Sơ cứu khi bị sốt

(3.75) - 65 đánh giá

Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (37 o C hay 98,6 o F).

Đối với trẻ em và trẻ nhũ nhi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, đôi khi nhiệt độ chỉ hơi tăng nhẹ đã là dấu hiệu của một bệnh lý nặng. Đối với người lớn, sốt thường không nguy hiểm cho đến khi ≥ 39,4 o C (103 o F).

Ở người lớn, không cần điều trị hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,9 o C (102 o F) trừ khi bác sĩ chỉ định. Nếu bạn sốt ≥ 38,9 o C (102 o F), bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen.

Có thể sử dụng Aspirin ở người lớn nhưng đừng bao giờ cho trẻ dưới 19 tuổi uống Aspirin. Aspirin có thể gây khởi phát hội chứng Reye, hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong. Ngoài ra, không dùng Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Bảng chuyển đổi độ F – độ C

Độ Fahrenheit (o F)

Độ Celsius (o C)

105

40,5

104

40.0

103

39.4

102

38,9

101

38.3

100

37.7

99

37,2

98

36,6

97

36.1

96

35.5

Cách đo nhiệt độ

Hầu hết các loại nhiệt kế đều có màn hình hiển thị số. Một số nhiệt kế có thể đo nhiệt độ một cách nhanh chóng từ ống tai, đặc biệt tiện lợi đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Nhiệt kế khác có thể đo qua đường hậu môn – trực tràng, đường miệng hoặc dưới cánh tay (nách).

Nếu bạn sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số, hãy đọc kỹ các hướng dẫn để bạn biết các tiếng bíp nghĩa là gì và khi nào thì đọc kết quả nhiệt độ. Trong những điều kiện bình thường, nhiệt độ có khuynh hướng cao nhất trong khoảng 4 đến 6 giờ chiều và thấp nhất vào khoảng 6 giờ sáng.

Do nguy cơ tiếp xúc hoặc nuốt thủy ngân, nhiệt kế thủy ngân thủy tinh đã dần được loại bỏ và không còn được khuyến khích sử dụng.

Đo qua đường hậu môn (cho trẻ nhũ nhi)

  • Bôi trơn đầu nhiệt kế bằng Jelly hoặc các chất bôi trơn khác.
  • Đặt đầu nhiệt kế vào hậu môn sâu khoảng 1,3 – 2,5 cm.
  • Giữ trẻ nằm yên khoảng 1 phút cho đến khi bạn nghe thấy tiếng bíp. Để tránh làm tổn thương trẻ, đừng bỏ đi khi bạn chưa lấy nhiệt kế ra.
  • Lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả nhiệt độ.

Đo nhiệt độ qua đường hậu môn cũng áp dụng cho người lớn tuổi khi khó thực hiện đo nhiệt độ qua đường miệng. Nhìn chung nhiệt độ hậu môn cao hơn nhiệt độ ở miệng khoảng 0,5 o C.

Đo nhiệt độ qua đường miệng

  • Đặt đầu nhiệt kế ở dưới lưỡi.
  • Ngậm miệng khoảng 1 phút (hoặc theo thời gian khuyến cáo của dụng cụ) hay cho đến khi bạn nghe tiếng bíp.

Đo dưới cánh tay (nách)

Mặc dù đây không phải là biện pháp chính xác nhất để đo nhiệt độ, bạn vẫn có thể sử dụng nhiệt kế đường miệng để đo nhiệt độ ở nách:

  • Đặt đầu nhiệt kế giữa nách, khép cánh tay lại.
  • Giữ khoảng 1 phút hoặc cho đến khi bạn nghe thấy tiếng bíp.
  • Lấy nhiệt kế ra và đọc nhiệt độ.

Để đo nhiệt độ ở nách của con bạn có thể cho trẻ ngồi trên đùi bạn, người xoay về một bên. Đặt nhiệt kế dưới cánh tay của trẻ ngay sát ngực bạn.

Nhiệt độ ở nách thường thấp hơn nhiệt độ ở miệng khoảng 0,5 o C.

Khi nào tìm sự giúp đỡ y tế

Hãy tìm trợ giúp y tế nếu:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tháng có nhiệt độ hậu môn ≥ 38 o C (100.4 o F), ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu hoặc triệu chứng khác.
  • Trẻ lớn hơn 3 tháng có sốt ≥ 38,9 o C (102 o F).
  • Trẻ dưới 2 tuổi bị sốt kéo dài hơn một ngày hoặc trẻ từ 2 tuổi trở lên bị sốt kéo dài hơn 3 ngày.
  • Người lớn sốt > 39,4 o C (103 o F) hoặc sốt hơn 3 ngày.

Khi nào cần tìm sự giúp đỡ khẩn cấp

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu trẻ bị sốt sau khi bị bỏ lại trong một chiếc xe hơi nóng hoặc nếu trẻ hay người lớn sốt kèm bất cứ triệu chứng nào sau đây:

  • Nhức đầu dữ dội.
  • Đau họng.
  • Phát ban bất thường ở da.
  • Mắt tăng nhạy cảm với ánh sáng (khó chịu khi thấy ánh sáng).
  • Đau và cứng cổ khi cúi đầu.
  • Lú lẫn, rối loạn tri giác.
  • Nôn ói liên tục.
  • Khó thở, đau ngực.
  • Li bì hay dễ kích thích.
  • Đau bụng hoặc đau khi đi tiểu.
  • Hoặc có những triệu chứng khác không giải thích được.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-fever/basics/ART-20056685

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Trần Thị Kim Vân
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sơ cứu đau răng

(75)
Nguyên nhân gây sâu răng là gì ? Sâu răng là nguyên nhân chính gây đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Các vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh chóng dựa ... [xem thêm]

Các tình trạng bệnh lý và tổn thương thường gặp do thời tiết nắng nóng

(35)
Biên dịch: BS. Phan Lê Xuân Phong Hiệu đính: BS. Nguyễn Hải Nam Khởi xướng: BS. Bích Thảo Tài liệu tham khảo ... [xem thêm]

Sơ cứu chuột rút do nhiệt

(61)
Chuột rút do nhiệt là những cơn co thắt cơ đau đớn không tự chủ, thường xảy ra trong quá trình tập luyện thể thao với cường độ mạnh trong môi trường ... [xem thêm]

Sơ cứu khi bị bỏng

(69)
Để phân biệt bỏng nhẹ với bỏng nặng, bước đầu tiên là xác định vùng da (mô) bị ảnh hưởng. Có 3 mức độ bỏng: bỏng độ 1, bỏng độ 2 và bỏng ... [xem thêm]

Cấp cứu đột quỵ

(34)
Đột quỵ là gì? Đột quỵ xảy ra khi có xuất huyết trong não hoặc khi lưu lượng máu bình thường tới não bị tắc nghẽn. Trong vòng vài phút bị mất đi các ... [xem thêm]

Sơ cứu rắn cắn

(20)
Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do điện giật

(81)
Bỏng do điện giật có thể biểu hiện có hoặc không ở ngoài da nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da. Dòng điện mạnh chạy qua cơ ... [xem thêm]

Sơ cứu da bị phồng rộp

(22)
Hình minh họa da bị phồng rộp Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN