Đau dây thần kinh liên sườn

(3.77) - 52 đánh giá

Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh hay gặp ở người trưởng thành. Người bệnh có thể chịu đựng cơn đau liên tục, nặng hơn khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hay vận động cùng nhiều triệu chứng khác. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và cách điều trị, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?

Đau dây thần kinh liên sườn là một cơn đau do nguyên nhân thần kinh, bắt nguồn từ tủy sống, dưới xương sườn. Cơn đau này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng cũng có khi không có nguyên nhân, được gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.

Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch – thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi bên xương sườn. Vì mối liên quan như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa các dây thần kinh liên sườn cũng nằm ở vị trí nông nên dễ bị tác động của các yếu tố ngoại cảnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau dây thần kinh liên sườn?

Tình trạng thường chỉ gây đau ở một bên (trái hoặc phải) từ trước ngực (xương ức) lan theo mạn sườn ra phía sau cạnh cột sống. Bạn có thể cảm thấy đau nặng hơn khi ấn, sờ vào. Cơn đau thường được mô tả như dao đâm, đau nhói, âm ỉ, nóng rát và/ hoặc đau từng cơn.

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn có thể bao phủ toàn bộ vùng ngực hoặc lan từ lưng về phía ngực. Một số người cảm thấy đau dọc theo các xương sườn. Mức độ đau thường dữ dội hơn khi hoạt động như nâng đồ vật, xoay/ vặn người hay khi ho, hắt hơi, cười.

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện là:

  • Đau bụng
  • Sốt
  • Ngứa
  • Châm chích
  • Hạn chế khả năng vận động ở vai, lưng
  • Đau ở cánh tay, vai hoặc lưng

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra đau dây thần kinh liên sườn?

Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi có các bệnh nhiễm khuẩn (cúm, lao, thấp khớp), các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) hay tổn thương ở đốt sống lưng (ung thư nguyên phát hay di căn, thoái hóa, u tủy).

Nguyên nhân đau thần kinh liên sườn có thể bao gồm:

  • Thoái hóa cột sống
  • Lao cột sống hoặc ung thư cột sống
  • Bệnh lý tủy sống
  • Chấn thương cột sống
  • Nhiễm virus, hay gặp nhất là do zona
  • Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát do thời tiết lạnh hoặc do vận động sai tư thế hay quá mức
  • Các nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh

Nhiều trường hợp đau thần kinh liên sườn do zona (virus tấn công vào dây thần kinh). Biểu hiện ban đầu là đau, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua. Người bệnh thường cảm thấy đau rát ở vùng tổn thương do zona, có khi kéo dài nhiều tháng và hay tái phát.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc chứng đau dây thần kinh liên sườn?

Tình trạng này rất thường gặp và có thể ảnh hưởng bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn?

Bác sĩ sẽ xem qua bệnh sử và tiến hành khám kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ phát hiện loại trừ các bệnh tim, phổi và bệnh nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện:

  • Chụp X-quang: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như các bệnh lý cột sống, đĩa đệm và tủy sống như thoái hóa, lồi và thoát vị đĩa đệm, u tủy sống và các bệnh lý tủy sống, chấn thương cột sống, viêm nhiễm như viêm cột sống, đĩa đệm nhiễm trùng, lao cột sống.
  • Xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
  • Xét nghiệm sinh hóa máu: ure, creatinin, AST, ALT.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau dây thần kinh liên sườn?

Trước hết, bạn cần điều trị nguyên nhân gây đau. Nếu đau dây thần kinh liên sườn tiên phát, bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị bằng các thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac
  • Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm gabapentin
  • Thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm. Thuốc chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không dùng thuốc này.
  • Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên dùng các loại vitamin này theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định phong bế cạnh cột sống.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn nên làm gì để hạn chế đau dây thần kinh liên sườn tại nhà?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm nhẹ cơn đau:

  • Không mang vác, làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống.
  • Chú ý giữ cơ thể ấm áp trong mùa lạnh như mặc ấm, không ở các nơi có gió lùa.
  • Khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm, bạn phải có dụng cụ bảo hộ.
  • Bạn nên tiêm phòng lao cho trẻ để khi lớn lên hạn chế cho trẻ mắc bệnh lao – một bệnh có nguy cơ cao gây đau đau dây thần kinh.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng các chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.
  • Thực hiện một số bài vận động nhẹ nhàng, phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phẫu thuật giá âm đạo không căng

(10)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật giá âm đạo không căng là gì?Giá âm đạo không căng là phẫu thuật để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Tiểu không ... [xem thêm]

Sán máng

(49)
Tìm hiểu về bệnh sán mángBệnh sán máng là gì?Bệnh sán máng (sốt ốc), là bệnh do ký sinh trùng sống trong nước ngọt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt ... [xem thêm]

Thiếu men alpha-1 antitrypsin

(99)
Tìm hiểu chungThiếu men alpha-1-antitrypsin là bệnh gì?Alpha-1-antitrypsin (AAT) là một protein do gan tạo ra. Nó bảo vệ phổi khỏi tác hại của một loại enzyme có tên ... [xem thêm]

Dại

(68)
Tìm hiểu chungBệnh dại là bệnh gì?Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus dại. Bạn sẽ bị nhiễm virus dại sau khi bị động vật đã nhiễm bệnh dại ... [xem thêm]

Bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

(83)
Tìm hiểu chungBệnh hột xoài (u lympho sinh dục) là bệnh gì?Bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục hoặc u hạt bạch huyết hoa liễu) là một trong những ... [xem thêm]

Viêm tụy mãn tính

(96)
Định nghĩaBệnh viêm tụy mãn tính là gì?Viêm tụy là chứng viêm (sưng) ở tuyến tụy. Bệnh xuất hiện khi những enzyme tiêu hóa tấn công tuyến tụy. Có hai ... [xem thêm]

U màng não

(97)
Tìm hiểu chungU màng não là bệnh gì?U màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ thần kinh tủy sống (màng não). Hầu hết ... [xem thêm]

Viêm tủy răng

(27)
Tìm hiểu chungViêm tủy răng là bệnh gì?Viêm tủy răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng và mất răng ở người trẻ tuổi. Viêm tủy răng là viêm vùng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN