Danh sách thuốc điều trị ADHD thường được bác sĩ chỉ định

(3.74) - 28 đánh giá

Thuốc điều trị ADHD có thể làm giảm các triệu chứng bệnh ở cả người lớn và trẻ em. Song phương pháp điều trị ở từng bệnh nhân không giống nhau. Không phải mọi bệnh nhân mắc chứng ADHD đều được dùng chung một loại thuốc.

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một dạng rối loạn tâm thần. Nó gây ra hàng loạt triệu chứng liên quan đến vấn đề tập trung, giảm trí nhớ, hiếu động quá mức.

Sau khi chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thích hợp cho từng bệnh nhân.

Thuốc điều trị ADHD chứa chất kích thích

Thuốc điều trị ADHD chứa chất kích thích là loại thuốc được kê toa phổ biến nhất. Nó thường là lựa chọn đầu tiên cho những trường hợp chữa bệnh ADHD bằng thuốc. Thuốc hoạt động bằng cách tăng lượng hormone dopamine và norepinephrine (còn gọi là chất dẫn truyền thần kinh) trong não. Vì thế, nó cải thiện sự tập trung và giảm mệt mỏi cho bệnh nhân.

Các loại chất kích thích điều trị ADHD phổ biến bao gồm:

Amphetamines

Amphetamines là chất kích thích được dùng trong quá trình điều trị ADHD. Thuốc dùng dưới dạng uống. Những thành phần tương tự amphetamines là dextroamphetamine hoặc lisdexamfetamine.

Tên thương hiệu thuốc chứa những thành phần này bao gồm: Adderall XR, Dexedrine, Dyanavel XR, Evekeo, Procentra, Vyvanse.

Methamphetamine (Desoxyn)

Methamphetamine cũng là chất kích thích có tác dụng tăng lượng chất dẫn truyền thần kinh trong não. Bên cạnh khả năng làm giảm triệu chứng ADHD, thuốc còn có tác dụng phụ thường gặp là giảm sự thèm ăn và tăng huyết áp của bệnh nhân. Thuốc được bào chế dưới dạng viên.

Methylphenidate

Methylphenidate hoạt động bằng cách giúp não tái hấp thu hormone norepinephrine và dopamine. Thuốc được sử dụng qua đường uống hoặc dán dưới da. Tên thương hiệu bao gồm:

– Aptensio XR

– Metadate ER

– Concerta

– Daytrana

– Ritalin

– Ritalin LA

– Methylin

– QuilliChew

– Quillivant

– Focalin

Thuốc điều trị ADHD không chứa chất kích thích

Thuốc điều trị ADHD không chứa chất kích thích cũng có tác dụng giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng nhưng nó lại có cơ chế tác động khác với thuốc chứa chất kích thích. Thuốc không chứa chất kích thích cũng gây ảnh hưởng nhất định đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ nhưng nó không làm tăng nồng độ dopamine (còn được gọi là hormone hạnh phúc).

Thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không có khả năng đáp ứng điều trị hoặc phải chịu ảnh hưởng quá lớn từ thuốc chứa chất kích thích. Những loại thuốc chữa bệnh ADHD không chứa chất kích thích bao gồm:

Atomoxetine (Strattera)

Atomoxetine (Strattera) cho phép hormone có lợi norepinephrine hoạt động lâu hơn trong não. Thuốc có tác dụng lâu dài nên có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chỉ dùng một lần mỗi ngày.

Ở một số trường hợp, thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như vàng da, vàng tròng trắng mắt, mệt mỏi, bụng mềm hoặc sưng. Nếu người bệnh có tiền sử bệnh gan hoặc trong quá trình dùng thuốc, cơ thể bệnh nhân xuất hiện một trong những triệu chứng vừa kể trên, bệnh nhân phải thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra chức năng gan.

Clonidine (Kapvay)

Clonudine được sử dụng để giảm sự hiếu động, bốc đồng và mất tập trung ở những người bị ADHD. Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị chứng cao huyết áp.

Vì thuốc có khả năng làm giảm huyết áp của người sử dụng nên nếu bệnh nhân có vấn đề liên quan đến chứng huyết áp thấp, bác sĩ phải rất thận trọng trước khi chỉ định cho bệnh nhân sử dụng.

Guanfacine (Intunix)

Guanfacine thường được chỉ định để điều trị chứng cao huyết áp ở người lớn. Thuốc cũng giúp người bệnh cải thiện các vấn đề về hành vi, trí nhớ, sự hiếu động liên quan đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Mọi loại thuốc điều trị ADHD đều có khả năng gây ra tác dụng phụ. Bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân sử dụng những cách điều trị khác cùng với thuốc để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Đó có thể là sự kết hợp với những phương pháp điều trị tự nhiên như thay đổi chế độ ăn uống, cải thiện lối sống và cách giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình.

Để đạt kết quả điều trị tốt nhất, người nhà bệnh nhân cần thảo luận kỹ và hợp tác chặt chẽ với chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc, thay đổi thuốc hoặc tăng giảm liều lượng trong quá trình chữa bệnh. Điều này có thể khiến bệnh nhân gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng. Thậm chí, triệu chứng bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, gây khó khăn và kéo dài thời gian chữa bệnh.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Healthline / How to treat ADHD naturally with an elimination diet / Cách điều trị ADHD bằng chế độ ăn kiêng

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều cần biết về chấn thương khớp cổ chân (Phần 1)

(67)
Chấn thương khớp cổ chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại, vận động và các hoạt động sinh hoạt thường ngày khác. Do đó, sau khi ... [xem thêm]

Lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến gây nguy hiểm khôn lường

(82)
Bệnh vảy nến có lây không? Thật ra, đây là một bệnh mạn tính không lây. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu điều này nên nghĩ người bệnh sẽ lây cho mình, ... [xem thêm]

Trắng da hiệu quả nhờ axit kojic

(45)
Các sản phẩm có chứa kojic acid thực sự là sự lựa chọn lý tưởng cho việc làm đẹp. Nó còn có công dụng làm giảm mụn trứng cá và làm mờ vết sẹo.Tại ... [xem thêm]

10 bí quyết thời trang che mỡ bụng giúp bạn tự tin hẹn hò

(74)
Mặc dù có khảo sát cho thấy đàn ông thích phụ nữ đầy đặn hơn là mình hạc xương mai nhưng điều này cũng không khiến các cô nàng có vòng eo bánh mì cảm ... [xem thêm]

Can thiệp nội mạch tiêu sợi huyết để điều trị đột quỵ

(56)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Bạn biết gì về viêm hang vị dạ dày phù nề sung huyết?

(84)
Viêm hang vị dạ dày phù nề sung huyết là một trong hai nhóm nhỏ của viêm hang vị. Bệnh xuất hiện cùng những thương tổn nặng nề cũng như sự hiện diện ... [xem thêm]

Tuổi nào nên bắt đầu chống lão hóa da?

(28)
Mỗi người phụ nữ có tình trạng da khác nhau, vì vậy quá trình lão hóa có thể khác nhau ở mỗi cá nhân. Ngay cả ở độ tuổi 20, bạn cũng có thể gặp những ... [xem thêm]

Phơi nhiễm chì do nghề nghiệp

(47)
Tôi có thể bị phơi nhiễm chì như thế nào? Chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo hai cách: qua đường hô hấp (hít vào) và đường tiêu hóa (ăn vào). Bạn có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN