Siro gạo lứt: 4 lý do vì sao bạn không nên dùng

(4.18) - 92 đánh giá

Siro gạo lứt là sản phẩm làm ngọt được sử dụng làm các món bánh nướng, bánh chocolate… Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều siro gạo lứt có thể gây tăng đường huyết, béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Dưới đây, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu lý do vì sao bạn không nên dùng món nhé!

1. Siro gạo lứt chứa ít chất dinh dưỡng

Mặc dù gạo lứt rất bổ dưỡng nhưng ở dạng siro lại chứa rất ít chất dinh dưỡng. Siro gạo lứt được sản xuất bằng cách cho gạo đã nấu chín vào các enzyme phá vỡ tinh bột thành các loại đường nhỏ hơn, sau đó lọc ra các tạp chất. Siro gạo lứt chứa ba loại đường maltotriose (52%), maltose (45%) và glucose (3%), trong đó maltotriose gồm ba phân tử glucose. Bên cạnh đó, siro gạo cũng có một lượng nhỏ khoáng chất như canxi và kali.

Siro gạo lứt cung cấp lượng lớn calo nhưng hầu như không có chất dinh dưỡng thiết yếu.

2. Có khả năng gây bệnh tiểu đường

Trong siro gạo lứt có chứa đường glucose và fructose. Fructose tuy không làm tăng lượng đường trong máu bằng glucose nhưng glucose có thể được chuyển hóa bởi mọi tế bào trong cơ thể, còn fructose chỉ có thể được chuyển hóa với lượng vừa phải bởi gan. Do đó, glucose không có tác động tiêu cực đến chức năng gan.

Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng lượng đường fructose quá mức có thể là một trong những nguyên nhân cơ bản của bệnh tiểu đường tuýp 2. Lượng đường fructose cao có liên quan đến tình trạng kháng insulin, gan nhiễm mỡ và tăng mức chất béo trung tính.

3. Làm tăng đường huyết

Chỉ số đường huyết (GI) là thước đo mức độ nhanh chóng của thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc ăn nhiều thực phẩm có GI cao có thể gây béo phì. Khi bạn ăn thực phẩm có GI cao, lượng đường trong máu và insulin tăng vọt dẫn đến đói và thèm ăn.

Theo cơ sở dữ liệu GI của Đại học Sydney, siro gạo lứt có chỉ số đường huyết rất cao: 98. Chỉ số này cao hơn nhiều so với đường ăn có GI 60 – 70 và cao hơn hầu hết các chất làm ngọt khác trên thị trường. Nếu bạn dùng siro gạo có thể dễ dàng dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu.

4. Siro gạo lứt có chứa asen

Asen là một hóa chất độc hại thường được tìm thấy với lượng rất nhỏ trong một số loại thực phẩm, bao gồm cả siro gạo và gạo. Một nghiên cứu đã xét nghiệm hàm lượng asen trong siro gạo lứt, cũng như các sản phẩm được làm ngọt bằng siro gạo, bao gồm cả sản phẩm cho trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy có nồng độ của asen trong các sản phẩm siro gạo gấp 20 lần tổng nồng độ asen của các sản phẩm thông thường.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tuyên bố rằng hàm lượng asen trong sản phẩm siro gạo lứt này quá thấp để gây hại. Tuy nhiên, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm cho trẻ sơ sinh được làm ngọt bằng siro gạo lứt.

Tuy chưa có nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của siro gạo lứt, nhưng GI cao, ít chất dinh dưỡng và nguy cơ ô nhiễm asen là những nhược điểm của siro gạo lứt mà bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Cách tốt nhất là bạn hãy sử dụng những thực phẩm bằng các chất làm ngọt tự nhiên, ít calo, không làm tăng lượng đường trong máu để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngủ riêng từ nhỏ có lợi ích như thế nào cho bé?

(77)
Trẻ em sau sinh thường quấy khóc vào ban đêm và nhiều bậc cha mẹ cũng phiền lòng vì điều này. Ngủ không đủ giấc rất dễ khiến các bậc phụ huynh mệt ... [xem thêm]

Mẹo giúp bố mẹ kiểm tra nhiệt độ cơ thể chính xác cho bé

(74)
Nhiều bậc cha mẹ thường kiểm tra nhiệt độ của bé bằng cách sờ lên trán, nhưng đó không được xem là cách chính xác để kiểm tra thân nhiệt bé.Ngày nay, ... [xem thêm]

Bệnh tuyến giáp

(55)
Tuyến giáp có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời, bạn sẽ cần ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc sốt siêu vi có tắm được không

(63)
“Sốt siêu vi có tắm được không?” là điều mà nhiều người bệnh muốn giải đáp khi nghe nói bệnh sốt nên kiêng tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, điều này ... [xem thêm]

Cần biết gì về tiêm phòng cho trẻ sinh non?

(86)
Bố mẹ cần tiêm phòng cho trẻ sinh non khi bé được 2 tháng tuổi giống như những trẻ sinh đủ tháng khác vì con có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.Dù một số cột ... [xem thêm]

Dạy con 9 thói quen tốt có lợi cho sức khỏe ngay từ bây giờ

(86)
Việc dạy con thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe rất cần thiết trong cuộc sống của con. Bạn nên hướng dẫn 9 thói quen tốt sau đây từ khi con chập chững ... [xem thêm]

Duy trì mãi nét thanh xuân chỉ với sữa ong chúa

(76)
Sữa ong chúa là loại thực phẩm thiên nhiên bổ dưỡng, không chỉ có nhiều công dụng thần kỳ đối với sức khỏe mà còn giúp bạn làm đẹp. Vậy bạn đã ... [xem thêm]

Khi nào có thể cho con ăn kiwi và công thức chế biến?

(58)
Tuy kiwi là loại trái cây bổ dưỡng nhưng bạn vẫn cần lựa chọn thời điểm thích hợp khi muốn cho con ăn kiwi. Thành phần axit trong kiwi đôi khi không phù hợp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN