Dấu hiệu cho thấy bạn không dung nạp gluten

(3.54) - 65 đánh giá

Bạn có thuộc nhóm những người không dung nạp gluten không? Hãy tham khảo những dấu hiệu không dung nạp gluten để có chế độ ăn phù hợp hơn nhé!

“Không dung nạp gluten” dường như đã trở thành một trào lưu. Ở một số quốc gia, các sản phẩm không chứa gluten chất ngập tràn trên các kệ hàng siêu thị và ngày càng nhiều người tiêu dùng đánh đồng gluten là một loại protein xấu.

Đúng là gluten gây khó chịu cho những người không dung nạp lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Bài viết dưới đây chỉ ra 15 dấu hiệu không dung nạp gluten thường gặp nhất.

Hãy đảm bảo là bạn đọc hết từ đầu tới cuối bài viết này. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi tất cả những sự phiền hà, khó chịu tưởng như không liên quan mà cuối cùng đều được quy về một nguyên nhân: gluten. Loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn, và thực sự sống một cuộc đời tươi đẹp hơn. Hãy an tâm vì sẽ luôn có nguồn thực phẩm vô tận không chứa gluten.

1. Đầy hơi và đau bụng

Đầy hơi và đau bụng là dấu hiệu phổ biến nhất ở những người không dung nạp gluten. Có tới 83% những người không dung nạp gluten cho biết họ bị khó chịu ở bụng.

Điều này cũng hợp lý vì người không dung nạp gluten khi dùng thực phẩm có gluten sẽ bị viêm đường tiêu hóa.

2. Cân nặng giảm không rõ lý do

Tình trạng không dung nạp gluten khiến cho cơ th hấp thụ chất dinh dưỡng kém. Vì vậy, dù bạn có ăn uống đầy đủ thì cơ thể cũng không nhận được năng lượng cần thiết, khiến cơ thể phải đốt cháy chất béo trong cơ thể, dn ti st cân.

3. Buồn nôn, ói mửa

Chứng viêm gây ra khi gluten hiện diện trong dạ dày có thể dẫn đến buồn nôn, thậm chí nôn mửa ở những người có dạ dày nhạy cảm.

Nếu bạn cảm thấy thường xuyên buồn nôn, nhất là ngay sau khi ăn, và gặp tình trạng này nhiều hơn sau khi ăn xong một bữa giàu gluten thì nhiều khả năng là bạn không dung nạp dược gluten.

4. Nghẹt mũi

Chúng ta thường nghĩ tình trạng nghẹt mũi là do có quá nhiều chất nhầy trong khoang mũi, nhưng thực ra mũi nghẹt do các mô nhạy cảm bị sưng và viêm.

Nếu bạn hay bị nghẹt mũi liền sau lúc ăn, rất có thể là vì bạn không dung nạp gluten trong thực phẩm.

5. Mệt mỏi

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu không dung nạp gluten. Cơ thể phải hướng nguồn lực vào quá trình tiêu hóa để đối phó với tình trạng viêm do ăn phải các sản phẩm có nguồn gốc lúa mì.

Tình trạng này cũng có khuynh hướng gây thiếu máu do thiếu sắt, khiến cơ thể hoạt động chậm chạp hơn so vi bình thường.

6. Trầm cảm, lo âu

Dù người ta vẫn chưa tìm ra được nguyên do chính xác nhưng những người không dung nạp gluten thường cảm thấy lo âu. Một số nghiên cứu cho thấy dư thừa gluten làm giảm serotonin, dần dẫn đến tâm trạng kém.

Có đến 40% những người không dung nạp gluten báo rằng họ thường xuyên b trầm cảm, lo âu.

7. Đau nửa đầu

Bằng chứng cho thấy không dung nạp gluten gây ra chứng đau nửa đầu vẫn còn hạn chế, nhưng các nghiên cứu cho thấy việc áp dụng chế độ ăn không gluten có thể giúp ích cho những người mắc chứng đau nửa đầu.

Nếu bạn hay bị đau nửa đầu và nhận thấy những cơn đau ngày càng hoành hành trong thời gian gần đây, hãy xem liệu bạn có thêm thc phm nào giàu gluten vào chế độ ăn của mình không.

8. Hay nhầm lẫn

Hay nhầm lẫn cũng là dấu hiệu không dung nạp gluten. 40% những người không dung nạp gluten từng trải qua triệu chứng “sương mù não”. Triệu chứng này dường như là phản ứng của cơ thể với các kháng thể nhất định có trong gluten, khiến người ta hay quên, dễ nhầm lẫn, khó tập trung suy nghĩ.

9. Tê

Một dấu hiệu không dung nạp gluten khá rõ ràng nữa là tình trạng tê hay ngứa ran cánh tay và chân. Đây cũng được cho là kết quả của việc cơ thể không dung nạp được gluten nên sản sinh ra kháng thể để thích ứng. Nếu bạn bị tê khắp tứ chi thì đừng bỏ lơ dấu hiệu này.

Không dung nạp gluten là một trong những nguyên nhân khả dĩ, nhưng vì tê tứ chi cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường nên tốt nhất là bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

10. Đau khớp hoặc cơ

Những cơn đau lan rộng, đặc biệt là ở khớp hoặc cơ là dấu hiệu cho thấy cơ thể không dung nạp gluten. Chính vì cơ thể không có khả năng dung nạp gluten nên phát sinh viêm ở một số vùng trong cơ thể gây đau nhức.

Người ta còn nghĩ đến một nguyên nhân khác thuộc về yếu tố di truyền, đó là những người không dung nạp gluten thừa hưởng hệ thống thần kinh quá nhạy cảm, dễ bị kích thích.

11. Phân có mùi bất thường

Nhắc đến phân, nhiều người sẽ không mấy dễ chịu, nhưng thực sự là phân cung cấp nhiều thông tin hữu ích để các bác sĩ lâm sàng chẩn đoán sức khỏe của một người. Bất kỳ thay đổi nào trong nhu động ruột cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.

Những người không dung nạp gluten không kiểm soát nhiều khi có phân màu nhợt nhạt, đặc biệt là có mùi hôi vì hấp thu dinh dưỡng kém.

Tiêu chảy và táo bón cũng có thể là dấu hiệu không dung nạp gluten.

12. Vấn đề về da

Không nhất thiết tất cả những người không dung nạp gluten đều phải có triệu chứng là đường ruột bị suy yếu. Việc cơ thể không dung nạp gluten có thể được biểu hiện qua tình trạng da.

Viêm da phồng rộp herpetiformis (Dermatitis herpetiformis-DA) là dấu hiệu không dung nạp gluten phổ biến nhất. Ngoài ra, người ta đã chứng minh rằng các vấn đề về da khác như vẩy nến, rụng tóc, nổi mề đay mãn tính được cải thiện rất nhiều với chế độ ăn không có gluten, mở ra nghi vấn về mối liên hệ giữa các bệnh này với chứng không dung nạp gluten.

13. Thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt có vô vàn biểu hiện: mệt mỏi, uể oải, khó thở, chóng mặt, da nhợt nhạt, đau đầu và yếu ớt. Việc cơ thể không dung nạp gluten khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột già kém đi, dẫn đến thiếu máu. Nói cách khác, các bác sĩ cũng cho rằng thiếu máu là một dấu hiệu không dung nạp gluten.

14. Các vấn đề răng miệng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa không dung nạp gluten và tình trạng loét miệng tái phát. Những người không dung nạp gluten cũng có xu hướng dễ bị mảng bám răng, sâu răng hay gãy răng.

Lý do tiêu hóa kém dẫn đến hấp thụ dinh dưỡng kém, gây ra thiếu hụt canxi. Mà chúng ta đều biết canxi rất quan trọng đối với sức khỏe xương và răng nói chung.

15. Khả năng miễn dịch thấp

IgA là loại kháng thể thuộc tuyến đầu mỗi khi cơ thể đối mặt với vi trùng xâm nhập. IgA chủ yếu được tìm thấy trong nước bọt, nước mắt và đường tiêu hóa.

Không dung nạp gluten làm giảm mức độ IgA trong cơ thể, khiến bạn dễ bị tổn thương hơn trước bất kỳ tác nhân xấu nào.

Hãy đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nghi ngờ mình không dung nạp gluten. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thiếu máu và để chắc chắn bạn không bị tình trạng bệnh celiac nặng hơn (celiac là tên gọi của căn bnh không dung nạp gluten, liên quan đến rối loạn tự miễn dịch lâu dài). Bác sĩ cũng sẽ đưa ra những cách tốt nhất và an toàn nhất để thử nghiệm chế độ ăn kiêng của bạn, vì thay đổi đột ngột có thể gây ra các triệu chứng làm nhiễu kết quả.

Bạn có thể tham khảo: “Bệnh Celiac (không dung nạp gluten) là gì?”

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dưỡng tóc bằng dầu ô liu có thật sự mang lại hiệu quả không?

(45)
Từ hàng nghìn năm nay, dầu ô liu đã được sử dụng trong ẩm thực và trong các phương pháp trị liệu tại nhà. Một số người cho rằng dưỡng tóc bằng dầu ... [xem thêm]

Mách bạn 4 cách cho con bú sữa mẹ tốt nhất

(25)
Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển của bé. Bạn có thể tham khảo 4 cách cho bé bú sữa mẹ hiệu quả để con được cung cấp nguồn sữa tốt ... [xem thêm]

Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?

(73)
Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của thai phụ vì chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, có loại trái cây rất ... [xem thêm]

Bất ngờ với 10 lợi ích cho sức khỏe từ trà xanh matcha

(14)
Từ lâu trà xanh matcha từ Nhật Bản đã phổ biến ở Việt Nam và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bảo vệ cơ thể và làm bạn khỏe hơn mỗi ngày. ... [xem thêm]

Bất ngờ với mối quan hệ giữa dinh dưỡng và HIV/AIDS

(50)
Chế độ dinh dưỡng và HIV/AIDS có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh kiểm soát ... [xem thêm]

Nói lời xin lỗi: 7 bước để có một lời xin lỗi chân thành

(74)
Không phải tất cả lời xin lỗi nói ra đều được mọi người tha thứ, mà phụ thuộc vào việc bạn đã nói lời xin lỗi một cách chân thành hay chưa. Để có ... [xem thêm]

Đau nhũ hoa: Biết nguyên nhân để yên tâm!

(48)
Đau nhũ hoa là hiện tượng gì? Đau nhũ hoa trước kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều chị em quan tâm đến sức khỏe phụ nữ. Đây là ... [xem thêm]

Đi tìm lời giải cho việc trị sỏi thận bằng quả dứa

(52)
Có rất nhiều cách trị sỏi thận, trong đó phương pháp trị sỏi thận bằng quả dứa được nhiều người áp dụng vì các đặc tính tuyệt vời loại trái cây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN