Làm thế nào để ngồi khi bị đau vùng xương cụt?

(3.6) - 33 đánh giá

Xương cụt đóng vai trò rất quan trọng giúp giữ vững cơ thể khi ngồi. Nhưng phải làm thế nào nếu cơn đau xương cụt luôn cản trở không để bạn nghỉ ngơi?

Các cơn đau xương cụt xuất hiện ở cuối cột sống và phía trên mông khiến người bệnh không thể vận động một cách thoải mái. Đừng bỏ qua bài viết sau nếu bạn muốn biết làm thế nào để ngồi khi bị đau nhé.

Nguyên nhân gây đau xương cụt

Bệnh nhân đau xương cụt thường cảm thấy đau khi ngồi hay khi đứng dậy và có xu hướng ngã về sau. Trong một vài trường hợp, cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện khi tắm hay trong lúc quan hệ. Đối với phụ nữ, một số người thường phải trải qua tình trạng không thoải mái vùng lưng dưới vào thời kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, cơn đau có thể ảnh hưởng đến cả hai chân của bạn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau xương cụt. Đầu tiên, cơn đau có thể xuất hiện khi bạn ngồi trên ghế cứng hay trên bề mặt không thoải mái một thời gian dài. Nguyên nhân thứ hai là do ngã hay chấn thương trước đó dẫn đến gãy xương cụt. Với phụ nữ trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đau xương cụt sẽ xuất hiện khi các dây chằng kết nối xung quanh xương cụt tự giãn nở để tạo chỗ cho em bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau nếu thừa cân hoặc do viêm nhiễm gây ra.

Ngồi thế nào khi bị đau xương cụt?

Đau xương cụt sẽ khiến người bệnh khó chịu hơn khi ngồi. Lý do vì trọng lượng cơ thể đè lên khiến xương cụt quá tải. Nếu bị đau, hãy thử một số biện pháp sau đây:

  • Tránh ngồi trên những bề mặt gây đau
  • Ngồi hướng nhẹ về trước sẽ giúp giảm đau vì động tác này hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể lên xương cụt. Khi ngồi hướng về trước, hầu hết trọng lượng cơ thể sẽ đặt lên đùi và các phần dưới của mông thay vì lên xương cụt (nằm giữa mông)
  • Nghiêng về một bên. Hành động nghiêng sang trái hay phải giúp giảm trọng lượng lên xương cụt
  • Ngồi khi chân hoặc mắt cá chân đặt sang hướng mông đối diện. Ví dụ như bệnh nhân có thể đặt chân phải ra sau và chéo sang hông trái (hay ngược lại). Tư thế này giúp nâng xương cụt làm giảm áp lực
  • Thay vì ngồi trong thời gian dài, bạn hãy thay đổi tư thế thường xuyên
  • Tìm tư thế thoải mái nhất
  • Xem xét miếng đệm xương cụt
  • Đứng dậy từ từ sau khi ngồi
  • Tránh ngồi khi ghế lắc lư
  • Cẩn thận khi thay đổi tư thế ngồi vì cơn đau có thể lan đến các vùng khác của cơ thể.

Ngoài những mẹo trên, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về những phương pháp chữa trị khác để giúp giảm đau hiệu quả. Có thể bác sĩ sẽ cho bạn dùng nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) để giảm cơn đau. Hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bước ngăn ngừa nhiễm trùng huyết khi bị nhiễm trùng

(62)
Nhiễm trùng huyết (còn gọi là nhiễm trùng máu) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng. Bệnh có thể tiến triển chỉ với một vết ... [xem thêm]

7 thực phẩm giàu vitamin D có lợi cho sức khỏe

(50)
Thực phẩm giàu vitamin D có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường sức khỏe.Việc bổ sung thực ... [xem thêm]

6 điều khiến bạn làm hư “cậu bé”

(94)
Bạn cảm thấy gần đây “cậu bé” của mình có vẻ không được khỏe lắm? Một số thói quen và hoạt động thường ngày mà bạn tưởng chừng như vô hại, ... [xem thêm]

Liệu bạn đã đi bộ đúng cách chưa?

(42)
“Đi bộ có thể mang lại cho bạn một vòng eo thon nhỏ và cơ bụng săn chắc”, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi nghe thấy điều này. Muốn đạt được kết quả ... [xem thêm]

Điều hòa thụ thể estrogen có chọn lọc để trị ung thư vú

(47)
Những tế bào trong cơ thể đều có thụ thể estrogen, nhưng mỗi loại tế bào sẽ có một thụ thể tiếp nhận estrogen khác nhau. Chất điều hòa thụ thể estrogen ... [xem thêm]

Chị em mê làm móng đừng lơ là thao tác này

(100)
Mặc dù bạn chỉ thường để ý đến lớp biểu bì quanh móng khi bạn làm móng tay, nhưng bạn có biết liệu cắt chúng đi có tốt không? Lớp biểu bì quanh móng ... [xem thêm]

Cho trẻ chơi đất sét có những lợi ích không ngờ

(87)
Đất sét là một món đồ chơi thú vị đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nắn, lăn và tạo hình với đất sét đều là những hoạt động ... [xem thêm]

Những điều bạn cần lưu ý về xuất huyết não

(96)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN