Trong một số trường hợp, đau dạ dày Hp có thể dẫn đến một loạt biến chứng nguy hiểm, bao gồm xuất huyết hay thậm chí là ung thư dạ dày.
Nhiễm khuẩn H. pylori thường gây nên những cơn đau khó chịu ở bao tử, thường gọi là đau dạ dày Hp. Vậy, bạn đã biết đau dạ dày Hp là gì; triệu chứng, phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý này chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
Đau dạ dày Hp là gì?
Bên cạnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày Hp cũng là tình trạng thường thấy do khuẩn H. pylori gây ra. Helicobacter pylori (H. pylori) hay vi khuẩn Hp là một loài vi sinh vật cư ngụ trong đường tiêu hóa của bạn, đặc biệt là dạ dày. Một lượng lớn khuẩn H. pylori tồn tại trong cơ thể có nguy cơ tổn thương trực tiếp đến lớp niêm mạc dạ dày, hình thành những vết loét cũng như gây nên các cơn đau khó chịu.
Thông thường, một người rơi vào trường hợp đau dạ dày Hp sẽ:
- Cảm thấy vùng thượng vị đau âm ỉ liên tục
- Bị rối loạn tiêu hóa
- Thay đổi chất lượng cuộc sống theo hướng tiêu cực
Bên cạnh đó, nếu bạn không kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục tình trạng đau dạ dày Hp, một loạt biến chứng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra, chẳng hạn như:
- Loét dạ dày mức độ nặng
- Viêm xung huyết dạ dày
- Thủng dạ dày
- Ung thư dạ dày
Nguyên nhân nào gây đau dạ dày Hp?
Đau dạ dày Hp phát sinh từ vấn đề nhiễm khuẩn Hp. Do đó, một số yếu tố sau đây có thể khiến vi khuẩn H. pylori xâm nhập cơ thể, bao gồm:
Chế độ ăn uống
Thực phẩm bẩn, bao gồm cả việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không rõ nguồn gốc xuất xứ là nguyên nhân hàng đầu cho tình trạng đau dạ dày Hp. Ngoài ra, khuẩn H. pylori cũng có thể “làm tổ” trong dạ dày bạn thông qua những món tươi sống, không được chế biến kỹ.
Mặt khác, nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm cũng làm tăng nguy cơ đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp.
Tiếp xúc với người nhiễm khuẩn Hp
Bên cạnh yếu tố thực phẩm, bạn còn có khả năng nhiễm khuẩn Hp từ người đang bị nhiễm. Thông thường, khuẩn H. pylori có thể lây từ người này sang người khác bằng những đường như:
- Miệng – miệng
- Phân – miệng
- Dạ dày – miệng
- Dạ dày – dạ dày
Ý thức vệ sinh và nhận thức y tế kém
Môi trường sống bẩn, mất vệ sinh cũng như thói quen không khám sức khỏe định kỳ là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đau dạ dày Hp.
Triệu chứng đau dạ dày Hp
Theo báo cáo từ nhiều chuyên gia, triệu chứng đau dạ dày Hp thường thấy bao gồm:
- Các cơn đau xuất hiện tại vùng thượng vị với nhiều mức độ khác nhau.
- Vùng thượng vị nóng rát.
- Cơn đau có xu hướng xảy ra sau khi bạn ăn no, dùng các món cay, nóng hoặc chua.
- Cơ thể vẫn ì ạch sau bữa ăn 30 – 60 phút do quá trình tiêu hóa hoạt động không tốt.
- Không có cảm giác đói, dù trước đó ăn rất ít.
- Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng cùng những triệu chứng khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Buồn nôn và nôn.
- Gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
- Sụt cân không mong muốn, dẫn đến suy nhược cơ thể.
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi do thiếu máu và thiếu sắt.
Những dấu hiệu trên chỉ đại diện cho tình trạng nhẹ. Nếu vấn đề đau dạ dày Hp ở bạn đã trở nặng, bạn có nguy cơ bắt gặp thêm những biểu hiện như:
- Tần suất cũng như cường độ đau dạ dày gia tăng.
- Khó nuốt thức ăn.
- Đau bụng ngay sau bữa ăn.
- Nôn thường xuyên. Máu lẫn với chất nôn ra.
- Phân hắc ín và có máu. Trường hợp này xảy ra đồng nghĩa với việc bạn đã bị xuất huyết hoặc thậm chí là thủng dạ dày.
Điều trị đau dạ dày Hp
Dựa vào thể trạng của bạn cũng như tình hình phát triển của đau dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc
Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc giúp bạn kiểm soát vấn đề đau dạ dày Hp, bao gồm:
- Thuốc diệt vi khuẩn Hp: nhóm thuốc này chủ yếu bao gồm kháng sinh, chẳng hạn như amoxicillin, tinidazol, clarithromycin… Chúng đều có tác dụng đối phó và tiêu diệt vi khuẩn H. pylori, từ đó thuyên giảm tình trạng đau bao tử. Những người bị đau dạ dày Hp nhẹ có thể dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát vấn đề.
- Thuốc trung hòa axit (stomafar, hydroxyd…) chịu trách nhiệm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm bớt các cơn đau khó chịu.
- Thuốc giảm tiết axit, bao gồm kháng histamine H2, ức chế bơm proton… điều trị tình trạng viêm dạ dày hiệu quả nhờ vào khả năng điều tiết bớt lượng axit có trong dịch bao tử.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, chẳng hạn như sucralfate (Carafate) và misoprostol (Cytotec).
Khi sử dụng thuốc để điều trị đau dạ dày Hp, bạn cần lưu ý tuân theo đúng chỉ định từ bác sĩ, bao gồm về liều lượng hay thời gian sử dụng, nhằm đảm bảo nhận được kết quả như mong đợi. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý dùng kết hợp nhiều loại thuốc có cùng cơ chế hoạt động.
Chế độ dinh dưỡng và thực phẩm chức năng
Theo các nhà nghiên cứu, chế độ ăn uống góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, bao gồm cả bệnh đau dạ dày Hp. Khi bạn bị đau bụng do nhiễm khuẩn H. pylori gây nên, chú trọng vấn đề dinh dưỡng sẽ đẩy nhanh tiến độ hồi phục của cơ thể, chẳng hạn như:
- Không ăn quá nhiều trong một lần. Hãy dùng nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính. Điều này giúp dạ dày hoạt động dễ dàng và ổn định hơn.
- Thức ăn dạng lỏng (súp, canh, cháo…) dễ bị phân giải thành chất dinh dưỡng hơn dạng rắn. Nhờ đó, áp lực ở dạ dày cũng sẽ giảm bớt.
- Trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa như chuối, đu đủ…
Dùng nhiều rau củ quả và trái cây luôn là yếu tố hàng đầu trong việc ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày Hp, bạn nên hạn chế những loại có vị chua hoặc cay như cà chua, ớt, cam, chanh… Nhóm thực phẩm này có nguy cơ gây thêm kích ứng cho lớp niêm mạc dạ dày vốn đang chịu tổn thương.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những món nhiều chất béo (khoai tây chiên, gà rán…) hay có những vị cay nóng, chua (lẩu Thái, cà ri…). Chúng có xu hướng khiến các triệu chứng đau dạ dày Hp bùng phát và trở nặng.
Bạn có thể muốn đọc thêm: Thực phẩm tốt và không tốt cho viêm loét dạ dày.
Tinh nghệ Nano Curcumin hỗ trợ điều trị đau dạ dày Hp như thế nào?
Từ lâu, nghệ đã là một phương thuốc phổ biến dành cho những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả đau dạ dày Hp. Curcumin, hoạt chất có thể tìm thấy nhiều ở tinh bột nghệ, đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc giải quyết những tình trạng sức khỏe này. Nhờ đặc tính kháng viêm cũng như chống oxy hóa mạnh, curcumin có thể làm dịu những cơn đau ở dạ dày, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi các vết loét.
Tuy vậy, bạn sẽ cần dùng rất nhiều curcumin trong thời gian dài để đảm bảo kết quả đạt cuối cùng như mong đợi. Điều này có thể được giải thích bởi tính chất của curcumin là không tan trong nước, dẫn đến sinh khả dụng của hoạt chất này vô cùng thấp.
Ngày nay, với công nghệ hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm ra hướng khắc phục nhược điểm trên bằng Nano Curcumin. Nhiều chuyên gia đánh giá Nano Curcumin như một “phiên bản nâng cấp” của curcumin với điểm khác biệt duy nhất là kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó, loại chế phẩm công nghệ cao này có khả năng thẩm thấu vào máu nhanh chóng và phát huy tối đa hiệu suất hoạt động của chính mình.
Hiện tại, thực phẩm chức năng chứa Nano Curcumin đang được bày bán rất nhiều trên thị trường với hàng loạt nhãn hiệu khác nhau. Do đó, bạn nên lưu ý chọn dùng những thương hiệu uy tín và nổi tiếng nhé.
Đau dạ dày Hp có nguy hiểm không?
Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ dẫn đến một loạt biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp can thiệp y tế kịp thời. Phần lớn chúng đều phát sinh từ những vết loét hình thành ở lớp niêm mạc dạ dày, chẳng hạn như:
Xuất huyết dạ dày
Một trong các bệnh phổ biến nhất ở những người thường xuyên đau bao tử là xuất huyết dạ dày. Đây là hệ quả trực tiếp từ tình trạng viêm loét dạ dày nặng.
Xuất huyết dạ dày có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh do tình trạng này tương đối khó điều trị. Đồng thời, việc cầm máu ở dạ dày cũng không dễ dàng. Mặt khác, đi kèm với tình trạng chảy máu nặng là mất máu cấp tính với những biểu hiện như:
- Hoa mắt, chóng mặt
- Tứ chi rét lạnh
- Đổ nhiều mồ hôi
- Da tái xanh, nhợt nhạt
- Hạ huyết áp
- Khó bắt mạch
- Thở dốc
- Sốt
Thủng dạ dày
Một biến chứng khác của đau dạ dày Hp là thủng dạ dày. Sự hình thành của những vết loét ở niêm mạc dạ dày sẽ khiến lớp mô này trở nên mỏng dần theo thời gian. Nếu kéo dài, vết loét có thể “đục thủng” dạ dày, kèm theo tình trạng xuất huyết. Thủng dạ dày có thể gây tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.
Ung thư dạ dày
Theo thống kê từ Hội Ung thư Việt Nam, tỷ lệ người dân mắc bệnh ung thư dạ dày đang ngày một tăng. Bên cạnh ung thư vú và gan, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá ung thư dạ dày là một trong các dạng ung thư phổ biến nhất ở nước ta. Đặc biệt, tình trạng này đang có xu hướng phát sinh ở những người trẻ tuổi và chỉ có 3% trường hợp phát hiện ở giai đoạn đầu.
Điều này có thể giải thích bởi dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn sớm và đau dạ dày Hp đôi khi giống nhau như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn… dẫn đến trường hợp chủ quan. Người bệnh thường chỉ nhận ra cơ thể mình bất thường khi bệnh trở nặng, nhưng lúc này đã muộn.
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Trắc nghiệm: bạn đã biết rõ về ung thư dạ dày?
Phòng ngừa bệnh đau dạ dày do Hp gây ra
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày Hp đơn giản mà hiệu quả nhất là ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn H. pylori, bao gồm:
- Ăn uống điều độ, hợp vệ sinh. Hạn chế những thức uống chứa cồn như bia, rượu… và các gia vị gây kích thích như ớt, tiêu.
- Chỉ nên ngủ sau bữa ăn 3 giờ.
- Tránh căng thẳng hoặc lo âu.
- Môi trường sống cần được vệ sinh sạch sẽ.
- Tham dự các buổi khám định kỳ đúng hẹn.
Ngoài ra, khi mắc bệnh, bạn cần tuân theo chính xác những chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc để kiểm soát vấn đề đau dạ dày Hp.