Ra máu khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ bầu?

(4.26) - 92 đánh giá

Khoảng 20% mẹ bầu trải qua hiện tượng ra máu khi mang thai tại một vài thời điểm. Tuy nhiên, đừng nên lo lắng quá bởi có những phụ nữ đã trải qua triệu chứng này và họ vẫn có một thai kỳ rất bình thường, khỏe mạnh.

Bạn có thể sẽ trải qua hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ. Thông thường, máu sẽ ra rất ít, kéo dài trong khoảng từ vài giờ cho đến vài ngày. Khi không rõ lý do vì sao mình lại bị có thai ra máu, nhiều mẹ bầu tỏ ra lo lắng rất nhiều.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để vượt qua điều này là tự tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục để có thể tận hưởng thai kỳ một cách khỏe mạnh nhất.

Nguyên nhân gây ra máu khi mang thai?

Không phải lúc nào cũng có thể xác định được lý do của hiện tượng ra máu khi mang thai. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Quan hệ tình dục khiến bạn bị ra máu khi mang thai

Phụ nữ mang thai có thể trải qua việc ra máu sau khi quan hệ trong thai kỳ nếu cổ tử cung của họ bị kích thích. Trong suốt thai kỳ, lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên. Nếu quan hệ tình dục trong thời gian này cũng có thể phá vỡ những mạch máu nhỏ và dẫn đến việc bị ra máu nhẹ.

Nhiễm trùng làm cho có thai ra máu

Những căn bệnh không liên quan đến việc mang thai như nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng âm đạo hay nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) cũng có thể gây ra việc chảy máu khi mang thai. Những tình trạng này có thể làm cho cổ tử cung bị kích thích và sau đó dẫn đến chảy máu.

Sảy thai hoặc thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng em bé bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung của người mẹ. Chảy máu, đặc biệt nếu theo sau đó là đau bụng hay chuột rút, có thể là dấu hiệu thông báo sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Việc mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Bạn nên đến ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo cùng với đau bụng hoặc chuột rút.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nên hiện tượng ra máu khi mang thai còn có thể là do:

  • Vỡ tử cung
  • Nhau tiền đạo
  • Thai ngoài tử cung
  • Polyp trên cổ tử cung
  • Cổ tử cung trở nên nhạy cảm
  • Nhiễm trùng cổ tử cung hoặc âm đạo
  • Hormone quy định chu kỳ kinh nguyệt gây ra chảy máu
  • Trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung, gây chảy máu
  • Rối loạn di truyền như Von Willebrand, có thể khiến máu trở nên khó đông
  • U xơ, xuất hiện ở thành tử cung. Thỉnh thoảng, nhau thai có thể bám chặt vào u xơ.

Ra máu khi mang thai, bà bầu nên làm gì?

Ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu những vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn nên quan sát cẩn thận xem mình có thai ra máu nhiều hay ít? Máu có màu gì? Sau đó bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa và nói cho họ biết về tình trạng của mình sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể phải cần đến siêu âm để biết nguyên nhân của việc chảy máu.

Để đối phó với hiện tượng có thai ra máy và tiếp tục một thai kỳ khỏe mạnh, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn:

  • Nếu quá đau, bạn nên chỉ nên uống nước ấm hoặc ăn cháo
  • Năng nghỉ ngơi trên giường hoặc ngủ trưa nhiều hơn
  • Hạn chế hoạt động thể chất nặng nhọc
  • Gác cao chân của bạn lên khi có thể
  • Không hoạt động chân quá nhiều
  • Tránh nâng vật trên 5 kg.

Hãy nhớ rằng, đa số phụ nữ bị ra ít máu khi mang thai đều có thể có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đi khám bác sĩ. Hãy thảo luận về các triệu chứng chảy máu của bạn với bác sĩ để đảm bảo chắc chắn rằng hiện tượng là bình thường.

Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?

Nếu có thai ra máu màu hơi nâu và chỉ là một đốm đỏ, bạn không cần quá lo lắng. Tuy vậy bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kĩ càng hơn.

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi bị ra máu và bị đau, thậm chí khi bạn đã ngưng chảy máu. Bạn có thể cần đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra. Bác sĩ có thể kiểm tra âm đạo của bạn, thực hiện siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá nồng độ hormone trong cơ thể, từ đó tìm ra nguyên nhân của hiện tượng ra máu cũng như phương hướng giải quyết tốt nhất.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia phụ khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngâm chân nước nóng: Tác dụng, cách làm và lưu ý

(49)
Đôi bàn chân là nơi phải chịu áp lực của toàn cơ thể. Tuy nhiên phần lớn chúng ta đều bỏ quên việc chăm sóc bộ phận này. Hãy thử ngâm chân nước nóng ... [xem thêm]

Bạn có biết vì sao hạnh nhân tốt cho bà bầu không?

(27)
Trong thời gian mang thai, bạn thường cảm thấy đói. Lúc này, nếu có thể, bạn hãy ăn một nắm hạt hạnh nhân vì hạnh nhân tốt cho bà bầu.Hạnh nhân có chứa ... [xem thêm]

Tinh dầu trà xanh: Người bạn tốt lành cho sức khỏe

(60)
Tuy không được phổ biến như tinh dầu tràm trà nhưng tinh dầu trà xanh lại chẳng hề thua kém về những lợi ích mang lại cho người dùng.Trà xanh là một trong ... [xem thêm]

Đau vú

(67)
Định nghĩaĐau vú (đau ngực) là bệnh gì?Đau vú là tình trạng đau, bị mềm hay cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay. Nhiều phụ nữ bị đau thường ... [xem thêm]

Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Lợi ích và lưu ý

(81)
Bà bầu có thể uống nước mía khi mang thai mà không gặp phải vấn đề sức khỏe nào nếu bạn thưởng thức với mức độ vừa phải. Khi mẹ bầu đang đau ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn

(82)
Bạn cảm thấy mình giống như một con ốc sên nhỏ bé trốn trong tổ ấm an toàn để tránh khỏi những đợt sóng dữ dội ngoài khơi. Làm sao bạn có thể bước ... [xem thêm]

14 Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Dễ Sinh

(99)
Yoga cho bà bầu là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

Bệnh thận móng ngựa ở trẻ em - Bệnh hiếm nên cần hiểu rõ

(61)
Thận móng ngựa là một dị tật bẩm sinh ở thận mà không nhiều người biết đến. Nguyên nhân dẫn đến dị tật này vẫn chưa được giải thích rõ ràng, tuy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN