Tác dụng tuyệt vời của “thần dược” cỏ mực (Phần 2)

(4.13) - 33 đánh giá

Cỏ mực (nhọ nồi) là loại cây quen thuộc, dễ tìm. Loại cây này có nhiều tác dụng chữa bệnh mà có thể bạn sẽ không ngờ tới. Từ xưa, người ta đã biết dùng cỏ mực để trị nhiều bệnh rất hiệu quả.

Ngoài những công dụng chữa bệnh mà Chúng tôi đã đề cập ở phần 1. Sau đây là những công dụng chữa bệnh thần kỳ khác của “thần dược” cỏ mực.

Giảm nhiễm trùng bàng quang

Số lượng chất chống vi khuẩn có trong cỏ mực chính là phương thuốc tuyệt vời khi bạn bị nhiễm trùng bàng quang. Từ lâu, người Ấn Độ thường cho thêm cỏ mực vào các bài thuốc cổ truyền để trị cơn khó chịu đồng thời hồi phục chức năng bàng quang. Nghiên cứu cho thấy cỏ mực có khả năng giúp lợi tiểu, điều này đồng nghĩa nó có thể thúc đẩy tiểu tiện. Một nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao cứ dùng lượng 3g chiết xuất cỏ mực sẽ có hiệu quả đáng kể giúp lợi tiểu hơn là dùng giả dược.

Tốt cho tóc

Người ta cho rằng cỏ mực thúc đẩy tóc mọc và giữ cho tốt luôn chắc khỏe. Theo tờ Journal of Ethnopharmacology, các bác sĩ đã chứng minh rằng chiết xuất methanol của cỏ mực chính là “thần dược” giúp tóc mọc và phát triển. Các nhà nghiên cứu đã thoa chiết xuất này lên lớp lông của những chú chuột đã bị biến đổi gen nên không có lông. Kết quả là họ thấy chiết xuất có tác dụng kích thích lông mọc lại. Nghiên cứu đã kết luận rằng cỏ mực chứa tiềm năng giúp tóc phát triển bằng cách kích thích nang tóc. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu khác thử nghiệm hiệu quả cũng như tính an toàn về mặt lâu dài của chiết xuất này.

Tốt cho mắt

Cỏ mực là loại cây giàu carotene – chất chống oxy hóa cần thiết để duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Theo vài nghiên cứu, cỏ mực có tác dụng vô hiệu hóa các tổn thương do các gốc tự do gây ra, đồng thời ngăn ngừa bệnh thoái hóa mắt và bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, bằng chứng nghiên cứu còn cho thấy ăn cỏ mực còn có thể cải thiện thị lực thì tương đối ít và chỉ mới có một nghiên cứu chỉ ra rằng nó còn tác dụng phụ là cải thiện thị lực.

Tốt cho sức khỏe tim mạch

Cây cỏ mực có thể giúp giảm huyết áp và chỉ số cholesterol của cơ thể. Tuy nhiên, chưa có nhiều bằng chứng thuyết phục được đưa ra bởi điều này chỉ mới được chứng minh qua vài thí nghiệm nhỏ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng giúp giảm huyết áp và hiệu quả giúp lợi tiểu của cỏ mực có liên quan với nhau.

Ngừa ung thư

Các nhà thảo dược học cũng dùng cỏ mực để trị các dạng bệnh ung thư. Một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2011 khám phá ra cỏ mực có tác động chống ung thư đối với dây chuyền tế bào ung thư gan. Nghiên cứu cũng lưu ý rằng chiết xuất cồn trong cỏ mực kiềm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư và có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cuối cùng, nghiên cứu kết luận rằng cỏ mực có hiệu quả chống ung thư bằng cách ngăn chặn sự sống của tế bào ung thư qua việc đập vỡ các phân tử DNA. Nhờ đó mà cỏ mực có khả năng giúp kiềm hãm sự lan truyền của tế bào ung thư.

Thuốc diệt côn trùng (thuốc trừ sâu)

Ngoài các lợi ích cho sức khỏe kể trên, cỏ mực còn có một lợi ích thực tế đó là giữ cho các loại bọ, ruồi muỗi không quanh quẩn bên chúng ta. Bằng chứng là một nghiên cứu năm 2011 cho thấy loài cây này có thể dùng để điều chế thuốc diệt côn trùng, đặc biệt là đuổi muỗi gây bệnh. Nghiên cứu còn chứng minh cỏ mực không chỉ hiệu quả mà còn cực kỳ thân thiện với môi trường, an toàn và không gây độc hại. Do đó, nó thường có mặt trong thành phần thuốc diệt côn trùng.

Dùng cây cỏ mực như thế nào cho hiệu quả?

Cỏ mực luôn có trong các dạng thuốc khác nhau như cồn, viên nhộng hoặc sản phẩm sấy khô. Chưa có khuyến cáo chắc chắn nào về liều lượng dùng cỏ mực nhưng bạn hãy yên tâm vì nó cực kỳ an toàn và chưa hề có tác dụng phụ nào được báo cáo.

Sau bài viết, Chúng tôi mong rằng bạn sẽ biết tất tần tật các thông tin và lợi ích của cỏ mực – một loài cây thần được xem như “thần dược” tự nhiên và dễ tìm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa ngủ ngáy bằng Đông y: Bạn đã thử chưa?

(20)
Tình cảm vợ chồng có những lúc sẽ thiếu đi sự mặn nồng nếu người chung chăn gối liên tục phát ra những tiếng động lớn khi bạn đang say giấc. Do đó, ... [xem thêm]

Sex: Có một quyết định đúng đắn

(46)
Sex là gì? “Sex” là một từ được dùng theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể dùng để chỉ hoạt động tình dục và thường gặp nhất chính là sự giao cấu ... [xem thêm]

Bất ngờ những sự thật ít người biết về thủ dâm

(77)
Nhiều người cho rằng thủ dâm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể gây vô sinh. Liệu điều đó có phải là sự thật?Hầu hết mọi ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Đặt stent có nguy hiểm không?

(51)
Đặt stent có nguy hiểm không phụ thuộc rất lớn vào cách bạn chăm sóc bản thân khi về nhà. Sau đặt stent mạch vành nếu được điều trị tốt, bạn sẽ ... [xem thêm]

Tại sao chữa bệnh Parkinson bằng Đông y hiệu quả cao?

(75)
Đối với người bệnh Parkinson, mỗi ngày qua đi đều là những ngày cơ cực bởi đến cả những việc rất đơn giản như gắp thức ăn, rót ly nước, tắt công ... [xem thêm]

Kích thích tình dục ở nữ: 8 cách nhẹ nhàng nhưng cực kỳ hiệu quả

(73)
Nhiều đấng mày râu cho rằng nhu cầu tình dục của phụ nữ thấp hơn đàn ông nên muốn đưa các nàng “lên giường” rất khó khăn. Thật ra, nếu bạn biết ... [xem thêm]

Con bị bệnh vẩy nến hay chỉ là rôm sảy?

(69)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Tìm hiểu chiều cao trung bình của nam giới trên toàn thế giới

(95)
Theo tự nhiên, nam giới sẽ cao lớn và khỏe mạnh hơn nữ giới nên chiều cao cũng sẽ ấn tượng hơn rất nhiều. Hãy xem bài viết sau để biết chiều cao trung ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN