Bà bầu bị cảm cúm và ho, cần làm gì?

(4.07) - 21 đánh giá

Bà bầu bị cảm cúm và ho là những tình trạng thường gặp khi mang thai. Thai phụ cần phải trang bị kiến thức để có cách phòng tránh cũng như chữa trị hợp lý.

Khi bạn mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn thay đổi nhằm mục đích chính là bảo vệ em bé đang phát triển của bạn. Điều này có nghĩa là bạn có thể dễ bị nhiễm vi trùng gây ho, cảm lạnh và cúm hơn. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng bà bầu bị cảm cúm và ho trong thời kỳ mang thai, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bà bầu bị cảm cúm và ho, điều trị thế nào?

Cảm cúm có thể làm cho bạn bị kiệt sức khi mang thai, vì vậy hãy để cho cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu bị cúm, bạn sẽ mắc một số triệu chứng sau đây:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon

Nếu bà bầu lo lắng về việc mình bị cảm cúm và ho, hãy đi khám bác sĩ ngay. Điều tốt nhất bạn có thể làm là nghỉ ngơi thật thoải mái và tránh xa công việc cho đến khi hoàn toàn bình phục. Bạn cũng có thể thử các phương pháp sau để giảm triệu chứng trên:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt nếu bạn bị sốt, để tránh cho cơ thể bị mất nước. Bạn nên dùng nước trái cây hoặc thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như nước cam, có tác dụng giúp bạn chống lại nhiễm trùng. Tốt hơn hết là bạn hãy ăn nguyên tép cam để nhận được nhiều lợi ích hơn thay vì chỉ uống nước ép
  • Dùng thuốc paracetamol sẽ giúp bạn hạ sốt và làm dịu các cơn đau. Bạn nên tuân theo các hướng dẫn về liều lượng trên hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sĩ nếu không chắc chắn cần uống bao nhiêu
  • Trong trường hợp bạn bị nghẹt mũi nặng, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về cách sử dụng thuốc xịt mũi có chứa oxymetazoline, xylometazoline. Nếu bạn bị ho dai dẳng lâu ngày, hãy trao đổi với bác sĩ về thuốc cảm trị ho thích hợp
  • Hãy nghỉ ngơi khi cảm thấy không khỏe. Bạn đừng đắp chăn làm cho cơ thể quá nóng và đổ mồ hôi
  • Mặc dù bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn thứ gì khi bị ốm, nhưng tốt hơn là bạn nên cố ăn thứ gì đó bổ dưỡng. Hãy ăn trái cây, bánh mì nướng từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc uống sữa nóng

Ngoài ra, nếu mẹ muốn sử dụng thuốc trị ho và cảm để giảm bớt triệu chứng, trước hết hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Lý do là vì nhiều biện pháp điều trị mặc dù an toàn nhưng lại không thích hợp sử dụng trong thời kỳ mang thai.

Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng bà bầu bị cảm cúm và ho không có dấu hiệu khá hơn sau vài ngày hoặc mẹ bầu gặp khó khăn về hô hấp, lúc này cách tốt nhất là đi khám bác sĩ. Bạn có thể bị nhiễm trùng thứ phát, chẳng hạn như viêm phổi thì cần phải điều trị tích cực hơn. Hệ thống miễn dịch của bạn không hoạt động một cách bình thường trong thai kỳ, do vậy cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và tồi tệ hơn.

Mặc dù hầu hết cảm lạnh không gây ra vấn đề gì cho trẻ chưa sinh, nhưng đối với bệnh cúm cần, mẹ cần lưu ý thận trọng hơn. Biến chứng cúm làm tăng nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh. Bạn hãy nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ hay chuyên viên y tế ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng sau:

  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Đau ngực hoặc áp lực
  • Chảy máu âm đạo
  • Sự nhầm lẫn
  • Nôn mửa dữ dội
  • Sốt cao không giảm
  • Chuyển động của thai nhi giảm.

Ngoài ra, tìm hiểu những bí quyết ngừa cảm cúm cho bà bầu chính là một trọng những biện pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất mà bạn có thể thực hiện đấy

Bà bầu bị cảm cúm và ho có gây hại cho thai nhi không?

Mặc dù mẹ bầu sẽ thấy khó chịu vì ho và cảm cúm khi mang thai nhưng hãy yên tâm rằng, thai nhi sẽ được bảo vệ an toàn khỏi virus gây bệnh. Tuy nhiên, nếu triệu chứng của mẹ chuyển biến xấu hãy đến ngay trung tâm y tế vì lúc này trẻ có thể bị ảnh hưởng do biến chứng.

Kháng sinh có làm ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Có rất nhiều loại kháng sinh an toàn khi sử dụng trong thai kỳ, nhưng một số khác thì không. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc an toàn với thai nhi. Bạn sẽ cần phải dùng đủ liều kháng sinh để có thể phục hồi hoàn toàn.

Việc tiêm chủng ngừa cúm theo mùa có an toàn khi mang thai?

Không có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm phòng cúm theo mùa sẽ gây hại cho bạn hoặc thai nhi. Vắc xin có chứa virus đã bị bất hoạt nên bạn không thể bị nhiễm bệnh khi tiêm vắc xin đó.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích về tình trạng bà bầu bị cảm cúm và ho khi mang thai. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu yên tâm hơn và có những tháng thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ có thể thử áp dụng một số mẹo trị cảm cúm cho bà bầu không lạm dụng quá nhiều các loại thuốc để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu nhé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giúp phụ nữ giảm đau cổ tay hiệu quả

(14)
Đau cổ tay do dùng máy tính nhiều là vấn đề thường gặp. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này bằng những cách đơn giản sau đâyTrong ... [xem thêm]

Vàng da bệnh lý ở bà bầu nguy hiểm thế nào nếu không điều trị?

(56)
Vàng da bệnh lý ở bà bầu đại diện cho nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau mà bạn không thể xem nhẹ cũng như bỏ qua.Bạn có bao giờ xem nhẹ các cơn buồn ... [xem thêm]

Bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh không?

(86)
Bà bầu có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh là thắc mắc của nhiều chị em nhưng lại ngại không dám chia sẻ. Những lý do sau sẽ giúp bạn nhận ra mình có ... [xem thêm]

Tìm giải pháp cho nguyên nhân khiến bé không chịu ngủ

(20)
Bé không chịu ngủ cũng đồng nghĩa với việc bố mẹ lại một đêm thức trắng. Hiểu rõ nguyên nhân giúp bạn có biện pháp đối phó kịp thời.Quốc Minh là ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm gây mụn bạn nên tránh

(19)
Bạn chăm sóc da mỗi ngày mà mụn vẫn cứ xuất hiện? Rất có thể vì bạn đã ăn hơi nhiều loại thực phẩm gây mụn đấy!Mụn là một tình trạng da phổ ... [xem thêm]

Tổng quan về quy trình phẫu thuật dương vật cong

(84)
Nhiều bố mẹ thường rất lo lắng khi thấy con bị cong dương vật. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến và có thể được điều trị bằng phẫu thuật ... [xem thêm]

Bí quyết để “chung sống hòa thuận” với chứng bệnh ù tai kéo dài

(28)
Khoảng 50 năm sống chung với bệnh ù tai kéo dài, ông Nguyễn Văn Mạnh, 72 tuổi (SĐT: 0399661024, thôn Trần Xá, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gặp ... [xem thêm]

Con bạn nên ăn gì để có đôi mắt sáng khỏe?

(33)
Bắt đầu hình thành những thói quen ăn uống tốt từ khi còn ở độ tuổi thiếu niên sẽ giúp con bạn có được thị lực tốt và có thể giảm nguy cơ mắc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN