Sơ cứu trật mắt cá chân

(3.96) - 20 đánh giá

Trật mắt cá chân (Ankle sprain)

Từ tiếng Việt làm chúng ta tưởng đây là một tình trạng trật khớp nhưng không phải như vậy. Đây là một tình trạng tổn thương, đứt (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) các sợi của dây chằng nối các xương ở khớp lại với nhau.

Đây là một tổn thương thường gây ra ra do tai nạn, đặc biệt phổ biến ở các hoạt động thể thao, đi, chạy, nhảy của con người. Tổn thương dây chằng cấp tính thường sẽ dẫn đến các triệu chứng sưng, đau ở vùng bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng, kèm theo hạn chế hoạt động của khớp do đau hoặc do đứt dây chằng, ảnh hưởng đến sự cân bằng và vững chắc của khớp. Đau càng nhiều, sưng càng nhiều thì thường có thể dự đoán tổn thương bên trong càng nhiều.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể sơ cứu đúng cách, kịp thời, có thể thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như giảm các triệu chứng của trật mắt cá chân.

Cách sơ cứu

Câu thần chú cho sơ cứu trật mắt cá chân là: R.I.C.E = Rest – Ice – Compression – Elevation.

Rest – Nghỉ ngơi

Cho khớp bị tổn thương được nghỉ ngơi, trong 48 giờ đầu, không nên đè lực lên chân này, vì vậy bạn có thể cần nạng để đi lại xung quanh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các phần khác của cơ thể không bị ảnh hưởng một cách bình thường.

Ice – Chườm đá tích cực

Dùng dụng cụ chườm lạnh chuyên nghiệp hoặc dùng đá cục – bọc quanh bởi lớp khăn, chườm trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng, 15 – 20 phút một lần, 4 – 8 lần một ngày, đặc biệt trong 48 giờ đầu hoặc cho tới khi giảm sưng đáng kể. Nên tránh không chườm đá quá lâu vì khi quá lạnh, lại có thể gây thêm tổn thương mô mềm.

Compression – Quấn băng

Quấn băng thun xung quanh khớp bị đau

Elevation – Nâng chân cao lên

Bất kỳ khi nào có thể, đưa chân bị đau lên cao hơn tim – nếu ngồi thì gác chân lên, nằm ngủ thì đặt chân lên vài cái gối đặt ở cuối giường, điều này sẽ giúp giảm sưng.

Trong thời gian chờ tự phục hồi, bạn có thể uống thuốc giảm đau khi cần (paracetamol hoặc ibuprofen). Nếu sau 2-3 ngày không thấy đỡ nên đi khám bác sĩ.

Nếu bạn tham gia các môn thể thao thường xuyên và bị trật mắt cá chân, bạn nên đi khám vật lý trị liệu hoặc các nhân viên y tế chuyên về lĩnh vực thể thao để có các bài tập phục hồi sức cơ, và độ vững chắc của khớp, giúp cải thiện hồi phục, và giảm nguy cơ cho tổn thương lặp lại trong tương lai.

Các dấu hiệu nên đi khám bác sĩ ngay

Nên đi khám bác sĩ NGAY nếu:

  • Chân bị đau không thể chịu lực: bạn không đứng được hoặc có cảm giác khớp không vững hoặc không sử dụng khớp được nữa, có thể có gãy xương hoặc dây chằng bị đứt hoàn toàn.
  • Nếu da vùng khớp bị nề đỏ, đau hoặc có vạch đỏ chạy dọc các mạch máu – dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Nếu khớp bị trật tái đi tái lại.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/huyenthao.bacsi/posts/242915619428834
  • First Aids: Ankle Sprain: https://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-sprain/basics/art-20056622
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Sơ cứu sốc nhiệt

    (19)
    Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của ... [xem thêm]

    Sơ cứu bỏng do điện giật

    (81)
    Bỏng do điện giật có thể biểu hiện có hoặc không ở ngoài da nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da. Dòng điện mạnh chạy qua cơ ... [xem thêm]

    Sơ cứu khi bị bọ ve cắn

    (100)
    Một vài loại bọ ve có thể truyền vi khuẩn gây các loại bệnh như Lyme, sốt phát ban Rocky Mountain… Nguy cơ bị mắc bệnh còn tùy thuộc vào nơi bạn sống hay ... [xem thêm]

    Sơ cứu trật mắt cá chân

    (20)
    Trật mắt cá chân (Ankle sprain) Từ tiếng Việt làm chúng ta tưởng đây là một tình trạng trật khớp nhưng không phải như vậy. Đây là một tình trạng tổn ... [xem thêm]

    Sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

    (67)
    Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích ... [xem thêm]

    Sơ cứu da bị phồng rộp

    (22)
    Hình minh họa da bị phồng rộp Cố gắng không làm vỡ các bọng nước. Lớp da lành bao phủ chỗ phồng rộp có tác dụng như một hàng rào bảo vệ tự nhiên ... [xem thêm]

    Sơ cứu say nắng

    (25)
    Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, ... [xem thêm]

    Sơ cứu rắn cắn

    (20)
    Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN