Tái tạo vú

(4.34) - 49 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tái tạo vú là gì?

Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một túi ngực hay dụng cụ làm giãn mô, hoặc chính mô của cơ thể để tái tạo lại hình dạng của vú.

Phẫu thuật tái tạo vú được thực hiện sau khi đoạn nhũ, trải qua nhiều bước phẫu thuật tạo hình nhằm khôi phục lại hình dạng, màu sắc và kích cỡ bình thường của vú.

Khi nào bạn nên thực hiện?

Việc tái tạo vú cho mục đích thẩm mỹ của bản thân, không phải để thực hiện mong muốn của người khác hoặc cố gắng để chạy theo các hình mẫu lý tưởng.

Việc tái tạo vú là một lựa chọn tốt cho bạn nếu:

  • Bạn có thể chấp nhận được chẩn đoán và điều trị của bạn
  • Bạn không có bệnh lý khác ảnh hưởng đến việc lành vết thương
  • Bạn có cái nhìn tích cực và mục tiêu thực tế cho việc khôi phục hình ảnh vú và cơ thể của bạn.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện tái tạo vú?

Việc lựa chọn có phẫu thuật tái tạo tuyến vú hay không là một quyết định không hề dễ dàng và mỗi người sẽ có một quyết định khác nhau.

Bạn có thể không cần phải thực hiện phẫu thuật này và chỉ cần mặc các loại áo lót nâng ngực để có hình dạng ngực như bình thường

Nếu bạn chọn phẫu thuật tái tạo vú, thì tin vui cho bạn là những phương pháp phẫu thuật tạo hình ngày nay đã tiến bộ rất nhiều so với trước. Bạn có thể tạo lại bộ ngực bằng cách đặt túi ngực, hoặc là dùng chính mô, cơ, da từ vùng khác trên cơ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Một số tác dụng phụ xảy ra trong vài tháng đầu tiên sau phẫu thuật bao gồm:

  • Cảm giác châm chích ở ngực.
  • Tê nách và cánh tay: Phẫu thuật có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến triệu chứng tê. Điều này có thể cải thiện nhưng không mất đi hoàn toàn. Các bài tập vai có thể hữu ích trong trường hợp này.
  • Tình trạng tụ dịch: Dịch có thể tích tụ trong hoặc xung quanh các vết sẹo và kéo dài nhiều tuần sau khi phẫu thuật. Bác sĩ cần đặt dẫn lưu dịch trước khi may vết mổ.
  • Cứng vai: Các bài tập có thể giúp ngăn ngừa hoặc xử lý triệu chứng này. Bác sĩ trị liệu sinh lý hoặc trị liệu nghề nghiệp có thể giúp đỡ bạn.
  • Phù bạch mạch: Sưng cánh tay, nếu các hạch bạch huyết ở nách đã được nạo bỏ.
  • Đau vú.
  • Những thay đổi khả năng thăng bằng do thiếu trọng lượng của một bên vú.
  • Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu: Hãy nói chuyện với bác sĩ về cách làm thế nào bạn có thể quản lý các triệu chứng nếu chúng xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện tái tạo vú?

Bạn sẽ được gây mê khi tiến hành phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật tái tạo vú, bạn có thể được yêu cầu:

  • Xét nghiệm hoặc khám sức khỏe
  • Dùng một số thuốc nhất định hoặc điều chỉnh thuốc hiện tại của bạn
  • Ngừng hút thuốc trước phẫu thuật
  • Tránh dùng aspirin, thuốc kháng viêm và các thuốc bổ sung nguồn gốc thảo dược vì chúng có thể làm tăng chảy máu.

Quy trình thực hiện tái tạo vú như thế nào?

Phẫu thuật này có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật đoạn nhũ (gọi là tái tạo tức thì) hoặc có thể được tiến hành sau khi thực hiện các phương thức điều trị khác như hóa và xạ trị (gọi là tái tạo trì hoãn).

Có nhiều cách để tạo hình lại ngực của bạn, có 2 cách thường được dùng. Cách thứ nhất là bác sĩ sẽ dùng một túi silicon hoặc là một túi dung dịch nước muối đặt vào ngực. Cách thứ hai là bác sĩ sẽ lấy da, mô mỡ và cơ từ những bộ phận khác của cơ thể bạn để đem lên ngực tạo thành mô vú. Thường là sẽ lấy ở phần bụng dưới, lưng hoặc mông.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện?

Bạn sẽ cảm thấy đau ở vú trong vài ngày sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc giảm đau. Bạn nên cố gắng vận động sớm và nhẹ nhàng phần cánh tay của mình theo bài tập được nhân viên y tế hướng dẫn. Không nên vận động quá mạnh như là kéo người đứng dậy hay khiêng vật nặng. Một ngày sau phẫu thuật, bạn bắt đầu có thể ngồi được trên giường, ngày thứ hai sau phẫu thuật bạn có thể tự đi lại được.

Thời gian nằm ở bệnh viện phụ thuộc vào mức độ lớn của phẫu thuật, thường là từ 1 đến 5 ngày.

Sau khi về nhà, ngực bạn sẽ còn sưng và đau trong khoảng 2-3 tuần. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để bôi vào vết mổ và thay băng vết mổ tại nhà. Bác sĩ sẽ dặn bạn cụ thể cách tắm rửa để không làm ảnh hưởng đến vết mổ.

Đa số trường hợp bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau 6-8 tuần. Vài tuần sau đó, bạn có thể thực hiện các hoạt động nặng.

Sẹo ở vết mổ sẽ từ từ nhạt dần. Hình dạng ngực của bạn sẽ dần dần được cải thiện trong vòng nhiều tháng.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn quay lại tái khám thường xuyên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nâng ngực

(85)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật nâng ngực là gì?Phẫu thuật nâng ngực là phẫu thuật cắt bỏ đi những phần da thừa và làm căng lại da và mô vùng ngực để tạo ... [xem thêm]

Đặt ống dẫn lưu màng phổi

(11)
Tìm hiểu chungĐặt ống dẫn lưu màng phổi là gì?Đặt ống dẫn lưu màng phổi là thủ thuật đặt một ống nhỏ vào trong khoang màng phổi của bạn (khoảng ... [xem thêm]

Nội soi khớp khuỷu

(25)
Tìm hiểu chungNội soi khớp khuỷu là gì?Nội soi khớp là thủ thuật đưa một camera có đèn vào bên trong khớp để quan sát bên trong khớp khuỷu, thường dụng ... [xem thêm]

Nội soi phế quản

(96)
Định nghĩaNội soi phế quản là gì?Nội soi phế quản là một thủ thuật dùng một cái ống nhỏ, có gắn camera và đèn ở một đầu, đưa vào đường thở của ... [xem thêm]

Mổ hở thoát vị vết mổ

(90)
Tìm hiểu chungMổ hở thoát vị vết mổ là gì?Mọi phẫu thuật bụng đều cần rạch những đường mổ và chúng được khâu lại bằng chỉ. Thỉnh thoảng vết ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp

(26)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

Thay khớp gối toàn phần

(23)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật thay khớp gối toàn phần là gì?Thay khớp gối toàn phần được sử dụng nhằm điều trị viêm khớp nặng.Viêm khớp là một nhóm bệnh ... [xem thêm]

Tạo hình màng nhĩ

(30)
Tìm hiểu chungTạo hình màng nhĩ là gì?Tạo hình màng nhĩ là một phẫu thuật để sửa chữa lại lỗ thủng trên màng nhĩ của bạn. Lỗ thủng này thường là do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN