Sinh mổ ảnh hưởng đến việc cho con bú như thế nào?

(3.83) - 75 đánh giá

Ngày càng có nhiều phụ nữ chọn phương pháp sinh mổ nhưng lại không rõ tác hại của sinh mổ đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Dù sinh mổ là do bạn đã được bác sĩ chỉ định trước hay bất ngờ, phương pháp sinh này có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể hoặc không nên nuôi con bằng sữa mẹ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy đọc bài viết sau của Chúng tôi. Với 6 mẹo, hy vọng bạn sẽ có khởi đầu tốt trong việc cho con bú sau sinh mổ.

Tác hại của sinh mổ đối với việc nuôi con bằng sữa mẹ

Bằng cách hiểu các thách thức có thể gặp phải sau khi sinh mổ, bạn sẽ chuẩn bị tinh thần trước cho vấn đề này. Dưới đây là một số tác hại của sinh mổ:

  • Sinh mổ có thể làm chậm thời gian bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ: Tùy theo loại gây tê mà bác sĩ sử dụng trong quá trình phẫu thuật, bạn và bé có thể buồn ngủ một thời gian sau đó. Nếu bị gây mê toàn thân, bạn có thể bắt đầu cho con bú trong trạng thái mệt mỏi kéo dài. Với phương thức gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống, nhiều người vẫn có khả năng cho bú trong phòng mổ hoặc tại phòng hồi sức sau đó.
  • Các cơn đau ảnh hưởng đến việc cho con bú: Vết mổ và tử cung co lại có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi cho con bú sữa mẹ. Tốt nhất, bạn nên cho con bú trong tư thế nằm nghiêng hoặc ngồi và tránh đụng vào vết thương. Nếu muốn ngồi cho con bú, bạn hãy đặt một chiếc gối mềm để bảo vệ vết mổ. Ban đầu việc cho bú có thể gặp khó khăn nhưng khi cơ thể hồi phục, quá trình này cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Thuốc giảm đau có thể gây ra cơn buồn ngủ: Bạn nên dùng thuốc giảm đau sau khi sinh mổ. Nếu cơn đau ập đến, quá trình hồi phục của cơ thể thường diễn ra lâu, khó khăn và bạn cảm thấy khó chịu hơn trong khi cho con bú mẹ. Hãy nói với bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau với dược tính an toàn không nguy hại đến trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số thành phần trong thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và làm trẻ sơ sinh buồn ngủ. Hiện tượng này không gây hại đến con yêu nhưng lại trở thành thách thức khi bạn muốn cho bé bú.

  • Sinh mổ làm chậm thời gian tạo sữa: Nếu sinh mổ, thời gian để sữa mẹ được tạo ra sẽ lâu hơn khi sinh thường. Trong trường hợp này, bạn hãy để con tiếp xúc với bầu ngực càng sớm càng tốt, cố gắng cho bé mút vú mẹ để kích thích tuyến sữa hoạt động. Ngoài ra, vì một lý do nào đó (sinh non, con phải nằm trong lồng kính) nên bạn không thể có cơ hội cho bé bú ngay. Hãy nhờ người thân mua dụng cụ hoặc máy hút sữa để bắt đầu kích thích vú sản xuất sữa.
  • Tâm lý khi sinh mổ tác động đến quá trình cho con bú: Nếu quá trình phẫu thuật diễn ra rất khó khăn hoặc bạn sinh sớm không có thời gian chuẩn bị trước thì thể chất và cảm xúc của bạn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Bên cạnh đó, nếu cách con yêu chào đời không xảy ra theo những gì bạn tưởng tượng có thể khiến bạn thất vọng. Khi ấy, bạn nên tâm sự với người có thể lắng nghe, bày tỏ mong muốn để được hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè. Ngoài ra, việc cho con bú có thể giúp bạn vượt qua khó khăn và nỗi buồn.

Mẹo giúp nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh mổ

1. Cho con bú càng sớm càng tốt

Bắt đầu cho con bú sữa mẹ càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật. Nếu phải gây tê tủy sống, bạn thường giữ được tỉnh táo và có thể để trẻ bú ngay. Tuy nhiên, nếu gây tê toàn thân, quá trình phục hồi sẽ diễn ra lâu hơn. Trong trường hợp trẻ không thể dùng sữa mẹ ngay, hãy yêu cầu bác sĩ để bạn ôm con và áp dụng phương thức da chạm da. Điều này rất có lợi cho trẻ.

2. Chọn tư thế cho bú thích hợp

Tìm tư thế cho con bú thích hợp. Chú ý bảo vệ vết mổ ở bụng. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc cho con bú, bạn có thể hỏi các y tá ở bệnh viện. Họ đã quen với việc chăm sóc sản phụ nên sẽ cho bạn lời khuyên về những tư thế bú sữa giúp cả mẹ lẫn con đều cảm thấy thoải mái.

3. Cho bú thường xuyên

Cho con bú sữa mẹ thường xuyên, ít nhất là mỗi 2 – 3 giờ. Dù không thể tránh khỏi cảm giác kiệt sức và đau đớn, nhưng bạn sẽ sớm thành công nếu cho con bú sớm và thường xuyên.

4. Sử dụng máy hút sữa

Sử dụng máy hút sữa nếu bạn không ở cùng con. Bạn cũng nên bơm mỗi 2 – 3 giờ để kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ.

5. Dùng thuốc giảm đau

Đừng ngại dùng thuốc giảm đau sau sinh vì sợ thuốc ảnh hưởng đến sữa mẹ, nhưng sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi cho con bú và cũng an toàn với trẻ. Phương pháp này có thể giúp bạn thư giãn để cơ thể có thể tập trung vào việc hồi phục và bắt đầu tạo sữa.

6. Học hỏi cách chăm con từ các nhân viên y tế

Khi sinh thường, bạn chỉ ở lại trong bệnh viện từ 2 – 3 ngày thì sinh mổ bạn sẽ ở lâu hơn từ 5 – 6 ngày. Tuy nhiên, bạn đừng chán nản vì điều này, thời gian nằm viện dài hơn cũng cho phép bạn có nhiều thời gian hơn với nhân viên y tế. Bạn có thể được tư vấn về cách chăm sóc con đầy đủ như tư thế cho con bú đúng cách hay cách giúp vú tiết sữa nhanh hơn. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để hỏi nhằm tăng kiến thức về cách nuôi con bằng sữa mẹ. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn khi chăm sóc bé ở nhà.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách tận dụng nhạc giảm stress cho bạn một ngày thư thái

(38)
Nếu chọn đúng nhạc giảm stress cho từng hoạt động trong ngày, bạn sẽ không còn cảm thấy tiếng chuông báo thức quá ám ảnh hay việc nhà thật mệt mỏi. Thay ... [xem thêm]

Khám phá 16 công dụng của hạt mè đối với sức khỏe cả gia đình

(16)
Hạt mè (hay hạt vừng) là một loại hạt khá quen thuộc với người Việt Nam. Thế nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của hạt mè đối với sức ... [xem thêm]

Loại sản phẩm thay thế nicotine nào thích hợp với bạn?

(79)
Liệu pháp thay thế nicotine (NRT) có thể giúp giảm các triệu chứng cai nghiện khó khăn và sự thèm muốn mà 70% đến 90% người hút thuốc cho là lý do duy nhất ... [xem thêm]

Phẫu thuật cấy tóc: Phao cứu sinh cho cánh mày râu hói đầu

(76)
Tìm hiểu về cấy tócThủ thuật cấy tóc là gì?Cấy tóc là một thủ thuật trong đó bác sĩ phẫu thuật di chuyển tóc đến khu vực bị hói đầu. Bác sĩ ... [xem thêm]

12 nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến bạn cần tránh

(54)
Khi phát hiện ra nguyên nhân gây hôi miệng và chữa trị sớm, bạn sẽ không còn quá lo lắng mỗi khi giao tiếp với mọi người xung quanh.Hôi miệng có thể là ... [xem thêm]

Làm quen với thay đổi cơ thể sau phẫu thuật ung thư vú

(85)
Tìm hiểu chungTái tạo vú là gì?Tái tạo vú là phẫu thuật để tái tạo hình dạng vú sau khi bạn đã cắt bỏ toàn bộ tuyến vú của bạn. Bác sĩ phẫu thuật ... [xem thêm]

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

(27)
Quầng thâm mắt không chỉ đơn thuần khiến bạn mất đi sự tự tin và thu hút trong giao tiếp, mà còn là dấu hiệu “tố cáo” rằng cơ thể và sức khỏe của ... [xem thêm]

Thực phẩm không thể thiếu trong tủ lạnh

(40)
Bạn đã biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh chưa? Sự thật là không phải loại rau củ quả nào cũng có cách bảo quản giống nhau và rất có thể bạn đã ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN