Dược liệu keo giậu có công dụng gì?

(3.78) - 91 đánh giá

Tên thường gọi: Keo giậu

Tên gọi khác: Bồ kết dại, táo nhân, bọ chét, cây muồng

Tên nước ngoài: White leadtree, jumbay, river tamarind, white popinac…

Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lam.) De Wit; Leucaena glauca Benth.

Họ: Trinh nữ (Mimosaceae)

Tổng quan về dược liệu keo giậu

Tìm hiểu chung về keo giậu

Cây nhỏ, cao vài mét, phân cành ngay từ gốc, vỏ thân màu nâu nhạt. Cành non hơi có cạnh, phủ lông mịn.

Lá kép hai lần hình lông chim, mọc so le, đầu nhọn, những lá phía dưới và phía trên thường nhỏ hơn.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có lông nhỏ màu trắng, tràng có 5 cánh thuôn hẹp ở gốc. Quả đậu, thẳng, dẹt và mỏng. Bên trong quả chứa 15–20 hạt, dẹt, nhẵn, cứng và có màu nâu sẫm.

Mùa hoa vào tháng 4–6, mùa quả ở tháng 7–9.

Ở Việt Nam, keo giậu thường mọc tự nhiên ở các vùng đồi hay được trồng ở vùng đồng bằng làm bờ rào.

Keo giậu là cây ưa sáng, sống được trên nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn. Cây có bộ rễ phát triển, chịu được khô hạn, mọc ở các tỉnh phía Bắc sẽ có hiện tượng rụng lá về mùa đông. Cây ra hoa nhiều, tái sinh tự nhiên từ hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt.

Bộ phận dùng của keo giậu

Bộ phận dùng làm thuốc của keo giậu là hạt. Khi quả chín, người ta sẽ thu hái vào mùa hạ – thu rồi đập lấy hạt, đem phơi hoặc sấy khô.

Đôi khi còn dùng rễ trong các bài thuốc.

Thành phần hóa học trong keo giậu

Lá keo giậu chứa tanin, protein, axit glutamic, axit aspartic, leucin hoặc isoleucin. Lá còn có leucenin (leucenolm mimosin).

Hạt chứa 8,8% dầu béo màu xanh sẫm. Các axit béo gồm axit palmitic, axit stearic, axit behenic, axit lignocerie, axit linoleic…

Hạt chứa gôm, trong đó có D-glalactose và D-manose. Keo giậu có thể hấp thu selen từ đất rồi tích lũy ở hạt. Đã có ghi nhận hiện tượng ngộ độc ở những động vật dùng keo giậu làm thức ăn.

Vỏ cây có chứa nhiều tanin.

Tác dụng, công dụng của keo giậu

Dược liệu keo giậu có những công dụng gì?

Tác dụng dược lý của keo giậu được nghiên cứu gồm có:

  • Diệt giun đũa (ký sinh trùng đường ruột): hạt keo giậu điều trị nhiễm giun đũa có hiệu quả và không thấy xuất hiện triệu chứng ngộ độc.
  • Ngừa thai: vỏ thân và vỏ rễ keo giậu có tác dụng ngừa thai rõ rệt (thử nghiệm trên chuột nhắt trắng).

Trong Đông y, hạt keo giậu có vị hơi đắng, nhạt, dùng sống có tính mát, sao vàng có mùi thơm và tính bình, có tác dụng diệt giun. Vỏ rễ có tác dụng giải uất, tiêu thũng, chỉ thống.

Hạt của loài cây này được xem là thuốc tẩy giun đũa thông dụng và dễ dùng. Hạt được rang vàng đến khi nở, tán thành bột mịn. Bột có màu vàng sẫm và mùi thơm, dùng để uống.

Để tăng thêm hiệu lực tẩy giun, hạt keo giậu thường dùng phối hợp với sử quân tử.

Ở Indonesia, ngoài công dụng tẩy giun, hạt keo giậu còn chữa đái tháo đường. Ở Philippines, hạt rang vàng dùng làm thuốc dịu viêm, rễ làm thuốc điều kinh. Ở Trung Quốc, rễ cây này chữa mất ngủ, tâm tư phiền muộn.

Liều dùng của keo giậu

Liều dùng thông thường của keo giậu là bao nhiêu?

Đối với người lớn: dùng 25–30g/ngày.

Đổi với trẻ em:

  • Dưới 3 tuổi: dùng 2g/ngày.
  • Từ 3–5 ngày: dùng 5g/ngày.
  • Từ 6–10 tuổi: dùng 7g/ngày.
  • Từ 11–15 tuổi: dùng 10g/ngày.
  • Lớn hơn 16 tuổi dùng liều như người lớn.

Thường uống 3 ngày liên tiếp vào buổi tối hoặc sáng sớm, lúc đói.

Lưu ý, thận trọng khi dùng keo giậu

Khi dùng keo giậu, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng keo giậu một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của keo giậu

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng keo giậu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với keo giậu

Keo giậu có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Histidine

(95)
Tên thông thường: Alpha-amino-4-imidazole propanoic acid, Histidina, L-2-Amino-3-(1H-imidazol-4-yl) propionic acid, L-Histidine, L-Histidine AKG, L-Histidine-Alpha Ketoglutaric Acid, L-Histidine ... [xem thêm]

Húng đắng lông trắng

(24)
Tên thông thường: húng đắng lông trắng Tên khoa học: Marrubium vulgareTác dụngHúng đắng lông trắng dùng để làm gì?Húng đắng lông trắng là một loài thảo ... [xem thêm]

Cây thánh là thảo dược gì?

(16)
Tên thông thường: Yerba Santa, eriodictyon, tarweed, consumptive’s weed, bear’s weed, mountain balm, and gum plant.Tên khoa học: Eriodictyon californicum, E. glutinosum, Wigandia ... [xem thêm]

Carlina

(35)
Tìm hiểu chungCây carlina dùng để làm gì?Carlina là một loại cây mọc ở châu Á, Bắc Mỹ và Bắc Âu. Người ta có thể dùng tất cả các bộ phận của cây để ... [xem thêm]

Dược liệu Ma hoàng có công dụng gì?

(34)
Tên thường gọi: Ma hoàngTên gọi khác: Thảo ma hoàng, xuyên ma hoàng, sơn ma hoàng, mộc tặc ma hoàng, mộc ma hoàngTên khoa học: Ephedra sinica Stapf.Họ: Ma hoàng ... [xem thêm]

Đông hầu

(42)
Tìm hiểu chungĐông hầu dùng để làm gì?Cây đông hầu (damiana) dùng để chữa đau đầu, són tiểu, trầm cảm, kích thích dạ dày và táo bón, cũng như chữa các ... [xem thêm]

Cây cà rốt dại là thảo dược gì?

(18)
Tên thông thường: cây cà rốt dại, Beesnest Plant, Bird’s Nest Root, Carotte Commune, Carotte Sauvage, Daucus, Daucus carota, Garijara, Nan He Shi, Nid d’Oiseau, Queen Anne’s Lace, ... [xem thêm]

Cây hoa bướm dại là thảo dược gì?

(93)
Tên thông thường: cây hoa bướm dạiTên khoa học: viola tricolorTìm hiểu chungCây hoa bướm dại dùng để làm gì?Cây hoa bướm dại là một loại thảo mộc, các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN