Phẫu thuật giảm cân cho bệnh tiểu đường tuýp 2

(4.46) - 73 đánh giá

Phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường không phải là điều dễ dàng. Nồng độ đường (glucose) trong máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật.

Đôi khi người bệnh tiểu đường cần phải trải qua phẫu thuật để điều trị một số bệnh lý khác. Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng trong khi hoặc sau khi phẫu thuật, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật
  • Vết mổ lành chậm
  • Các vấn đề về tim mạch

Vậy bạn nên chuẩn bị những gì cho cuộc phẫu thuật này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Trước khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Hãy trao đổi với bác sĩ để đề ra kế hoạch phẫu thuật an toàn nhất cho bạn.

Kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn chặt chẽ hơn nữa trong những tuần trước khi phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ khám lại lần nữa và trao đổi về những vấn đề sức khỏe bạn đang mắc phải có thể ảnh hưởng đến phẫu thuật như thế nào. Hãy thông báo với bác sĩ những điều sau:

  • Báo cho bác sĩ về bất cứ loại thuốc bạn đang dùng.
  • Nếu bạn dùng metformin, hãy hỏi bác sĩ có nên ngưng dùng nó hay không. Thông thường, bệnh nhân ngưng dùng thuốc 48 giờ trước cho đến 48 giờ sau khi phẫu thuật để làm giảm nguy cơ nhiễm axit lactic.
  • Nếu bạn dùng insulin, hãy hỏi bác sĩ liều lượng nên dùng vào đêm trước phẫu thuật và trong ngày phẫu thuật.

Bạn có nguy cơ cao bị các biến chứng do phẫu thuật nếu bạn đã xuất hiện các biến chứng bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng bạn có từ bệnh tiểu đường. Báo cho bác sĩ biết nếu có bệnh tim mạch, thận, hoặc mắt, hoặc nếu bạn bị mất cảm giác ở bàn chân. Các bác sĩ có thể làm một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng của những vấn đề trên.

Trong khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Hãy trao đổi với bác sĩ về việc duy trì lượng đường trong máu trong quá trình phẫu thuật. Lượng đường trong máu của bạn nên từ 80–150 mg mỗi decilít (mg/dL) trong khi phẫu thuật. Bạn sẽ ít gặp biến chứng khi phẫu thuật và lành bệnh nhanh hơn nếu lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép trong quá trình phẫu thuật.

Các bác sĩ có thể sử dụng insulin và glucose truyền tĩnh mạch để giữ cho đường huyết ổn định trong quá trình phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Thường thì lượng đường trong máu sau khi phẫu thuật rất khó kiểm soát vì:

  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Nôn mửa
  • Bị stress sau phẫu thuật
  • Ít hoạt động hơn bình thường

Thông thường, bạn sẽ mất thời gian dài hơn để hồi phục so với những người không bị bệnh tiểu đường. Có thể bạn cần phải nhập viện nếu bạn phải trải qua phẫu thuật lớn. Người bị tiểu đường thường phải ở lại bệnh viện lâu hơn so với những người không bị tiểu đường.

Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, hoặc vết mổ có sưng đỏ, nóng hoặc rỉ mủ ra.

Phòng tránh biến chứng loét do nằm lâu. Bạn nên thường xuyên xoay trở trên giường và ra khỏi giường để vận động. Một số trường hợp bạn bị mất cảm giác ở ngón chân hoặc ngón tay do bệnh tiểu đường, bạn sẽ không cảm thấy cảm giác đau đớn do vết loét gây ra. Tốt nhất là bạn nên vận động thường xuyên.

Khi nào thì bạn nên gọi cho bác sĩ?

Hãy gọi cho bác sĩ để hỏi thêm thông tin liên quan đến phẫu thuật cho người bệnh tiểu đường nếu:

  • Bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phẫu thuật hoặc gây mê
  • Bạn muốn hỏi về những thuốc nào nên dùng hoặc nên dừng lại trước khi phẫu thuật
  • Bạn nghĩ rằng bạn đang nhiễm trùng

Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vượt qua cám dỗ trong quá trình cai thuốc lá (giai đoạn 3)

(12)
Khi đã chọn được một ngày thích hợp để cai thuốc lá, việc tiếp theo bạn cần làm đó chính là vượt qua được tất cả các thử thách, cám dỗ trong quá ... [xem thêm]

6 quan niệm sai lầm về quan hệ khi mang thai

(59)
Nhiều cặp vợ chồng lo ngại rằng việc quan hệ khi mang thai sẽ làm con đau, nhưng đây chỉ là một trong những quan niệm sai lầm về chuyện “yêu” trong thai ... [xem thêm]

Những điều bạn cần tìm hiểu về thắt ống dẫn tinh

(63)
Giải pháp nào cho đàn ông khi muốn chia sẻ “gánh nặng” tránh thai cho phụ nữ mà không bị giảm cảm giác khi quan hệ? Theo các chuyên gia, các đấng mày râu có ... [xem thêm]

Cách chọn giày tốt để bảo vệ cho đôi chân của bạn

(81)
Bạn thường thấy đau chân mỗi khi mang giày dép lâu? Hãy tham khảo cách chọn giày tốt cho đôi chân của mình để luôn thấy thoải mái trong vấn đề đi lại ... [xem thêm]

Hiến máu có tốt cho sức khỏe của bạn không?

(46)
Bạn băn khoăn liệu đi hiến máu có tốt không? Thực tế, đây không chỉ là một nghĩa cử đối với người nhận mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho ... [xem thêm]

Công dụng của cải bó xôi cho trẻ thật tuyệt vời

(87)
Cải bó xôi là loại rau giàu dưỡng chất được rất nhiều bà mẹ chọn mua. Bí quyết của những bà mẹ nuôi con khỏe, ít bệnh tật cũng là nhờ tận dụng ... [xem thêm]

Nguyên tố vi lượng: Nhỏ nhưng có võ

(59)
Tuy cơ thể chỉ cần một bổ sung lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng, thế nhưng thành phần này lại đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe của bạn. Đây là ... [xem thêm]

7 điều bố mẹ cần lưu ý khi chọn tã giấy cho trẻ sơ sinh

(90)
Tã giấy cho trẻ sơ sinh là vật dụng cần thiết cũng như hữu ích. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách chọn tã sao cho đúng.Việc phải chọn mua tã ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN