Bệnh lậu kiêng ăn gì và nên ăn gì?

(4.26) - 13 đánh giá

Cách điều trị bệnh lậu hiện nay hoàn toàn là s dng thuốc kháng sinh. Nếu tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người bệnh lậu kiêng ăn gì và nên ăn gì để việc điều trị hiệu quả hơn?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mỗi năm có khoảng gần 80 triệu ca mắc bệnh lậu và có khoảng gần 8 triệu ca tử vong do bệnh lậu gây ra, trong đó nước ta thuộc top 20 quốc gia có số lượng người mắc và tử vong vì bệnh lậu nhiều nhất.

Thực phẩm hỗ trợ cho người bị lậu

Thực phẩm đóng vai trò nhất định trong việc điều trị bệnh lậu. Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh hỗ trợ chống lại các vi khuẩn lậu.

Thức ăn thanh đạm

Đối với bất k bệnh nào, khi ở giai đoạn đầu, người bệnh cũng nên lựa chọn những món ăn thanh đạm, lành tính với cơ thể. Bệnh lậu cũng không ngoại lệ.

Các món ăn như cháo, mì sợi, đậu xanh và hoa quả là sự lựa chọn hàng đầu cho người bệnh. Ngoài ra, cũng cần bố sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như bí xanh, rau ngót, cải xanh… và trái cây giúp thanh nhiệt như lê, táo, dâu, nho…

Thực phẩm giàu protein

Protein là một hợp chất hữu cơ được tạo thành từ các acid amin. Chúng là nguồn quan trọng giúp hỗ trợ cơ thể tăng trưởng, phát triển và phục hồi toàn diện.

Các thực phẩm giàu protein như sữa, đậu nành, ngũ cốc, trứng, thịt nạc… giúp người bệnh tăng sức đề kháng và tốt cho hệ miễn dịch.

Uống nhiều nước

Nước rất quan trọng cho người bị bệnh lậu vì khi bị vi khuẩn lậu cầu xâm nhập, người bệnh sẽ có dấu hiệu tiểu rát, tiểu khó, tiểu buốt và tiểu nhiều lần. Ngoài ra, nước còn giúp thanh lọc và giải nhiệt cho cơ thể.

Người bị bệnh lậu kiêng ăn gì?

Cùng với những thực phẩm nên ăn khi bị lậu, cũng có các loại thực phẩm mà người bệnh cần tránh để đảm bảo duy trì sức khỏe cũng như việc điều trị có hiệu quả hơn.

Thực phẩm cay nóng

Những loại thực phẩm cay nóng góp phần vào sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn. Chúng không những làm giảm tác dụng của thuốc điều trị mà còn khiến cầu khuẩn lậu hoạt động mạnh mẽ hơn.

Đặc biệt là đối với người bị lậu ở miệng, nếu không kiêng thực phẩm cay nóng trong thời gian điều trị sẽ khiến vết sưng, loét nặng thêm và lâu khỏi, gây đau đớn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Những thực phẩm cay nóng mà người bị bệnh lậu nên kiêng bao gồm:

  • Gia vị cay, thực phẩm có tính kích thích cao như hạt tiêu, hành tây, ớt, nước chè đặc…
  • Thực phẩm có tính nóng như thịt dê, rau mùi, rau răm, thịt chó…

Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Bệnh nhân mắc bệnh lậu cần tránh xa các loại thực phẩm chiên, rán và đồ ngọt vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu phát triển và sinh sôi. Thậm chí, những thực phẩm này còn kích thích các vết loét trên cơ thể bệnh nhân, khiến bệnh lậu trở nên trầm trọng và khó điều trị.

Rượu bia

Thủ phạm lớn nhất trong việc làm giảm sức đề kháng của người bệnh chính là rượu và bia. Chúng có tính kích thích mạnh, khiến cho bệnh lậu khó kiểm soát.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học gần đây nhận thấy rằng rượu, bia làm giảm đáng kể số lượng tế bào hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương. Các tế bào này chuyên dọn sạch vi khuẩn và mảnh vỡ ở vết thương. Rượu, bia cũng làm giảm đi đáng kể lượng protein trong cơ thể người bệnh.

Kiểm soát bệnh lậu để bệnh không tái phát

Quan hệ tình dục an toàn là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng lậu.

Cách quan hệ tình dục an toàn:

  • Luôn sử dụng bao cao su trong sut quá trình quan hệ
  • Hạn chế số lượng bạn tình
  • Tránh quan hệ tình dục với người bị nhiễm lậu cho đến khi họ được chữa khỏi hoàn toàn
  • Kiểm tra bệnh lây truyền qua đường tình dục thường xuyên.
  • Nói chuyện với bạn tình và yêu cầu họ kiểm tra xét nghiệm bệnh lậu trước khi quan hệ.
  • Không sử dụng chung đồ chơi tình dục, phải luôn rửa sạch và đeo bao cao su khi dùng đồ chơi tình dục.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh lậu có dễ tái phát không? Cách phòng tránh bệnh lậu

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách mẹ cách giúp con “đuổi” mụn trứng cá tuổi teen

(98)
Bước vào tuổi dậy thì, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến da của con bạn xuất hiện mụn. Khi đó, nếu bố mẹ không hướng dẫn trẻ chăm sóc đúng cách ... [xem thêm]

2 phương pháp cho bé ăn dặm dễ dàng

(42)
Ăn dặm là giai đoạn phát triển mới của bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi tập cho bé ăn dặm, từ cách bắt đầu, cách cho con ăn đến dụng cụ ăn dặm cho ... [xem thêm]

Ăn khi bụng đói có thể khiến bạn tiêu thụ gấp đôi thực phẩm có hại!

(40)
Một chiếc bụng đói cồn cào có thể khiến bạn hoa mắt mỗi khi nhìn thấy thức ăn và dễ dàng dung nạp bất cứ thứ gì có thể lấp đầy bụng, đặc biệt ... [xem thêm]

Bạn có nên cho bé niềng răng hay không?

(92)
Nếu răng của con bạn không đều hoặc hàm bị lệch, có lẽ bé cần phải đi khám nha sĩ để được tư vấn niềng răng.Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa ... [xem thêm]

Giải thích lý do mẹ bầu đau bụng dưới trong từng giai đoạn thai kỳ

(70)
Mẹ bầu khi mang thai thường phải trải qua rất nhiều các triệu chứng, tình trạng khó chịu: thay đổi nội tiết tố khiến da sạm đen, xuất hiện nhiều mụn ... [xem thêm]

Đừng chủ quan nếu thiếu vitamin C, vì có thể bạn đang bị bệnh scurvy

(20)
Thiếu vitamin C dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn bạn tưởng. Thực tế là người ta có khả năng bị một căn bệnh với hàng loạt triệu chứng nghiêm ... [xem thêm]

Trẻ mọc răng hàm: Dấu hiệu và cách giảm nhẹ triệu chứng

(88)
Giai đoạn trẻ mọc răng hàm thường diễn ra khi bé được 2 tuổi hoặc giữa 23 đến 33 tháng. Tình trạng này có thể gây đau nhức, khó chịu và sốt nhẹ. Mọc ... [xem thêm]

Bà bầu bị phù chân: Nguyên nhân đằng sau là gì?

(74)
Bà bầu bị phù chân là điều bình thường và không có gì đáng lo, tuy nhiên, nếu bị phù chân khi mang thai nặng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN