Điều trị nứt kẽ hậu môn

(4.06) - 36 đánh giá

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách ở niêm mạc hậu môn. Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm đau khi đi tiêu, khi có nhu động ruột và máu đỏ tươi chảy từ hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn là một bệnh rất thường gặp gây đau hậu môn – trực tràng. Hiện nay đã có một số phương pháp điều trị cho tình trạng này. Ban đầu, bác sĩ sẽ điều trị vết nứt bằng thuốc mỡ hoặc độc tố botulinum. Nếu điều trị ban đầu thất bại, bác sĩ sẽ cho bạn phẫu thuật.

Khi bị nứt hậu môn, cơ vòng hậu môn của bạn sẽ co lại do đau, làm tăng áp lực trong lòng hậu môn nên sẽ làm đau càng nặng hơn nữa và vết nứt càng rộng ra. Phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn sẽ tạo ra một đường cắt trên cơ vòng hậu môn, làm cho nó không bị co thắt nữa, từ đó có thời gian để vết nứt được lành.

Nứt kẽ hậu môn là vấn đề phổ biến ở trẻ em dưới một tuổi, và ảnh hưởng đến khoảng 8/10 trẻ sơ sinh. Nguy cơ một người mắc phải nứt hậu môn có xu hướng giảm theo tuổi tác. Nguyên nhân thường gặp ở người lớn bao gồm táo bón và chấn thương ở hậu môn (như sinh nở khó khăn).

Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn?

Khoảng 1 nửa các trường hợp nứt kẽ hậu môn sẽ tự lành khi bạn tự chăm sóc vết thương đúng cách và tránh bị táo bón. Các phương pháp tự điều trị bao gồm sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc mỡ, tiêm độc tố bontulinum, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và uống nhiều nước.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vết rách có thể khó lành do những cử động trong ruột của bạn làm vết rách ngày càng rách rộng ra hơn. Khi đó, bác sĩ sẽ dùng biện pháp phẫu thuật.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn?

Bác sĩ sẽ cắt một phần nhỏ của cơ vòng hậu môn để giảm co thắt, giảm đau và giúp vết nứt mau lành. Phẫu thuật có một số biến chứng như gây đại tiện không tự chủ.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?

Các biến chứng là khi có vấn đề xảy ra trong hoặc sau khi phẫu thuật. Hầu hết mọi người đều không bị biến chứng. Các biến chứng của phẫu thuật nứt hậu môn bao gồm:

  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng thường có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng đôi khi có thể tiến triển thành áp xe hậu môn và cần phải phẫu thuật để dẫn lưu áp xe;
  • Xuất hiện lỗ rò hậu môn: lỗ rò có thể được điều trị bằng phẫu thuật;
  • Tổn thương cơ thắt hậu môn: tổn thương có thể ảnh hưởng đến kiểm soát ruột của bạn và có thể dẫn đến đại tiện không kiểm soát;
  • Tái nứt: hậu môn có thể nứt trở lại sau khi phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn?

Phẫu thuật được gọi là cắt cơ mở thắt trong hậu môn phía bên, có thể được thực hiện sau khi gây tê tại chỗ.

Bác sĩ gây mê hoặc bác sĩ phẫu thuật sẽ giải thích cho bạn cần làm gì để phẫu thuật. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là các loại thuốc chống đông máu.

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn không ăn hay uống rượu, thường trong khoảng sáu giờ trước phẫu thuật. Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê. Bạn không được uống rượu bia 24 giờ trước khi bạn thực hiện gây tê tại chỗ hoặc dùng thuốc an thần.

Quy trình thực hiện phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Có một số các kỹ thuật phẫu thuật khác nhau để điều trị vết nứt hậu môn:

  • Cắt mở cơ thắt trong hậu môn phía bên. Thủ thuật này có tỷ lệ lành bệnh cao nhất và được sử dụng rộng rãi nhất trong việc điều trị các vết nứt hậu môn. Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ tạo một vết cắt nhỏ ở cơ vòng hậu môn bên trong tương ứng chiều dài của khe nứt.
  • Cắt các mô xung quanh vết nứt (Fissurectomy). Trong thủ thuật này phần nứt hậu môn của bạn loại bỏ hoàn toàn, để lại một vết thương hở để lành một cách tự nhiên. Phẫu thuật cắt mô xung quanh vết nứt hậu môn có thể được kết hợp với thủ thuật cắt cơ thắt trong hậu môn phía bên, hoặc kết hợp với các loại thuốc như glyceryl trinitrate hoặc độc botulinum dạng tiêm. Nếu bạn có một lỗ rò hậu môn (một cấu trúc giống như đường nối giữa các vùng da xung quanh hậu môn và trực tràng) thì phẫu thuật này là một sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.
  • Advancement flaps (kỹ thuật đắp niêm mạc). Đắp niêm mạc là một kỹ thuật thay thế các mô bị hỏng trong khe nứt bằng các mô khỏe mạnh. Đây là loại phẫu thuật phức tạp hơn và thường chỉ được sử dụng khi các phẫu thuật khác không thành công.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn?

Bạn sẽ cần phải nghỉ ngơi cho đến khi hết tác dụng của thuốc gây mê và bạn có thể cần dùng một số thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu.

Bạn có thể về nhà khi bạn cảm thấy đã khỏe lại, nhưng thông thường là các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ở lại bệnh viện qua một đêm để theo dõi.

Nếu bạn cần thuốc giảm đau, bạn không nên dùng các loại thuốc giảm đau có chất gây nghiện vì chúng có thể gây táo bón và làm nặng thêm tình trạng của bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi dược sĩ để được tư vấn.

Bạn sẽ cần phải loại bỏ băng vết thương của mình trước khi có nhu động ruột. Cẩn thận rửa và lau khô khu vực sau đó.

Có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn sau ca phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn, thời gian này khác nhau giữa mỗi người, vì vậy bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ phẫu thuật.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đặt ống thông tim tĩnh mạch trung tâm

(37)
Tìm hiểu chungĐặt ống thông (catheter) tĩnh mạch trung tâm là gì?Ống thông tĩnh mạch trung tâm, hay còn gọi là đường truyền trung tâm, là một ống nhỏ, dài, ... [xem thêm]

Tạo hình mũi - vách ngăn mũi

(19)
Tìm hiểu chungVẹo vách ngăn mũi là gì?Vách ngăn mũi là phần sụn và xương bên trong mũi, giúp chia đôi lỗ mũi của bạn. Vách ngăn thường thẳng nhưng cũng có ... [xem thêm]

Ghép thận

(47)
Tìm hiểu chungGhép thận là gì?Ghép thận là phẫu thuật chuyển thận của người hiến cho người nhận. Người hiến là người có thận khỏe mạnh và tự ... [xem thêm]

Nội soi khớp khuỷu

(25)
Tìm hiểu chungNội soi khớp khuỷu là gì?Nội soi khớp là thủ thuật đưa một camera có đèn vào bên trong khớp để quan sát bên trong khớp khuỷu, thường dụng ... [xem thêm]

Thoát vị rốn ở trẻ

(16)
Định nghĩaPhẫu thuật thoát vị rốn là gì?Phẫu thuật thoát vị rốn là một loại phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối thoát vị quá lớn hoặc gây đau cho ... [xem thêm]

Giải ép dây thần kinh trụ

(83)
Tìm hiểu chungGiải ép dây thần kinh trụ là gì?Giải ép dây thần kinh trụ là một loại phẫu thuật nhằm điều trị chứng chèn ép dây thần kinh trụ. Dây thần ... [xem thêm]

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch

(24)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật giãn tĩnh mạch là gì?Phẫu thuật giãn tĩnh mạch là loại phẫu thuật nhằm điều trị những tĩnh mạch bị giãn gây khó chịu cho ... [xem thêm]

Cắt tuyến giáp điều trị bướu cổ

(53)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là gì?Phẫu thuật cắt tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là phẫu thuật cắt bỏ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN