U nang nabothian có nguy hiểm cho sức khỏe?

(3.76) - 13 đánh giá

Tìm hiểu chung

U nang là bệnh gì?

Nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, ở thể nửa rắn hoặc khí và xảy ra trong hầu hết các loại mô của cơ thể.

Kích thước của u nang khác nhau từ nhỏ đến lớn, có thể thay thế vị trí các cơ quan nội tạng. Nang có nhiều loại phổ biến tùy thuộc vào vị trí của nó, chẳng hạn như:

  • U nang vú: là những túi chứa đầy dịch bên trong vú, thường lành tính. Bạn có thể có một hoặc nhiều u nang vú ở một hoặc cả hai bên;
  • U nang da: là một nốt gồ chứa đầy chất lỏng nằm ngay bên dưới da;
  • U nang buồng trứng: là những túi chứa đầy dịch lỏng ở bên trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng.
  • U nang não: nằm trong não nhưng không phải là “khối u não” bởi vì chúng không phát sinh từ mô não.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u nang là gì ?

Đa số các u nang nhỏ không có triệu chứng hoặc dấu hiệu. Đôi khi, chúng có thể gây ra đau.

Trong trường hợp, u nang ở cơ quan nội tạng, bạn không thể thấy bất kỳ triệu chứng nào nếu chúng còn nhỏ. Nếu u nang lớn hơn, chúng sẽ di chuyển, chèn ép các cơ quan khác hoặc cản trở dòng chảy các dịch trong cơ thể như gan, tuyến tụy hoặc các cơ quan khác.

U nang vú thường có các dấu hiệu sau :

  • U nang có thể ở trong một hoặc cả hai vú;
  • Một khối bầu dục, cạnh không đều, mềm và dễ di chuyển xung quanh;
  • Núm vú sạch và có màu vàng, màu rơm hoặc màu nâu sẫm;
  • Đau vú hoặc đau ở vùng có u nang vú;
  • Kích thước khối u nang vú tăng và đau vú ngay trước kì kinh nguyệt;
  • Kích thước khối u vú giảm sau kì kinh nguyệt.

Bạn sẽ có dấu hiệu sau nếu mắc bệnh u nang da :

  • Một nốt nhỏ bên dưới da, thường ở mặt, thân mình hay cổ;
  • Mụn đầu đen nhỏ xíu là miệng của u nang;
  • Thỉnh thoảng có dịch sánh, vàng, hôi thối chảy ra từ nang;
  • Da bị đỏ, sưng và đau ở khu vực bệnh nếu bạn bị viêm hay nhiễm trùng.

Dấu hiệu của u nang buồng trứng bao gồm:

  • Đau âm ỉ lan ra sau lưng và đùi. Cơn đau xảy ra ngay trước kì kinh nguyệt, ngay trước kì kinh kết thúc hoặc trong khi giao hợp;
  • Đau khi đi tiểu hay có áp lực lên ruột;
  • Buồn nôn, nôn hoặc đau vú như khi mang thai;
  • Cảm giác đầy bụng;
  • Áp lực lên bàng quang khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn hoặc gặp khó khăn trong việc làm trống bàng quang.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng được liệt kê dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

U nang vú

Bạn cảm thấy sần hoặc có nốt nhỏ trên vú. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ cục u nang vú mới nào vẫn tồn tại sau thời gian kinh nguyệt hoặc nếu khối u nang hiện có lớn lên hay thay đổi, hãy đi khám bác sĩ.

U nang da

Bạn cảm thấy u nang trên da lớn nhanh, đôi khi đau hoặc nhiễm trùng do u vỡ. Bạn cũng cảm thấy phiền toái khi có u nang ở da

U nang buồng trứng

Nếu bạn thấy đau đột ngột và dữ dội ở bụng, vùng chậu hay đau kèm theo sốt hoặc nôn mửa, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh u nang?

Một số nguyên nhân gây ra bệnh u nang bao gồm:

  • Di truyền;
  • Các khối u;
  • Nhiễm trùng;
  • Lỗi trong quá trình phát triển phôi;
  • Tình trạng viêm mạn tính;
  • Tắc nghẽn các ống dẫn trong cơ thể;
  • Ký sinh trùng;
  • Các chấn thương.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh u nang?

U nang là bệnh khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh u nang?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u nang phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm di truyền, dị tật bẩm sinh trong việc phát triển các cơ quan, nhiễm trùng, khối u và bất kỳ vật cản dòng chảy dịch cơ thể hoặc các chất khác.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh u nang?

Bác sĩ sẽ dễ dàng sờ thấy một số nang, đặc biệt nếu các nang này nằm ở da hoặc các bộ phận mà bạn có thể dễ cảm nhận được.

Bên cạnh đó, chẩn đoán hình ảnh rất hữu ích trong việc tìm kiếm các u nang, như siêu âm, X-quang, quét CAT và MRI.

Bác sĩ đôi khi sẽ sử dụng sinh thiết để xác định xem đó có phải là các mô ác tính có hình dạng giống nang hay không. Phương pháp này còn được thực hiện nhằm làm giảm kích thước của nang.

Đối với u nang buồng trứng, nếu bạn lo ngại rằng u nang có thể là ung thư, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu của ung thư buồng trứng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh u nang?

Trong hầu hết các trường hợp, u nang thường biến mất sau một vài tháng. Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và các vấn đề mà bệnh gây ra.

Nói chung, bác sĩ có thể điều trị u nang bằng cách hút hoặc cắt bỏ bằng phẫu thuật.

Một số nang, bác sĩ có thể điều trị đơn giản bằng cách hút chất bên trong thông qua kim hoặc catheter để chúng xẹp đi.

Phẫu thuật cắt bỏ dùng để điều trị một số bệnh như u nang buồng trứng và u nang não.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh u nang?

Hãy chắc chắn rằng bạn không nặn hoặc làm vỡ u nang vì sẽ làm trầm trọng thêm nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, các nguyên nhân này có thể làm các u nang to lên hoặc bị nhiễm trùng.

Đối với u nang da, bạn có thể sử dụng hầu hết thuốc bôi như nha đam, dầu thầu dầu, dầu cây trà và nhiều hợp chất khác nhằm làm xẹp các nang. Tuy nhiên, bạn hãy nhờ bác sĩ kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp nào.

Đối với u nang vú, bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Lợi ích của các bài tập thể dục đối với sức khỏe sinh sản

(60)
Đối với các cặp vợ chồng trẻ đang mong ngóng có con, việc giữ cho mình có một cơ thể khỏe mạnh là điều rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ... [xem thêm]

Xói mòn động mạch vành ở phụ nữ

(42)
Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý tim mạch. Căn bệnh này có xu hướng ngày càng gia tăng tại nước ta. ... [xem thêm]

Cách sử dụng tinh dầu bạc hà làm đẹp bây giờ bạn mới biết!

(47)
Cách sử dụng tinh dầu bạc hà làm đẹp sẽ giúp bạn có đôi môi mềm mại, cải thiện làn da bóng dầu và ngăn ngừa cả tình trạng bã nhờn trên da đầu nữa ... [xem thêm]

Khám phá sự thật về đái tháo đường típ 1

(10)
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp ... [xem thêm]

Bạn biết gì về vật lý trị liệu?

(42)
Hiện nay, vật lý trị liệu được áp dụng khá phổ biến và được công nhận như một phương pháp điều trị hiệu quả giúp chức năng cơ thể hồi phục bình ... [xem thêm]

12 bí quyết chọn trái cây và rau củ quả tươi ngon

(25)
Các loại trái cây và rau củ tươi ngon, bổ dưỡng là nguồn cung cấp vitamin và các dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại trái ... [xem thêm]

Bạn cần làm gì khi con mắc bệnh nhược thị ở trẻ em?

(77)
Bệnh nhược thị ở trẻ em khá phổ biến. Bố mẹ cần chú ý các dấu hiệu về bệnh này để đưa trẻ đi điều trị sớm, cơ hội khỏi bệnh sẽ cao ... [xem thêm]

Điểm qua ưu và khuyết điểm của phương pháp học tại nhà

(68)
Ngày nay, có một số phụ huynh cho rằng việc cho con đi học có quá nhiều áp lực nên tìm kiếm các lựa chọn thay thế trường học. Cho con học tại nhà là một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN