Đừng chườm nóng vùng bụng sau sinh

(4.13) - 30 đánh giá

Hôm qua, đang trực thì được báo có 1 ca chảy máu nhiều sau sinh.

Bệnh nhân, sau sinh mổ 3 tuần, vào viện với máu chảy ướt đẫm miếng tã lớn. Khám thấy tử cung mềm nhão, máu chảy từ lòng tử cung. Sau khi cho thuốc thì tử cung co chắc hơn và máu bớt chảy. Mình hỏi bệnh nhân có chườm gì nóng trên bụng không thì bệnh nhân trả lời không, nhưng sau đó người nhà nói có.

Khi mang thai và sinh con người phụ nữ đã hy sinh rất nhiều thứ, trong đó có một phần sắc đẹp:

  • Lúc chưa có thai, tử cung to bằng 3-4 ngón tay.
  • Khi có thai, tử cung dãn nở từ từ thành một khối rất to khi gần ngày sinh.
  • Sau sinh, tử cung co nhỏ lại nhưng cần có thời gian gần 2 tháng để trở lại gần như bình thường.

Hơn nữa, thai phụ thường có xu hướng “tẩm bổ”, không biết có “vô con” được bao nhiêu nhưng chắc chắn lớp mỡ thành bụng sẽ dày hơn. Hai điều trên cộng với lớp da và lớp cơ bụng dãn khi mang thai chưa kịp co hồi dẫn đến sản phụ sau sinh thấy vùng bụng dưới to, mềm.

Vậy làm gì để bụng nhỏ lại sau sinh?

  • Tử cung sẽ tự co hồi và cần thời gian, bạn không làm gì để thay đổi được.
  • Lớp cơ bụng thì bạn phải tập thể dục với những động tác tập trung vào vùng bụng.
  • Còn lớp mỡ dưới da thì bạn biết rồi đó, bạn cần tập thể dục và ăn kiêng.

Tại sao không nên chườm nóng lên bụng sau sinh?

Tử cung sau sinh phải co nhỏ lại để cầm máu. Khi bạn chườm nóng lên vùng bụng, tử cung cũng sẽ bị nóng lên, máu đến nhiều hơn, mất co hồi cơ tử cung và làm chảy máu.

Làm theo những điều ông bà ta trước đây đã làm cũng có nhiều điều đúng nhưng cũng có nhiều điều không đúng.

Bạn hãy sáng suốt và hỏi Bác sĩ sản phụ khoa của mình để an toàn hơn trong việc chăm sóc hậu sản.

Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/BSPhamThanhHoang/photos/a.1010613528985741.1073741829.856964381017324/1608969522483469/?type=3

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Phạm Thanh Hoàng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mang thai và lo lắng về COVID-19?

(98)
Mặc dù phụ nữ mang thai thì nguy cơ mắc COVID-19 hoặc mắc bệnh nặng không tăng cao hơn, dựa trên những quan sát từ phía Trung Quốc, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn ... [xem thêm]

Làm gì khi thai quá ngày dự sinh?

(54)
Ngày sinh dự kiến là gì và nó có ý nghĩa như thế nào? Ngày sinh dự kiến của bạn được xem như một chỉ dẫn để kiểm tra sự tiến triển của thai kỳ cũng ... [xem thêm]

Sanh thường sau mổ lấy thai

(66)
Bác sĩ ơi, lần trước mổ lấy thai rồi, lần này muốn sanh thường có được không? Câu hỏi này của bạn rất thời sự. Vì sao? Mổ lấy thai ngày càng nhiều, ... [xem thêm]

Giảm đau khi sinh: Phương pháp Gây tê ngoài màng cứng

(10)
Mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các thai phụ gần ngày sanh về vấn đề “sanh không đau” nên mình viết bài này nhằm giải đáp một số thắc mắc ... [xem thêm]

Bài 7 – Sẩy thai sớm

(97)
Sẩy thai – cái từ nghe thôi là thấy “khủng khiếp” – bất kể là ai – nhất là những ai đang mong chờ một đứa trẻ. Thai tự nhiên đã đành – thai gian ... [xem thêm]

Điều trị ngoại khoa tiểu không kiểm soát khi gắng sức

(27)
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì? Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (Stress urinary incontinence (SUI)) là một tình trạng tiểu không kiểm soát. Khi bị SUI, ... [xem thêm]

Bài 6 – Siêu âm là cái gì vậy?

(73)
Bài này để dẫn dắt cho bài “Siêu âm cổ tử cung trong thai kỳ”, tại vì lúc làm việc thấy bệnh nhân ngơ ngác đến tội nghiệp cho cái vụ “tử cung em ... [xem thêm]

Tiếp cận các dấu hiệu sắp sinh con – Điều này có bình thường không?

(15)
Tiếp cận các dấu hiệu sắp sinh con – Điều này có bình thường không? Ra ít dịch hồng (ra nhớt hồng âm đạo) là bình thường. Chảy máu nhiều là không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN