Thảo dược glucosamin

(4.18) - 56 đánh giá

Tên thông thường: glucosamin

Tên khoa học: 2-amino-2-deoxyglucose

Tác dụng

Tác dụng của glucosamin là gì?

Glucosamin được sử dụng hỗ trợ điều trị viêm xương khớp, đau khớp, đau đầu gối, đau lưng, tăng nhãn áp, đa xơ cứng. Glucosamin cũng có trong một số loại kem dùng ngoài da để kiểm soát viêm khớp. Những loại kem này thường chứa camphor và các thành phần khác.

Ngoài ra, glucosamin có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập trong hướng dẫn này, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Glucosamin là một chất được tìm thấy trong cơ thể người. Chất này được cơ thể sử dụng để sản xuất các chất khác liên quan đến tạo gân, dây chằng, sụn và lớp dịch dày khớp. Trong cơ thể, các khớp được đệm bằng dịch và sụn bao quanh. Ở một số người bị viêm xương khớp, sụn bị thái hóa và trở nên mỏng hơn. Điều này gây ra ma sát, đau đớn và cứng khớp. Một số nhà nghiên cứu cho rằng uống bổ sung glucosamin có thể làm tăng sụn khớp và các dịch xung quanh khớp hoặc giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của các chất này.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng glucosamin cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:

Bạn có thể dùng theo các liều như sau:

  • Để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương: bạn uống 480 mg thuốc, 3 lần mỗi ngày trong 6 tháng hoặc 750 mg thuốc, 2 lần mỗi ngày trong 6 tuần
  • Để hỗ trợ điều trị viêm khớp gối: bạn dùng 300−500 mg hoặc 480 mg thuốc, 3 lần mỗi ngày trong 12 tuần
  • Để hỗ trợ điều trị đau ở vùng lưng phía dưới: bạn dùng 1.500 mg thuốc trong 6 tháng;
  • Để hỗ trợ điều trị bệnh đa xơ cứng: bạn dùng 1.000 mg thuốc trong 6 tháng
  • Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm xương khớp (nói chung): bạn dùng 1.000−2.000 mg thuốc trong 18 tháng
  • Để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp: bạn dùng 420 mg thuốc trong 14 ngày.

Liều dùng glucosamin cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em (dưới 18 tuổi): chưa có đủ nghiên cứu về việc sử dụng glucosamin ở trẻ em, vì vậy không khuyến cáo sử dụng glucosamin trẻ em.

Cách dùng

Bạn nên dùng glucosamin như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng glucosamin?

Khi dùng glucosamin, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy, táo bón
  • Ợ nóng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng glucosamin, bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng glucosamin, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú
  • Bạn đang dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa
  • Bạn bị dị ứng với glucosamin, tá dược trong thuốc glucosamin
  • Bạn mắc những tình trạng bệnh khác, có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc, chẳng hạn như hen suyễn, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, bệnh thận, loét dạ dày, trầm cảm, vấn đề về da hoặc những bệnh nhân cần hạn chế kali
  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác, đặc biệt là các loài tôm, cua.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.

Đối với phẫu thuật, glucosamin có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết và có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng dùng glucosamin ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Tương tác thuốc

Glucosamin có thể tương tác với thuốc nào?

Thảo dược này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thảo dược, bạn không tự ý dùng thảo dược, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thảo dược mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với thảo dược này khi dùng chung, bao gồm:

  • Warfarin (Coumadin®): được sử dụng để làm chậm đông máu. Có một số báo cáo cho thấy dùng glucosamin kèm hoặc không kèm với chondroitin làm tăng tác dụng của warfarin và làm chậm quá trình đông máu. Điều này có thể gây bầm tím và chảy máu nghiêm trọng
  • Các loại thuốc trị ung thư: các thuốc này hoạt động bằng cách giảm tốc độ sao chép của tế bào ung thư. Dùng glucosamin kèm với một số loại thuốc trị ung thư có thể làm giảm hiệu quả của những thuốc này. Một số loại thuốc trị ung thư bao gồm: etoposide (VP16®, VePesid®), teniposide (VM26®) và doxorubicin (Adriamycin®)
  • Paracetamol (Tylenol®): có một số lo ngại rằng dùng chung glucosamin và acetaminophen có thể ảnh hưởng đến tác động của mỗi loại thuốc. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia cho rằng có thể sử dụng chung hai loại thuốc với nhau
  • Thuốc trị tiểu đường: bạn cần theo dõi chặt chẽ mức đường huyết nếu dùng glucosamin khi bị bệnh tiểu đường. Một số thuốc trị bệnh tiểu đường bao gồm: glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) và các thuốc khác.

Dạng bào chế

Thảo dược glucosamin có những dạng và hàm lượng nào?

Glucosamin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang uống 500 mg
  • Viên nang uống 1.000mg
  • Viên nén uống 1.500mg
  • Viên nén uống 750mg.

Hellobacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dược liệu Tô mộc có công dụng gì?

(53)
Tên thường gọi: Tô mộcTên gọi khác: Gỗ vang, gỗ nhuộm, cây tô phượngTên nước ngoài: Sappan wood, Brazilwood tree, bukkum woodTên khoa học: Caesalpinia sappan L.Họ: ... [xem thêm]

Dược liệu keo giậu có công dụng gì?

(91)
Tên thường gọi: Keo giậuTên gọi khác: Bồ kết dại, táo nhân, bọ chét, cây muồngTên nước ngoài: White leadtree, jumbay, river tamarind, white popinac…Tên khoa học: ... [xem thêm]

Nhung hươu là thảo dược gì?

(23)
Tên thường gọi: nhung hươu,velvet antler, Cornu cervi parvum, lu rong (hairy young horn)Tên khoa học: Antler velvet of species Cervus nippon T., Cervus elaphus L. (Wapiti), Cervi ... [xem thêm]

Cây cam tùng là thảo dược gì?

(94)
Tên thông thường: American Spikenard, American Sarsaparilla, Indian RootTên khoa học: Aralia racemosaTác dụngCây cam tùng dùng để làm gì?Cây cam tùng là một loài thực vật ... [xem thêm]

Lợi ích của rau chân vịt đối với sức khỏe

(89)
Tên gốc: Rau chân vịtTên gọi khác: Cải chân vịt, cải bó xôiTên khoa học: Spinacia oleraceaTên tiếng Anh: SpinachTìm hiểu chung về rau chân vịtRau chân vịt là ... [xem thêm]

Algin là thảo dược gì?

(81)
Tên thường gọi: Alginate, Alginate de Sodium, Alginates, Alginato, Algine, Algue Géante, Ascophylle Noueuse, Ascophyllum nodosum, Goémon Noir, Laminaire Digitée, Laminaria digitata, ... [xem thêm]

Dược liệu Cánh kiến trắng có công dụng gì?

(79)
Tên thường gọi: Cánh kiến trắngTên gọi khác: Nhựa bồ đề, an tức hươngTên khoa học: Styrax tonkinense Pierre.Họ: Bồ đề (Styracaceae)Tổng quan về dược liệu ... [xem thêm]

Dogwood Mỹ là thảo dược gì?

(49)
Tên thường gọi: Bitter Redberry, Box Tree, Boxwood, Budwood, Cornejo Florido, Cornel, Cornelian Tree, Cornouiller Américain, Cornouiller d’Amérique, Cornouiller à Fleurs, Cornouiller à ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN