Chăm sóc vết thương như thế nào để ngừa sẹo?

(3.98) - 85 đánh giá

Nếu bạn đang lo ngại da sẽ bị sẹo do những vết cắt, vết trầy xước, vết khâu, vết thương phẫu thuật nhỏ hay thậm chí là sẹo mụn trứng cá, cách tốt nhất để ngăn chặn những “tàn tích” khó coi trên da là chăm sóc tốt cho vết thương.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương đúng cách để chúng không để lại vết sẹo xấu xí trên da của bạn.

Bạn nên làm gì trong quá trình chăm sóc vết thương để tránh để lại sẹo?

Rửa sạch vết thương

Đầu tiên, bạn hãy làm dịu và làm sạch vết thương bằng nước sạch. Sau đó, bạn khử trùng một chiếc nhíp bằng cồn, dùng nhíp để gắp bỏ mảnh vụn hay dị vật trên vết thương, rửa nhẹ nhàng xung quanh bằng xà phòng và lau khô bằng khăn sạch. Bạn không nên sử dụng các chất gây kích ứng như: xà phòng dạng cục có bề mặt thô ráp, hydrogen peroxide (ô-xy già), iốt, và rượu làm sạch vết thương. Nếu bạn sử dụng ô-xy già hoặc cồn để làm sạch vết thương có thể gây tổn hại cho các mô và làm cho da lâu lành

Hãy băng vết thương

Việc băng bó có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn hoặc một số chất kích ứng khác. Việc này cũng giúp giữ ẩm cho vết thương trong những ngày đầu mới bị thương, giúp vết thương mau lành hơn. Điều này đặc biệt hữu ích cho những vết thương lớn và các vết trầy xước. Việc băng bó chỗ bị thương với kháng sinh dạng thuốc mỡ sẽ làm giảm khả năng để lại sẹo và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Đừng bao giờ bóc mài vết thương

Ngay khi bạn bị thương, bị trầy xước hoặc sau khi nặn mụn thì cơ thể bạn sẽ bắt đầu quá trình làm lành chúng. Tế bào bạch cầu chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Trong khi đó, tế bào hồng cầu, fibrin và tiểu cầu kết hợp lại tạo thành cục máu đông trên vết thương. Bạn sẽ nhận thấy xung quanh vết thương bắt đầu hình thành một lớp mài. Nếu ngứa tay bóc lớp mài này đi, bạn không chỉ mở lại miệng vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mà còn góp phần tạo ra những vết sẹo lớn hơn sau này.

Các sản phẩm và phương pháp nào giúp hỗ trợ tình trạng sẹo của bạn?

Trong một vài trường hợp vết thương không được xử lý đúng cách, bạn sẽ có nguy cơ bị sẹo. Khi chẳng may vết thương vẫn để lại những “tàn tích” xấu xí, thì có rất nhiều phương pháp và sản phẩm có thể giúp bạn làm mờ chúng. Dưới đây là một số sản phẩm và phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị sẹo.

Kem chống nắng

Việc ngăn ánh nắng mặt trời tiếp xúc với sẹo là vô cùng quan trọng để làm mờ và ngăn chúng ngày càng sậm màu hơn. Bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý, chứa kẽm và titan dioxit, những thành phần này có tác dụng chống lại tia UVA và UVB. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) lớn hơn hoặc bằng 30. Kem chống nắng nên được thoa nhẹ nhàng, thường xuyên lên vùng da tổn thương để hạn chế những tác dụng không mong muốn do ánh nắng mặt trời.

Tấm dán silicon

Đặt một miếng dán silicon vào vết sẹo mỗi ngày có thể làm mờ sẹo và ngăn ngừa sẹo lồi hình thành. Các miếng dán silicon này có sẵn tại các hiệu thuốc và thường được các bác sĩ da liễu khuyên dùng. Miếng dán silicon nên được sử dụng trong thời gian ít nhất 3 tháng để có kết quả tốt nhất.

Kem che khuyết điểm

Đây có thể là cách tốt tạm thời để làm mờ sẹo. Bạn hãy chọn loại kem có màu phù hợp để che đậy màu sắc của vết sẹo. Nếu vết sẹo có màu nâu, bạn hãy thử kem che khuyết điểm màu vàng. Nếu vết sẹo có màu nhạt hơn màu da, bạn hãy chọn kem che khuyết điểm phù hợp với màu da của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng kem che khuyết điểm loại không thấm nước.

Kem tẩy trắng

Loại kem này có thể giúp làm mờ dần một số vết sẹo đen hay còn gọi là vết tăng sắc tố. Tuy nhiên, một số vết tăng sắc tố là vĩnh viễn. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về việc sử dụng loại kem này.

Collagen hoặc chất béo

Tiêm các chất làm đầy như collagen hoặc chất béo ngay lập tức có thể làm đầy các vết sẹo lõm. Tuy nhiên, việc điều trị này không có tác dụng vĩnh viễn và cần phải được tiêm lặp đi lặp lại.

Tiêm steroid

Đây là cách có thể giúp làm phẳng dần sẹo lồi nhưng bạn cần phải điều trị lâu dài.

Microdermabrasion

Microdermabrasion còn được gọi là kỹ thuật siêu mài mòn da. Quy trình này sử dụng thiết bị đặc biệt để loại bỏ bề mặt của da, giúp ngăn ngừa các vết sẹo lớn lên. Microdermabrasion có thể giúp làm lành sẹo từ bên ngoài.

Sử dụng tia laser để tái tạo bề mặt da

Điều này có thể được thực hiện theo hai cách: bề mặt da được loại bỏ bằng laser xâm lấn hoặc laser không xâm lấn để tác động trên các collagen dưới da mà không ảnh hưởng tới các lớp trên của da.

Phẫu thuật

Bạn không thể xóa một vết sẹo hoàn toàn bằng phẫu thuật nhưng bạn có thể thay đổi kích thước, độ sâu hoặc màu sắc của nó. Phẫu thuật không dành cho những vết sẹo phì đại hay sẹo lồi vì nó có thể làm cho chúng trở nên tồi tệ hơn.

Những vết sẹo xấu xí mà các vết thương hay mụn để lại là sẽ gây mất thẩm mỹ. Hãy chăm sóc vết thương đúng cách cũng như sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng sẹo của mình nhé!

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Bật mí về thành phần các loại kem trị sẹo
  • “Ủi phẳng” sẹo lồi – liệu có dễ?
  • Cách trị sẹo mụn và da bị tổn thương

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các loại thực phẩm người bệnh sốt rét nên ăn

(72)
Sốt rét không còn là căn bệnh quá xa lạ. Nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đồng thời gây ra các triệu chứng như sốt, nhức đầu, tiêu chảy, nôn… Vậy, ... [xem thêm]

7 cách tự nhiên giúp bạn cải thiện da mặt chảy xệ

(10)
Da mặt chảy xệ không chỉ là dấu hiệu của tuổi tác mà còn là hậu quả của một số thói quen hàng ngày như ăn đồ ngọt, ngủ ít, lười chăm sóc da… Làm ... [xem thêm]

6 bí quyết khích lệ chàng ăn mặc đẹp hơn khi hẹn hò

(14)
Nam giới thường không quá quan tâm tới thời trang nên đôi khi có thể có một phong cách ăn mặc không hợp ý bạn gái lắm. Đây là lúc bạn cần tìm cách khéo ... [xem thêm]

10 nơi giúp con trải nghiệm tiêu tiền hiệu quả

(57)
Nhiều bố mẹ nghĩ cần phải dạy cho con biết tiêu tiền hiệu quả nhưng không biết làm sao để dạy trẻ và hướng dẫn con sử dụng tiền ở đâu là hợp lý. ... [xem thêm]

20 tuần

(43)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Khi bé nằm ngửa, bé sẽ nâng đầu và vai lên giống như khi bạn vươn tay kéo bé lên. Vào tuần cuối cùng của ... [xem thêm]

Những điều cần biết trước khi cho bé uống sữa bò tươi

(58)
Dị ứng sữa bò là gì?Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng mẫn cảm phổ biến nhất ở trẻ em, bởi sữa bò có chứa protein lạ đầu tiên mà ... [xem thêm]

Bật mí 2 công thức làm nước ép lô hội thơm ngon dễ làm

(57)
Nước ép lô hội được lấy từ lá của cây lô hội hay còn gọi bằng cái tên khác là nha đam. Ngoài công dụng chữa cháy nắng, nước ép lô hội còn rất có ... [xem thêm]

Bạn có biết bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra?

(75)
Nếu bạn bị dị ứng và bệnh suyễn, có những phương pháp điều trị có thể để giải quyết cả hai. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về kết nối giữa dị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN