Vấn đề về tuyến thượng thận do rối loạn chức năng cảm xúc

(4.24) - 72 đánh giá

Tuyến thượng thận là gì? Chúng làm việc ra sao và cảm xúc có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?

Bạn có tự xem mình là một người cảm tính không? Các vấn đề về cảm xúc ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn nhiều đến mức nào?

Nếu bây giờ tôi yêu cầu bạn nghĩ lại cuộc đời mình, sau đó nghĩ về 3 ví dụ tình huống khi bạn trải qua những chấn động cảm xúc quan trọng trong đời, điều gì sẽ nảy ra trong đầu bạn?

Bạn nhớ lại điều đó dễ dàng đến mức nào? Bạn có nhớ từng sự kiện riêng biệt không? Liệu bạn có nhớ những gương mặt cụ thể, âm thanh cụ thể hoặc thậm chí là những cảm xúc cụ thể không?

Bài viết lần này sẽ xem xét tất cả những yếu tố quan trọng về cảm xúc mà chấn động tâm lý chắc chắn nằm trong danh sách này.

Tuyến thượng thận và thần kinh cảm xúc

Áp dụng phương pháp trị liệu Phản xạ Cảm nhận Sâu Gân xương (PDTR), chúng tôi có những dụng cụ đặc biệt có thể chỉ ra một người đang thực hiện chức năng cơ thể thông qua các bộ lọc đa dạng khác nhau hiệu quả như thế nào. Một trong những điều để chúng tôi đánh giá là khả năng kiềm chế của một người khi xét về chức năng thượng thận.

Trong số những bộ phận mà một cá nhân bị rối loạn chức năng tuyến thượng thận có khả năng phục hồi khá thấp đối với sự kích thích căng thẳng tồn tại một dạng đặc biệt của yếu cơ và một mức độ ít tối ưu hơn về chức năng nhận thức.

Trong nhiều bệnh nhân đến phòng khám của chúng tôi tuần này, mỗi người mang trong mình một căn bệnh khác nhau, từ chứng mất co duỗi mắt cá chân, đau vai tới đau gót chân. Trong mỗi ca, cả bệnh sử chủ quan lẫn đánh giá khách quan của chúng tôi về các bệnh nhận đều chỉ ra sự suy giảm chức năng thượng thận.

Kết quả của những ca này đưa nguyên nhân căn bản là sự suy giảm chức năng cảm xúc.

Tuyến thượng thận

Vậy các tuyến thượng thận là gì? Chúng làm việc ra sao và cảm xúc có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của chúng?

Tuyến thượng thận là một cặp cơ quan có hình tam giác nằm trên đỉnh thận với chức năng chủ yếu là giúp bạn kiểm soát trong suốt những tình huống căng thẳng.

Trong giai đoạn căng thẳng, não bộ gửi một xung thần kinh đến tủy thượng thận để tiết ra adrenaline (hay còn được biết đến là epinephrine). Chất này làm tăng huyết áp, nhịp thở và nhịp tim. Tất cả chuyện này đều nhằm mục đích cho phép bạn thoát khỏi những tình huống nguy hiểm tiềm ẩn.

Não bộ cũng tiết ra một loại hormone kích hoạt một chuỗi các sự kiện để “nhắc nhở” tuyến thượng thận sản xuất cortisol. Cortisol có vai trò làm tăng lượng glucose trong máu để cung cấp nhiên liệu cho cơ bắp và não bộ trong các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn. Một loại hormone khác cũng được tiết ra là aldosterone giúp điều hòa lượng muối và kali trong cơ thể.

Suy giảm chức năng tuyến thượng thận

Sự suy giảm chức năng tuyến thượng thận có thể gây ra một loạt các vấn đề trong cơ thể.

Lượng cortisol cao có thể dẫn tới tăng cân, tăng lượng glucose trong máu, lượng testosterol thấp, giải độc gan giảm, tăng viêm ruột/khả năng thẩm thấu, giảm chức năng của hệ miễn dịch và chứng mất ngủ.

Cortisol cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học (rất quan trọng tới hình thái giấc ngủ) và có thể dẫn tới các vấn đề trong ghi nhớ và học tập, cũng như bệnh khó ngủ.

Điều quan trọng bạn cần phải nhận ra ở đây là tự bản thân tuyến thượng thận không gây ra vấn đề, chúng chỉ đơn thuần sản xuất hormone dựa trên tín hiệu thần kinh chúng nhận được. Do vậy, nếu một người bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận, dù mức độ cortisol cao hay thấp, thứ cần thay đổi là tín hiệu của tuyến, riêng tuyến vẫn đang hoạt động tốt.

Chức năng tuyến thượng thận phụ thuộc vào sự phối hợp của ba khu vực não: hồi hải mã, thể lưới của não giữa và vùng dưới đồi. Một khu vực của vùng dưới đồi nhận thông tin từ hệ miễn dịch và các chất dẫn truyền thần kinh từ hệ thần kinh.

Việc tiếp nhận thông tin từ hệ viền (một cấu trúc phức tạp liên quan tới các cảm xúc) cũng rất quan trọng.

Mặc dù còn nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chức năng tuyến thượng thận, nếu một người có một sự kích hoạt cảm xúc thì một trong những thứ não bộ có thể tạo ra chính là sự rối loạn chức năng tuyến thượng thận. Điều này có thể dẫn tới việc tạo ra tín hiệu đầu vào là sự dễ kích ứng hay sự ức chế tới tuyến thượng thận, dẫn tới mức độ cortisol cao hoặc thấp trong cơ thể.

Sự rối loạn chức năng tuyến thượng thận sau đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ, khả năng nhận thức và có thể khiến một người dễ bị tổn thương hơn cũng như khiến họ ít đáp ứng với điều trị hơn.

Vì sự rối loạn chức năng cảm xúc điều khiển các vấn đề thượng thận, vì vậy nếu sự rối loạn chức năng cảm xúc tiếp tục không được điều trị, nó có thể tiếp tục kích hoạt phản ứng thượng thận liên tục. Thậm chí nếu bạn ý thức về sự kích hoạt, bạn sẽ mãi mãi chỉ chiến đấu trong một trận chiến mà bạn thua cuộc. Các triệu chứng có thể chỉ ra sự rối loạn chức năng tuyến thượng thận bao gồm sự khó ngủ hay thức muộn, đổ nhiều mồ hôi quá mức, loét dạ dày, chóng mặt khi đứng dậy nhanh chóng, thị lực bị mờ, hoa mắt giữa các bữa ăn và giảm mệt mỏi sau khi ăn.

Nếu bạn từng trải qua bất kỳ chấn động cảm xúc đáng kể nào và cảm thấy quen thuộc với các triệu chứng trên, bạn có thể đang bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát)
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bạn 9 cách giúp trị rụng tóc sau sinh hiệu quả

(24)
Rụng tóc sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại của nhiều bà mẹ. Tình trạng này kéo dài từ 5 – 6 tháng hoặc lâu hơn nếu không được chăm sóc ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

(38)
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của đông đảo bệnh nhân thành phố Hà Nội và khu vực lân cận. Nếu đang có nhu cầu ... [xem thêm]

Mách nhỏ cách tự kiểm tra âm đạo tại nhà

(34)
Trong chúng ta không phải ai cũng có thể trở thành bác sĩ nhưng sẽ là một ý tưởng tuyệt vời khi bạn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức y khoa cơ ... [xem thêm]

5 lợi ích bạn không ngờ đến của bài tập nâng chân

(87)
Những bài tập nâng chân là gợi ý khá lý tưởng cho những “nàng lười” thích tập trên giường vì vừa đơn giản lại nhẹ nhàng. Thực hiện bài tập 20 phút ... [xem thêm]

Nuôi 11 giống chó này không sợ bị dị ứng với lông

(81)
Với nhiều người bị dị ứng, sở hữu một chú chó hay mèo, hay thậm chí chó mèo của khách đến thăm nhà, cũng khó khăn nếu không muốn nói là bất khả thi, ... [xem thêm]

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh để bé không tái đi tái lại nhiều lần

(69)
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu mẹ không biết cách chữa và kiểm soát bệnh cho bé. Sau nhiều lần tái phát, bệnh có thể tiến ... [xem thêm]

Ung thư phổi di căn đến xương nguy hiểm thế nào?

(23)
Ung thư phổi di căn đến xương là một tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 30–40% những người bị ung thư phổi tiến triển. Thực tế, tỷ lệ ... [xem thêm]

Lượng đường trong máu nói gì về sức khỏe của bạn?

(88)
Đường huyết hay glucose máu là lượng đường có ở trong máu và theo máu vận chuyển đến tất cả các tế bào của cơ thể để cung cấp năng lượng. Cần giữ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN