin nào (bao gồm cả vắc xin viêm gan B) vào sử dụng, Bộ Y tế sẽ phải kiểm định gắt gao về chất lượng cũng như độ an toàn của chúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, chúng còn cần Viện Kiểm định Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Quốc gia cấp phép sử dụng.

Ở Việt Nam, vắc xin viêm gan B sản xuất trong nước đã được thông qua và áp dụng rộng rãi từ năm 1997. Hiện tại, Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 đang chịu trách nhiệm sản xuất loại chế phẩm đặc hiệu này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị đột quỵ

(96)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

6 quan niệm sai lầm về quan hệ khi mang thai

(59)
Nhiều cặp vợ chồng lo ngại rằng việc quan hệ khi mang thai sẽ làm con đau, nhưng đây chỉ là một trong những quan niệm sai lầm về chuyện “yêu” trong thai ... [xem thêm]

Bố mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà chưa?

(97)
Có thể nói, trẻ sinh non là những chiến binh dũng cảm nhất thế giới này. Từ khi sinh ra, các bé đã phải sống trong các lồng ấp tách biệt với bố mẹ để ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm

(79)
Sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp là những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn mà bạn rất dễ nhận biết. Người mắc căn bệnh này thể nặng ... [xem thêm]

Mẹo giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bị nhiễm HIV

(48)
Virus HIV tấn công vào các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch, làm suy yếu hệ thống phòng thủ, từ đó làm cho cơ thể dễ mắc một số bệnh nguy hiểm.HIV ... [xem thêm]

Những lưu ý khi đi du lịch quốc tế

(65)
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh khi đi du lịch nước ngoài: Điều cần lưu ý trước khi đi du lịch Hãy lên kế hoạch trước. Nếu ... [xem thêm]

10 thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ

(85)
Trẻ nhỏ rất hay bị bệnh do hệ miễn dịch còn non nớt. Tuy nhiên, dù vậy, bạn vẫn có thể bảo vệ con yêu bằng một chế độ ăn giàu các thực phẩm giúp ... [xem thêm]

Uống rượu, hút thuốc khi mang thai: Hại mẹ bầu lẫn thai nhi

(40)
Sử dụng thuốc lá và rượu bia có thể gây ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hút thuốc lá và uống rượu bia trong khi mang thai lại càng nguy hiểm hơn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN