Phosphatidylserine

(4.17) - 33 đánh giá

Tên thông thường: BC-PS, Bovine Cortex Phosphatidylserine, Bovine Phosphatidylserine, Fosfatidilserina, LECI-PS, Lecithin Phosphatidylserine, Phosphatidylsérine, Phosphatidylsérine Bovine, Phosphatidylsérine de Soya, Phosphatidyl Serine, PS, PtdSer, Soy-PS, Soy Phosphatidylserine.

Tên khoa học: Phosphatidylserine

Tìm hiểu chung

Phosphatidylserine dùng để làm gì?

Phosphatidylserine là một hóa chất. Cơ thể có thể tạo ra phosphatidylserine, nhưng bạn nhận được hầu hết phosphatidylserine cần thiết từ thực phẩm.

Phosphatidylserine được sử dụng điều trị:

  • Bệnh Alzheimer
  • Suy giảm về chức năng tâm thần do tuổi tác
  • Nâng cao kỹ năng tư duy cho thanh niên
  • Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Trầm cảm
  • Cải thiện hiệu suất thể thao

Phosphatidylserine có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của Phosphatidylserine là gì?

Phosphatidylserine là một hóa chất quan trọng với các chức năng phổ biến trong cơ thể. Nó là một phần của cấu trúc tế bào và là chìa khóa trong việc duy trì chức năng tế bào, đặc biệt là ở não.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của Phosphatidylserine là gì?

Liều dùng của phosphatidylserine có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Phosphatidylserine có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Phosphatidylserine?

Phosphatidylserine có thể gây ra các phản ứng phụ bao gồm mất ngủ và buồn nôn, đặc biệt ở liều phosphatidylserine trên 300 mg.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng Phosphatidylserine bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây phosphatidylserine hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng Phosphatidylserine với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của Phosphatidylserine như thế nào?

Phosphatidylserine an toàn cho người lớn và trẻ em khi uống.

Mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng phosphatidylserine trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác thuốc

Phosphatidylserine có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng phosphatidylserine.

Các sản phẩm có thể tương tác với phosphatidylserine bao gồm:

Thuốc kháng cholinergic

Phosphatidylserine có thể làm tăng các chất hoá học, làm giảm tác dụng của các thuốc kháng cholinergic.

Một số thuốc kháng cholinergic bao gồm atropine, scopolamine, một số thuốc dùng cho dị ứng (kháng histamine) và thuốc chống trầm cảm.

Thuốc chữa bệnh Alzheimer

Phosphatidylserine có thể làm tăng hóa chất acetylcholine trong cơ thể. Thuốc chữa bệnh Alzheimer là chất ức chế acetylcholinesterase, cũng làm tăng acetylcholine hóa học. Dùng phosphatidylserine cùng với thuốc chữa bệnh Alzheimer có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh Alzheimer.

Một số thuốc acetylcholinesterase bao gồm donepezil (Aricept®), tacrine (Cognex®), rivastigmine (Exelon®) và galantamine (Reminyl®, Razadyne®).

Thuốc cholinergic

Phosphatidylserine có thể làm tăng hóa chất acetylcholine trong cơ thể. Hóa chất này tương tự một số thuốc dùng cho bệnh tăng nhãn áp, bệnh Alzheimer và các bệnh khác. Dùng phosphatidylserine với những thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Một số loại thuốc này được sử dụng cho bệnh tăng nhãn áp, bệnh Alzheimer và các tình trạng sức khỏe khác bao gồm pilocarpine (Pilocar®, các thuốc khác) và các loại khác.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tía tô là thảo dược gì?

(91)
Tên thông thường: tía tô, beefsteak plant, perilla , wild coleus, purple mint, shiso (Nhật Bản)Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britt. Họ: LamiaceaeTác dụngTía tô dùng ... [xem thêm]

Dược liệu rau đắng đất

(28)
Tên thường gọi: Rau đắng đất, rau đắng lá vòngTên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) A. DC.; Mollugo oppositifolia L.Họ: Rau đắng đất (Aizoaceae)Tổng quanTìm hiểu ... [xem thêm]

Goat’s Rue là thảo dược gì?

(31)
Tên thông thường: Goat’s Rue, Faux-Indigo, French Honeysuckle, French Lilac, Galega, Galéga, Geissrautenkraut, Goat’s Rue Herb, Italian Fitch, Lavanèse, Lilas d’Espagne, Lilas Français, ... [xem thêm]

Cây bồ công anh có tác dụng gì?

(71)
Tên gốc: Bồ công anhTên gọi khác: Rau bồ cóc, diếp dại, diếp hoang, mũi mác, mót mét, diếp trời, rau mũi càyTên khoa học: Lactuca indicaTên tiếng Anh: DandelionTìm ... [xem thêm]

Dược liệu Cà gai leo có công dụng gì?

(37)
Tên thường gọi: Cà gai leoTên gọi khác: Cà gai dây, cà quýnh, cà lù, gai cườm…Tên khoa học: Solanum procumbens Lour.Họ: Cà (Solanaceae)Tổng quanTìm hiểu chungCà gai ... [xem thêm]

Vỏ nhục đậu khấu

(69)
Tên thông thường: nhục đậu khấuTên khoa học: myristica fragransTìm hiểu chungVỏ nhục đậu khấu dùng để làm gì?Vỏ nhục đậu khấu được sử dụng để ... [xem thêm]

Thảo dược glucosamin

(56)
Tên thông thường: glucosaminTên khoa học: 2-amino-2-deoxyglucoseTác dụngTác dụng của glucosamin là gì?Glucosamin được sử dụng hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, ... [xem thêm]

Dược liệu keo giậu có công dụng gì?

(91)
Tên thường gọi: Keo giậuTên gọi khác: Bồ kết dại, táo nhân, bọ chét, cây muồngTên nước ngoài: White leadtree, jumbay, river tamarind, white popinac…Tên khoa học: ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN