9 biến chứng mà bé yêu có thể gặp phải khi mẹ sinh con ở tuần 34

(3.74) - 50 đánh giá

Hầu hết đối với các trường hợp, tỷ lệ sống sót của bé khi người mẹ sinh con ở tuần 34 là khá cao mặc dù vẫn kèm theo những biến chứng nguy hiểm.

1 thai kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 38 đến 40 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, em bé có thể chào đời ở tháng thứ 8. Những đứa trẻ này được gọi là sinh non và một số yếu tố góp phần giải thích cho hiện tượng này.

Bài viết sau, Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề sinh con ở tuần 34 cũng như các thông tin liên quan.

Nguyên nhân gây sinh con tuần 34

Có nhiều tình trạng khiến thời điểm chuyển dạ của mẹ bầu đến sớm hơn dự tính, chẳng hạn như:

  • Có tử cung quá lớn do mang đa thai hoặc có nước ối quá nhiều
  • Bất thường trong cấu trúc của tử cung hoặc cổ tử cung như bất túc cổ tử cung
  • Phẫu thuật bụng khi mang thai để loại bỏ u nang buồng trứng, ruột thừa hoặc túi mật
  • Các vấn đề ở nhau thai như nhau tiền đạo, nhau thai bị bóc tách, nhau dính bất thường
  • Một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục được biết là có nguy cơ gây sinh con tuần 34. Dịch tiết của vi khuẩn sẽ làm suy yếu các màng bao quanh túi ối khiến bộ phận này bị vỡ sớm hoặc gặp các biến chứng khác dẫn đến chuyển dạ sinh non
  • Mẹ bầu gặp tai nạn…

Biến chứng nếu sinh con tuần 34

Dưới đây là một số biến chứng thường gặp ở trẻ sinh non ở tuần 34, bao gồm:

1. Ứ mật

Tình trạng vàng da nằm trong những vấn đề phổ biến ở trẻ sinh non vì hệ thống trao đổi chất vẫn chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ. Do đó, một sản phẩm phụ của máu như bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng da và mắt chuyển màu vàng. Tình trạng này còn được gọi là vàng da.

2. Thiếu máu

Tình trạng thiếu máu xảy ra là do số lượng hồng cầu trong máu giảm. Tế bào máu này chịu trách nhiệm mang oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, chúng rất cần thiết cho tất cả các quá trình trao đổi chất và tăng trưởng. Trẻ sinh non sẽ không có đủ máu để phát triển hoàn toàn và khiến cơ thể yếu hơn bình thường.

3. Hội chứng suy hô hấp (RDS)

Hệ hô hấp chưa phát triển ở trẻ sinh non dễ làm bé gặp phải tình trạng khó thở. Thiên thần nhỏ cũng sẽ nhạy cảm với các điều kiện môi trường và bất kỳ thay đổi nào cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy hô hấp.

4. Ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn làm cho trẻ sơ sinh không tự hô hấp, tình trạng này do hệ hô hấp kém phát triển gây ra. Thật không may, trẻ sinh non phải chịu đựng chứng bệnh trên cho đến khi cơ thể trưởng thành. Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường được điều trị bằng thuốc và theo dõi chặt chẽ.

5. Nhiễm trùng

Khi bạn sinh con tuần 34 của thai kỳ, bé rất dễ bị nhiễm trùng do hệ thống miễn dịch yếu. Vì bé không còn được cơ thể mẹ che chở, chống lại vi khuẩn nên bé có nguy cơ bị bệnh cao hơn những trẻ sơ sinh đủ tháng.

6. Còn ống động mạch

Đây là một động mạch nối mẹ với em bé và có thể không đóng đúng cách sau khi sinh non. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

7. Chứng loạn sản phế quản phổi (BPD)

Việc bị chứng loạn sản phế quản phổi khiến trẻ cần sự hỗ trợ của máy thở trong nhiều tuần.

8. Huyết áp thấp

Trẻ sinh non không có khả năng dự trữ máu hoặc mạch máu chưa phát triển tốt. Do đó, bé cũng không thể duy trì huyết áp ở mức bình thường, từ đó dẫn đến tình trạng hạ huyết áp ngay sau khi chào đời.

9. Viêm ruột hoại tử

Đây là một tình trạng nghiêm trọng, thành ruột ở trẻ sinh non sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm trùng do ruột kém phát triển cũng có thể dẫn đến hiện tượng bào mòn hoặc thậm thủng ruột, khiến phân tràn vào khoang bụng.

Cách chăm sóc trẻ sinh non tuần 34

Một em bé sinh non ở tuần 34 của thai kỳ cần được chăm sóc kỹ lưỡng ở các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như:

1. Nuôi trong lồng ấp

Trẻ sinh non khi mẹ mới mang thai 8 tháng sẽ được chăm sóc ở trong lồng ấp, nơi bé có thể được theo dõi chặt chẽ mọi lúc. Thêm vào đó, bác sĩ cũng dùng các thiết bị chuyên dụng để trợ thở, giúp bé bú hoặc những nhu cầu sinh lý khác. Cuối cùng, bầu không khí bên trong lồng ấp được kiểm soát cẩn thận nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tăng trưởng và phục hồi của em bé.

2. Cho ăn

Trẻ sinh non không thể bú được sữa mẹ vì khả năng mút bú của bé vẫn chưa được phối hợp tốt. Thay vào đó, con sẽ được cho ăn thông qua một chiếc ống truyền từ miệng tiến thẳng đến dạ dày.

Nếu không thể cho ăn qua đường miệng, bác sĩ sẽ truyền các chất dinh dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Bạn có thể được yêu cầu hút sữa để cho bé bú bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cân bằng, chứa các chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết. Sau khi rời lồng ấp, trẻ sơ sinh sẽ có khả năng bú mẹ như các bé bình thường.

3. Kết nối với em bé

Tương tác vật lý giữa mẹ và con rất quan trọng đối với sức khỏe của cả hai. Tuy nhiên, việc không thể chạm vào em bé khi con nằm trong lồng ấp sẽ trở thành một trải nghiệm khó khăn cho bạn. Mặt khác, đây chỉ là vấn đề thời gian, dưới sự giám sát cẩn thận của bác sĩ và y tá, bạn có thể sớm cho bé ăn cũng như ôm ấp con.

Tỷ lệ sống của em bé khi mẹ bầu sinh con ở tuần 34

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao nhất là ở trường hợp sinh non. Tỷ lệ này sẽ giảm khi tuổi thai của bé càng lớn. Nếu như trẻ sinh không quá thiếu tháng, tỷ lệ sống sót là hơn 98% (16,2 ca tử vong trên 1.000 ca). Do đó, trừ khi có nhiều biến chứng nặng, hầu hết trẻ sơ sinh đều sống sót.

Trẻ sinh non sẽ ở trong lồng ấp bao nhiêu lâu?

Tất cả trẻ sinh non phải đáp ứng được các mốc phát triển nhất định trước khi bé có thể ra ngoài lồng ấp. Nếu bé được sinh ra sau 34 tuần mang thai, thời gian lưu trú của con ở phòng chăm sóc đặc biệt có thể khá ngắn, dự kiến kéo dài cho đến khi bé đạt 38 tuần tuổi thai.

Trẻ sinh non sẽ cần giúp đỡ để thở. Đặc biệt, việc cho bé ăn sẽ tốn rất nhiều thời gian bởi khả năng phản xạ của con chưa được phối hợp tốt, từ đó khiến bé khó có đủ dinh dưỡng để phát triển. Do đó, bố mẹ cần trang bị rất nhiều thông tin xoay quanh việc chăm sóc trẻ sinh non tại nhà để con có thể đạt các mốc tăng trưởng như bình thường.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu ăn lá lốt trong thời gian mang thai có an toàn không?

(51)
Lá lốt là một trong những loại lá gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Thế nên, trong thời gian mang thai, việc mẹ bầu ăn lá lốt có ... [xem thêm]

Nutridentiz

(73)
Tên thành phần: Dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết xuất lá trầu không, hương liệu Tên ... [xem thêm]

Hiểu rõ lợi ích của quả mơ: Bí quyết chăm con khỏe mạnh

(29)
Tuổi tác luôn là vấn đề đáng quan ngại của nhiều người vì khi tuổi càng cao sẽ càng hay gặp các vấn đề về da và sức khỏe. Chức năng da trở nên chảy ... [xem thêm]

Ngày đầu tiên sau sinh của bé sẽ như thế nào?

(29)
Bạn sắp đến ngày vượt cạn và đang thắc mắc về ngày đầu tiên sau sinh của bé sẽ diễn ra như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc ... [xem thêm]

10 bí quyết làm đẹp với trà xanh bạn nên thử

(17)
Trà xanh từ lâu đã được xem như một loại thảo dược hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, trầm cảm và giúp ngăn ngừa lão hóa. Hãy thử các cách làm đẹp ... [xem thêm]

Chứng dị ứng ở trẻ nhỏ: Những điều phụ huynh cần chú ý

(42)
Những thực phẩm gây dị ứng có thể gây ra các triệu chứng, vấn đề khó chịu trên hệ thống hô hấp, tiêu hóa… Thậm chí, bạn còn có nguy cơ tử vong nếu ... [xem thêm]

Con của bạn có cần làm phẫu thuật tinh hoàn ẩn không?

(52)
Ở nước ta, ẩn tinh hoàn không phải là một tình trạng hiếm gặp ở các bé trai. Bố mẹ thường nghĩ đến việc phẫu thuật tinh hoàn ẩn cho con ngay khi phát ... [xem thêm]

Đi làm móng tay giả, cẩn thận kẻo bị nhiễm trùng!

(78)
Móng tay giả hay còn gọi là móng tay nhân tạo là một loại phụ kiện làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như lụa, gel, acrylic… Bạn có thể muốn đắp móng tay ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN