Sơ cứu chấn thương mắt trong dịp Tết

(4.13) - 16 đánh giá

Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các tai nạn khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và tai nạn giao thông. Do đó, chúng ta phải biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có tai nạn xảy ra.

Phần lớn mọi người nghĩ rằng chấn thương mắt thường do tai nạn lao động nhưng thực tế gần 50% các chấn thương mắt do tai nạn trong sinh hoạt (theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ) như sửa nhà, làm vườn, lau dọn, nấu nướng… Ngoài ra, chấn thương mắt còn có thể xảy ra khi chơi thể thao, ở ngoài nắng quá nhiều, tiếp xúc với hóa chất…

Cách đơn giản nhất để phòng ngừa 90% các chấn thương mắt này là đeo kính bảo hộ thích hợp khi làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có khoảng 35% người được hỏi (ở Mỹ) cho biết là họ có đeo kính bảo hộ khi làm việc và chơi thể thao. Con số thống kê này có thể sẽ thấp hơn đối với người Việt Nam.

Nguy cơ chấn thương mắt

Các nguy cơ gây chấn thương mắt ở nhà

  • Sử dụng những vật dụng nguy hiểm như chất tẩy rửa bếp lò, chất tẩy dùng để lau chùi các đồ lặt vặt trong nhà…
  • Nấu nướng thức ăn làm văng, bắn dầu mỡ nóng.
  • Bật nắp chai sâm-panh trong bữa tiệc.
  • Khoan hay đóng đinh ốc vào tường hay bề mặt cứng như gạch, xi-măng; những cái đinh, ốc có thể bị bắn ngược lại hay các mảnh vỡ của gạch bị bong ra và văng vào mắt.

Hình 1. Vật nhọn văng vào mắt

  • Dùng những đồ vật nóng như máy uốn sấy tóc để gần mặt nếu vô ý chạm vào mắt có thể gây tổn thương mắt nghiêm trọng.
  • Các thảm, rào chắn lỏng lẻo hay các rủi ro khác có thể gây trượt hoặc té ngã.

Các nguy cơ ngoài sân vườn

  • Cắt cỏ, tỉa cành, chặt cây.
  • Sử dụng những máy xén hoặc máy mài chạy bằng điện.

Các nguy cơ khác

  • Sử dụng các dụng cụ thủ công hay bằng máy khi sửa chữa.
  • Dùng các dung môi hay hóa chất khác.
  • Những công việc tạo ra những mảnh vỡ nhỏ, những mảnh bụi hay các chất gây kích ứng mắt khác.
  • Ràng buộc đồ dùng, vật dụng bằng những sợi dây thun, lò xo bật vào mắt.

Trong tất cả các hoạt động trên, điều quan trọng cần phải lưu ý là những người đứng bên cạnh xem cũng có nguy cơ bị chấn thương mắt, đặc biệt là trẻ em vì chúng thường đứng xem cha mẹ làm việc. Do đó, những người đứng xem xung quanh cũng cần được bảo vệ mắt và chú ý tránh tổn thương mắt, nếu không thì nên tránh xa khu vực nguy cơ.

Phòng ngừa chấn thương mắt tại nhà

Đeo kính bảo hộ có thể tránh được 90% các tổn thương mắt. Do đó, bạn nên có ít nhất 1 cái kính bảo hộ mắt thích hợp ở nhà và bạn hay người trong gia đình nên đeo kính bảo hộ khi làm những việc có nguy cơ.

Hình 2. Đeo kính bảo hộ mắt khi làm những việc có nguy cơ gây tổn thương mắt

Ngoài ra, bạn cần chú ý thêm những bước an toàn sau đây để làm giảm hơn nữa các rủi ro:

  • Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng của các hóa chất và các dung dịch vệ sinh cẩn thận, không tự pha trộn các chất với nhau.
  • Kiểm tra chắc chắn các thảm sàn, rào chắn.
  • Bọc các góc nhọn, các cạnh của đồ nội thất hay các vật dụng cố định trong nhà nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hay người lớn tuổi.
  • Kiểm tra bãi cỏ, khu vực ngoài trời nơi ta thao tác tạo ra các mảnh nhỏ để tránh bị bắn vào mắt.
  • Những dụng cụ làm việc bị hỏng nên được sửa chữa hay thay mới. Mọi dụng cụ đều nên được giữ ở tình trạng tốt nhất.
  • Chú ý không để vòi của các bình xịt hướng thẳng vào bạn.
  • Dùng những tấm chắn dầu mỡ trên chảo chiên để tránh bị bắn vào mắt.

Nhận biết các tổn thương ở mắt

Chấn thương ở mắt có thể gây giảm thị lực nghiêm trọng, do đó nhận biết các tổn thương và có cách xử trí phù hợp là rất quan trọng. Bạn không nên cố gắng tự chữa trị một chấn thương nặng ở mắt.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây ở mắt của mình hay người khác thì nên đi khám ngay

  • Đau nhức hoặc khó khăn khi nhìn.
  • Có vết đứt hoặc rách mi mắt.
  • Một bên mắt chuyển động khó khăn hơn mắt kia.
  • Mắt lồi ra hơn so với mắt kia.
  • Kích thước hay hình dạng con ngươi (đồng tử) của mắt bất thường.
  • Có máu ở những phần trong suốt của mắt.
  • Có vật lạ trong mắt hay dưới mi mắt mà không thể lấy ra dễ dàng.

Sơ cứu chấn thương mắt

Khi chấn thương mắt xảy ra, bạn nên được khám mắt ở bác sĩ nhãn khoa hay một bác sĩ tổng quát khác càng sớm càng tốt, thậm chí khi tổn thương ban đầu có vẻ nhẹ.

Một chấn thương mắt nghiêm trọng không phải luôn được phát hiện ngay lập tức. Sự điều trị chậm trễ có thể làm vùng bị tổn thương nặng hơn, hậu quả là mất thị lực vĩnh viễn hay mù lòa.

Đối với tất cả chấn thương mắt

  • Không được chạm, dụi, đè ép lên mắt.
  • Không được cố gắng lấy các vật bị dính trong mắt ra.
  • Không tra thuốc mỡ (Pommade) hay thuốc khác vào mắt.
  • Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt là bác sĩ nhãn khoa.

Nếu mắt bạn bị rách hay thủng

  • Úp nhẹ một vật che lên trên mắt. Dán cố định đáy của cái cốc giấy vào phần xương quanh hốc mắt để tạo thành một vật bảo vệ mắt cho đến khi bạn được chữa trị.

Hình 3. Xử lý khi mắt bị rách hay thủng

  • Không được rửa nước.
  • Không được lấy những vật dính trong mắt ra.
  • Không được dụi mắt hay đè ấn lên mắt.
  • Tránh dùng thuốc Aspirin, Ibuprofen hay những thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID). Những loại thuốc này làm loãng máu và làm chảy máu nặng hơn.
  • Sau khi đã băng bảo vệ mắt xong, đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bạn bị vật lạ ở trong mắt

  • Không dụi mắt.
  • Vén mi trên lên khỏi hàng lông mi của mi dưới.
  • Nháy mắt vài cái và để cho nước mắt đẩy những vật thể đó ra ngoài.
  • Nếu dị vật vẫn còn, hãy nhắm mắt lại và đi khám mắt.

Trong trường hợp bỏng mắt do hóa chất

  • Rửa mắt ngay lập tức với thật nhiều nước sạch.
  • Tìm chữa trị y tế cấp cứu ngay lập tức.

Điều trị chấn thương đụng dập mắt

  • Đặt nhẹ một miếng gạc lạnh nhỏ lên mắt để giảm đau và phù nề.
  • Không đè ấn mắt.
  • Nếu mắt bị bầm, đau nhức hay rối loạn thị giác xảy ra thậm chí sau một cú đấm nhẹ, hãy liên hệ với bác sĩ mắt của bạn hoặc phòng cấp cứu ngay lập tức.
  • Hãy nhớ là chỉ cần một cú đấm nhẹ cũng có thể gây tổn thương mắt đáng kể.

Xử trí khi cát hoặc mảnh bụi nhỏ rơi vào mắt

  • Dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch nhỏ rửa mắt để trôi bụi, cát ra ngoài.
  • Không dụi mắt.
  • Nếu các mảnh bụi không rơi ra được, hãy băng nhẹ mắt và đến gặp bác sĩ mắt hoặc phòng cấp cứu gần nhất.

Tài liệu tham khảo

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/living/preventing-eye-injuries.cfm

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/living/eye-injuries-home.cfm

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/living/recognizing-eye-injuries.cfm

http://www.geteyesmart.org/eyesmart/living/eye-injuries-care-treatment.cfm

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Trịnh Ngọc Thuỳ An - BS. Phạm Ngọc Đan Thanh
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hộp sơ cứu thiết yếu

(80)
Vì sao tôi cần trang bị một hộp sơ cứu? Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như ... [xem thêm]

Sơ cứu chấn thương mắt trong dịp Tết

(16)
Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ ... [xem thêm]

Sơ cứu hạ thân nhiệt

(34)
Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, đặc biệt là gió lạnh buốt với độ ẩm cao hoặc ở trong môi trường lạnh, ẩm trong thời gian dài, cơ chế điều hòa của ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do hóa chất

(67)
Sơ cứu Nếu bỏng hóa chất ở da, hãy làm theo các bước sau: Loại bỏ hóa chất gây bỏng Phủi sạch hóa chất khô còn dính trên da, sau đó rửa sạch da ... [xem thêm]

Sơ cứu ngất

(89)
Ngất xảy ra khi cung cấp máu cho não thiếu tạm thời và gây mất ý thức. Khoảng thời gian bị mất ý thức thường ngắn. Ngất có thể không có nguyên do rõ ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do điện giật

(81)
Bỏng do điện giật có thể biểu hiện có hoặc không ở ngoài da nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da. Dòng điện mạnh chạy qua cơ ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mắt

(41)
Nếu bạn cảm thấy có gì lạ trong mắt Bạn hãy Rửa tay sạch. Cố gắng rửa trôi vật lạ (dị vật, ngoại vật) bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi

(93)
Nếu có vật lạ (dị vật, ngoại vật) trong mũi Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi Hãy: Không chọc tìm vật bị kẹt bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác. Không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN