Bài 38 – Ăn gì có thể giúp ích cho việc có thai

(3.55) - 46 đánh giá

Lối sống, chế độ ăn uống thật sự có liên quan đến khả năng sinh sản. Trước đây khi bệnh nhân hỏi câu này, mình cũng không đưa ra được loại thức ăn cụ thể nào có thể hỗ trợ cho bệnh nhân đang mong con, có lẽ khi bệnh nhân đến Trung tâm hỗ trợ sinh sản thì mong ước duy nhất là “làm sao để nhanh có con – bằng cách chọn lựa một phương pháp điều trị cụ thể”.

Đến giờ, cũng chưa có hướng dẫn thực hành nào về chế độ dinh dưỡng cho cặp vợ chồng mong con. Bài này cũng chỉ là tổng hợp thông tin về những dưỡng chất – được cho rằng – có lợi cho khả năng sinh sản có đúng là vậy hay không?

Chất chống oxy hóa (Antioxidants)

Hay nghe, hay gặp thì có Vitamin E, vitamin C, omega-3. Xa hơn, L-arginine, N-acetyl-cysteine…Thật ra thì bổ sung chất chống oxy hoá chưa được chứng minh là có cải thiện tỷ lệ có thai và tỷ lệ sinh sống. Đối với những cặp vợ chồng đang điều trị hiếm muộn thì càng không có chứng cứ chất chống oxy hoá sẽ làm tăng tỷ lệ thành công của chu kỳ điều trị.

Vitamin B

Tiềm năng nhất là folate (hay acid folic) và vitamin B12. Acid folic đã được chứng minh là giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và được ứng dụng nhiều. Về tác dụng cải thiện khả năng sinh sản thì ít được nói đến hơn. Tuy nhiên, những khảo sát mới đều ủng hộ acid folic có tác dụng hỗ trợ khả năng có thai. Acid folic có thể có trong viên đa sinh tố cho những bà mẹ mang thai và cho con bú, hoặc viên riêng biệt. Sử dụng acid folic có khả năng rút ngắn thời gian thụ thai ở phụ nữ mong con.

Đối với điều trị hiếm muộn, bệnh nhân được bổ sung acid folic và vitamin B12 trước điều trị có chất lượng trứng và phôi tốt hơn, tỷ lệ sinh sống cao hơn so với những bệnh nhân không sử dụng. Mặt khác, dùng acid folic trước và trong mang thai có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, việc sử dụng viên đa sinh tố (multivitamin) có chứa acid folic trước sinh là hoàn toàn có lợi cho những ai đang mong con hay chuẩn bị mang thai.

Vitamin D

Vitamin D hiện đang rất “hot” vì ngày càng nhiều tác dụng của nó được ghi nhận. Đối với sinh sản, vitamin D có liên quan đến trứng, nội mạc tử cung, bánh nhau, có khả năng “sửa chữa” những trục trặc liên quan đến rụng trứng, quá trình phát triển của trứng. Những phụ nữ đã từng sẩy thai trước 10 tuần có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn những bệnh nhân chưa từng sẩy thai.

Đối với bệnh nhân hiếm muộn, tỷ lệ bệnh nhân có thai sau IVF ở bệnh nhân không thiếu vitamin D cao gấp 4 lần bệnh nhân thiếu vitamin D. Đặc biệt ở nhóm bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), bổ sung vitamin D có thể làm tăng cơ hội có thai.

Ở nước nhiệt đới như Việt Nam mình, đặc biệt là miền Nam, nắng quanh năm nhưng vẫn thiếu viatmin D như thường. Hơn nữa chế độ ăn nhiều khi không hợp lý nên bổ sung vitamin D có thể thay bằng đường uống. Chế phẩm vitamin D trên thị trường khá đa dạng, bạn có thể tư vấn thêm bác sĩ đang điều trị cho mình.

Acid béo

Acid béo có vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn sớm của việc hình thành và phát triển của phôi thai, đặc biệt là sự làm tổ của phôi. Đến nay thì người ta vẫn còn tranh cãi về vai trò và tác dụng của acid béo, nhưng kết luận cuối cùng là sử dụng ít acid béo, như omega-3, sử dụng ít trans fatty acid (một dạng chất béo không bão hoà) có lợi cho khả năng sinh sản của phụ nữ.

Các chế phẩm từ sữa

Các chế phẩm từ sữa chứa galactose và khả năng có chứa estrogen nên về lý thuyết được xem là bất lợi cho phụ nữ mong con. Tuy nhiên, người ta so sánh phụ nữ uống từ 3 ly sữa trở lên mỗi ngày lại giảm nguy cơ hiếm muộn so với không uống sữa. Chưa có bằng chứng cho thấy tiêu thụ sữa hay các sản phẩm từ sữa liên quan đến vô sinh do không rụng trứng. Vì vậy, đến nay, không có bằng chứng cho thấy sữa và các sản phẩm từ sữa gây hại cho khả năng sinh sản của phụ nữ. Cá nhân mình thấy các sản phẩm từ sữa (như sữa chua, phô mai…) thì quá ngon và không có lý do gì để cự tuyệt.

Thịt, cá, đậu nành

Lượng thịt đỏ (như thịt bò), hay thịt trắng (như thịt gà) hiện tại không liên quan gì đến khả năng sinh sản, tuy nhiên, khuyến cáo hạn chế thịt đỏ vì nhiều lý do sức khoẻ khác.

Cá rất tốt cho bà mẹ mang thai, người ta chỉ khuyến cáo rằng nơi nguồn nước ô nhiễm, nhất là chất thải công nghiệp thì có nguy cơ thịt cá có thuỷ ngân, chì..(phần này đã đề cập trong bài dinh dưỡng cho mẹ mang thai rồi, bạn tìm đọc lại).

Thú vị nhất là đậu nành và thực phẩm chế biến từ đậu nành. Tác dụng của đậu nành cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, khi thì khuyên dùng, khi thì lại khuyên hạn chế do khả năng gây hại, có lúc thì nói không liên quan gì, ăn thoải mái thôi. Cho đến hiện tại thì phần thắng nghiêng về phe “ủng hộ”, nghĩa là có lợi cho bệnh nhân mong con, kể cả bệnh nhân đang điều trị vô sinh.

Một chế độ ăn uống lành mạnh đúng nghĩa là đầy đủ dinh dưỡng, đa dạng. Không hề có loại thực phẩm thần kỳ nào giúp bạn có thai tức thì, nên bạn cũng đừng lo lắng. Việc bổ sung chất dinh dưỡng không thể thay thế cho điều trị nếu bạn gặp vấn đề thật sự về sinh sản. Nên giờ, chắc câu trả lời cho bệnh nhân nên ăn gì đã rõ ràng hơn, nhưng nhắc lại là “thông tin này không thể thay thế những can thiệp cần thiết”.

Xem thêm bài 10 điều cần làm nếu đang mong con của BS. Lê Tiểu My

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1418110674952179

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Tiểu My
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị tận gốc được không?

(61)
Nhiễm nấm âm đạo có điều trị tận gốc được không? Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi, có một em bé. Hiện tại tôi đang sử dụng phương pháp ngừa thai ... [xem thêm]

Những thay đổi ngoài da ở phụ nữ có thai

(100)
Những thay đổi thường gặp ở da khi mang thai? Nhiều phụ nữ cảm thấy sự thay đổi ở hệ da, móng và lông khi mang thai. Một vài thay đổi phổ biến bao gồm: ... [xem thêm]

Bài 19 – Đa thai

(83)
Thi thoảng, có đôi vợ chồng trẻ đến khám và bày tỏ nguyện vọng dễ thương “em thích sanh đôi, hai đứa giống nhau nhìn…thật thích!”. Những người “ít ... [xem thêm]

Có phải tất cả phụ nữ mang thai đều cần bổ sung sắt?

(29)
Bổ sung sắt đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Ở những phụ nữ có mức hồng cầu bình thường, bổ sung sắt là một biện pháp ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thai kỳ

(36)
Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó. ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị vô sinh: 9 câu hỏi thường gặp

(20)
Biên dịch: Cao Duy Khang Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Tổng quan chung Với một số người, mang thai có thể rất đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng với những người khác, ... [xem thêm]

Điều trị ngoại khoa tiểu không kiểm soát khi gắng sức

(27)
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là gì? Tiểu không kiểm soát khi gắng sức (Stress urinary incontinence (SUI)) là một tình trạng tiểu không kiểm soát. Khi bị SUI, ... [xem thêm]

Quần áo cho bà bầu

(49)
Biên dịch: Phạm Thị Thanh Ngọc và Trần Thị Thu Quần áo phù hợp khi mang thai là gì? Mang thai là một trong những giai đoạn đẹp trong cuộc đời của người ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN