Tại sao bạn chạy bộ mà vẫn không giảm cân?

(3.59) - 12 đánh giá

Không phải cứ chạy bộ là sẽ giảm cân, nếu bạn chạy không đúng cách thì vóc dáng sẽ vẫn như cũ. Hãy cùng tìm hiểu ngay để tránh phạm phải những sai lầm khiến bạn mất công sức chạy bộ mà vẫn không giảm cân được nhé!

Tác dụng của chạy bộ cùng những bài tập cardio khác trong việc giảm cân không có gì phải nghi ngờ cả. Tuy nhiên, chạy bộ giảm cân hay chạy bộ để giảm mỡ bụng chưa bao giờ là quá trình dễ dàng. Thậm chí khi bạn đã đổ rất nhiều mồ hôi và sức lực, cân nặng của bạn có thể vẫn không có sự cải thiện.

Lý giải cho chuyện này, có thể là bạn đang mắc phải 4 sai lầm sau đây khiến cho hiệu quả tập luyện giảm sút, dù đã tích cực chạy bộ mà vẫn không giảm cân được.

1. Các buổi tập chạy bộ của bạn luôn giống nhau

Cơ thể của chúng ta là một cỗ máy rất thông minh và nhanh nhạy. Nếu thực hiện lặp lại một hành động trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ tự thay đổi và thích ứng giúp bạn thực hiện hành động đó ngày càng dễ dàng, tốn ít công sức hơn.

Trong trường hợp chạy bộ giảm cân cũng vậy, nếu như bạn cứ mãi chạy bộ ở cùng một tốc độ, cùng khoảng thời gian thì hiệu quả tập luyện của bạn có thể sẽ không tăng mà ngược lại còn giảm xuống (dù cho bạn vẫn chạy bộ đều đặn và đổ nhiều mồ hôi). Nguyên nhân là do cơ chế chuyển hóa của cơ thể bạn sẽ học cách quen dần với nhịp điệu đó, đồng thời ngày càng tiêu thụ ít calo hơn.

Đây cũng chính là lý do tại sao việc tập chạy bền chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn đối với kế hoạch giảm cân. Quá trình tập cardio với nhịp độ đều đặn, ví dụ như dùng máy chạy bộ 45 phút mỗi ngày, sẽ có hiệu quả giảm cân nhưng chỉ trong khoảng thời gian ban đầu mà thôi. Để có thể tăng cường hiệu quả giảm cân, bạn nên đa dạng hóa các bài tập chạy của mình như chạy bền, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông hay chạy nước rút.

2. Bạn chạy lâu hơn nhưng lại không nhanh hơn

Một điều cực kỳ quan trọng quyết định hiệu quả của tất cả các dạng bài tập chính là cường độ tập luyện. Thông thường, người tập sẽ có xu hướng lựa chọn tốc độ họ có thể duy trì trong thời gian dài. Giả sử nếu bạn muốn chạy bộ giảm cân bằng các loại máy chạy bộ và đang luyện tập ở mức 4/10 mỗi ngày, vậy hiệu quả tập luyện sẽ thay đổi như thế nào nếu bạn tập lên mức 7/10 hay 8/10 trong thời gian ngắn hơn?

Nghiên cứu của trường Đại học Western Ontario (Canada) đã thử so sánh hiệu quả giữa các bài tập cường độ cao trong thời gian ngắn và các bài tập cường độ thấp trong thời gian dài. Kết quả đã cho thấy một điều đáng ngạc nhiên, nhóm chạy nước rút dù thời gian tập luyện rất ngắn nhưng lại đốt cháy được lượng mỡ thừa gấp đôi so với nhóm còn lại.

Nguyên nhân là do cơ thể của bạn cần phải bổ sung lượng ATP (năng lượng đã tiêu hao), chuyển hóa axit lactic thành đường và phục hồi mức hormone trong máu sau khi tập với cường độ cao. Do đó, bạn hãy cố gắng nâng cao hiệu quả giảm cân, đồng thời tiết kiệm thời gian luyện tập bằng cách tăng cường độ chạy bộ hoặc học cách chạy trên máy tập đạt kết quả tốt nhất nhé.

3. Bạn chỉ tập trung vào mức calo được đốt cháy

Bộ phận theo dõi lượng calo đốt cháy có sẵn trong các máy tập cardio hoặc tập chạy thông thường sẽ báo cho bạn biết bạn đã tiêu hao bao nhiêu calo. Sai lầm khi giảm cân này không phải là chuyện bạn tập luyện thế nào, mà vấn đề nằm ở chỗ bạn nghĩ việc tập luyện có thể đốt cháy bao nhiêu calo. Những con số trên máy theo dõi thường khiến bạn nhầm lẫn và cho rằng cơ thể đã tiêu hao được nhiều calo rồi dừng lại ngay sau khi cảm thấy đã đạt mức yêu cầu.

Trên thực tế, tất cả các hoạt động thường ngày của bạn, như ăn uống, ngủ, đứng, suy nghĩ đều tiêu tốn một lượng calo khá lớn. Số lượng calo hiện trên máy tập quả thật không đáng kể so với năng lượng bạn đã dùng để duy trì hoạt động của các chức năng thông thường trong cơ thể. Và máy tập thì không thể nào đo lường được lượng calo bạn đã tiêu hao sẵn trước đó, hoặc thống kê chính xác lượng calo mà các cơ quan trong cơ thể đang tiêu thụ.

Tuy nhiên, việc bạn tập luyện thế nào sẽ tác động đến lượng calo cơ thể đốt cháy những lúc bạn không tập. Chạy bộ thông thường sẽ đốt cháy calo, nhưng chạy nước rút hoặc nâng tạ sẽ tạo nhiều cơ hơn. Không cần đến cơ bắp cuồn cuộn như lực sĩ, chỉ cần cơ nhiều hơn thì các hoạt động chức năng thường ngày cũng sẽ đốt cháy nhiều calo hơn.

Do đó, bạn không cần phải quá quan tâm đến chuyện bao nhiêu calo sẽ được đốt cháy mà hãy tập trung vào tăng cường múi cơ với các bài tập chạy cường độ cao nhé. Nhưng dù thế nào, chuyện sức khỏe và an toàn bản thân vẫn nên được ưu tiên hàng đầu, bạn hãy tập luyện đúng cách và cẩn thận để không bị những chấn thương thường gặp khi chạy bộ.

4. Bạn không thử tập thêm các dạng cardio khác

Nếu bạn đã biết sự chuyển động của nhóm cơ đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với hiệu quả giảm cân, có lẽ bạn cũng nên nhận thức được việc tập một số bài tập chạy bộ nhất định sẽ không mang lại cho bạn nhiều ích lợi.

Cũng tương tự với việc bạn có những buổi tập giống nhau, quá trình chạy bộ lặp lại sẽ chỉ có thể đốt cháy mỡ thừa ở các nhóm cơ nhất định như đùi, hông, chân. Và nếu chỉ tập như vậy thôi thì việc bạn tích cực chạy bộ mà vẫn không giảm cân là điều rất dễ hiểu. Thay vào đó, bên cạnh chạy bộ, bạn nên tập thêm các dạng bài cardio khác để có thể khiến các nhóm cơ trên toàn bộ cơ thể hoạt động.

Theo một nghiên cứu đã đăng trên tạp chí Strength and Conditioning Research, các bài tập nghiêng về rèn luyện sức bền như chạy hoặc đi bộ (trong thời gian dài với cường độ thấp) sẽ không có tác dụng hỗ trợ phát triển cơ. Điều này không có nghĩa là chạy bộ không có tác dụng mà ngược lại, chạy bộ rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn chạy bộ giảm cân, hãy áp dụng thêm các bài tập cardio cường độ cao (như đạp xe đạp, bật nhảy cao) để thúc đẩy quá trình nhanh và hiệu quả hơn.

Để không phải tốn nhiều thời gian và công sức chạy bộ mà vẫn không giảm cân, bạn nên đa dạng hóa các hoạt động chạy bộ, tăng cường cường độ tập luyện cũng như kết hợp thêm những dạng bài cardio mới nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 sai lầm khi sử dụng lò vi sóng mà bạn không hề biết

(13)
Bạn thường giữ nguyên công suất, hiếm khi vệ sinh hay đặt đồ vật trên lò vi sóng? Đây có thể là những sai lầm khi sử dụng lò vi sóng khiến bạn vô tình ... [xem thêm]

Hiểu đúng về quấy rối tình dục

(53)
Ở Việt Nam, tuy vẫn chưa có con số cụ thể thống kê về vấn đề quấy rối tình dục, nhưng qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các nguồn tin ... [xem thêm]

Thu hồi vắc xin và những vấn đề liên quan

(82)
Tên gốc: vắc xin 6 trong 1 (biến độc tố bạch hầu, biến độc tố uốn ván, 3 kháng nguyên ho gà tinh chế, HBsAg, polysaccharide vỏ PRP của Haemophilus influenzae loại ... [xem thêm]

Bật mí 7 lợi ích củ cải đường mang lại giúp cho cơ thể khỏe mạnh

(22)
Củ cải đường luôn nằm trong danh sách các loại thực phẩm nên dùng nhất. Củ cải đường không chỉ có hương vị ngọt ngào mà còn chứa rất nhiều chất ... [xem thêm]

Vẹo cột sống ở trẻ em và nguyên nhân gây đau lưng ở trẻ

(68)
Trẻ nhỏ có thể bị đau lưng do các nguyên nhân như cong vẹo cột sống ở trẻ em bẩm sinh, nhiễm trùng, các vấn đề về đĩa đệm, khối u tủy xương, béo ... [xem thêm]

Tác hại khôn lường của việc hút thuốc lá đối với làn da

(72)
Làn da lão hóa, nhăn nheo, màu da không đều màu và hình thành mụn trứng cá là những tác hại phổ biến từ việc hút thuốc lá khiến làn da của bạn phải ... [xem thêm]

Cách dùng dây tập gym giúp bạn nâng cao hiệu quả

(56)
Dây tập gym là trợ thủ đắc lực trong phòng tập giúp bạn có thể nâng cao hiệu quả của các bài tập mình thường thực hiện. Nếu bạn muốn vòng ba thêm ... [xem thêm]

5 tác nhân gây suyễn mà bạn không ngờ tới

(16)
Hen suyễn là căn bệnh có thể làm cho bất cứ bệnh nhân nào cũng cảm thấy mệt mỏi. Điều này có thể bị gây ra bởi 5 tác nhân mà bạn không ngờ tới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN