Móng tay có đốm trắng ở trẻ nhỏ có phải là điều đáng lo?

(4.08) - 67 đánh giá

Móng tay có đốm trắng là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này thường vô hại, do đó bạn không cần phải quá lo lắng nếu bắt gặp những đốm trắng này ở móng tay của bé.

Móng tay có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của trẻ. Móng tay màu hồng và bóng thường là dấu hiệu của sức khỏe tốt. Móng tay bị biến màu, xuất hiện đường kẻ trắng hoặc đốm trắng, móng tay giòn… thường là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị một căn bệnh nào đó. Đốm trắng trên móng tay hay còn được gọi là chứng móng trắng (leukonychia) thường khá phổ biến và không nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn nhiều thông tin hơn về tình trạng này.

Móng tay của trẻ có đốm trắng thể hiện điều gì?

Móng tay có đốm trắng có thể dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu kẽm, magie hoặc canxi. Đôi khi đây có thể là dấu hiệu cho thấy móng tay bị chấn thương trong quá khứ. Với những nguyên nhân này, các đốm trắng thường chỉ là tạm thời và có khả năng biến mất sau khoảng 8–9 tháng. Tuy nhiên, vệt trắng trên móng tay cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm nấm, virus hoặc mắc các bệnh mãn tính liên quan đến gan, thận, tim.

Phân loại đốm trắng trên móng tay

Những đốm trắng trên móng tay có thể có nhiều kiểu khác nhau:

1. Đốm trắng hoàn toàn

Tình trạng này có thể là do di truyền. Với loại đốm trắng này, toàn bộ phần móng có thể chuyển thành màu trắng hoàn toàn.

2. Đốm trắng một phần

Biểu hiện là những đốm trắng nhỏ như vết chấm bút bi với ba biến thể:

  • Dạng vân: những đốm trắng trên móng tay thường xuất hiện ở dạng đường kẻ ngang, sọc chạy song song với nhau.
  • Dạng trứng cá đốm: các đốm trắng nhỏ li ti, mọc khắp móng tay. Đây là dạng phổ biến nhất và thường gặp ở trẻ nhỏ.
  • Dạng dọc: xuất hiện những đường kẻ dọc màu trắng nhỏ, theo chiều móng tay. Trường hợp này ít phổ biến hơn.

Nguyên nhân khiến móng tay của trẻ có đốm trắng

Vệt, đốm trắng trên móng tay thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

1. Chấn thương móng tay

Các đốm trắng có thể là kết quả của một số chấn thương trên móng tay như đập móng tay vào vật gì đó, cắt móng tay thường xuyên, cắn móng tay …

2. Phản ứng dị ứng

Một nguyên nhân khác có thể gây ra các đốm trắng trên móng tay là phản ứng dị ứng do móng tay tiếp xúc với một số hóa chất nhất định được tìm thấy trong các loại sơn móng tay, chất tẩy rửa…

3. Nhiễm nấm khiến móng tay của trẻ có vệt trắng

Sự xuất hiện của các đốm trắng trên móng tay của trẻ đôi khi là do nhiễm nấm. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng nấm có thể lan rộng khắp móng tay của trẻ.

4. Thiếu chất

Những đốm trắng trên móng tay có thể là do thiếu hụt một số khoáng chất nhất định như kẽm, protein, canxi…

5. Tác dụng phụ của thuốc

Hiện tượng vệt trắng xuất hiện trên móng cũng có thể là do ảnh hưởng của một số loại thuốc mà trẻ đang sử dụng.

6. Các nguyên nhân khác làm cho móng tay có đốm trắng

Biểu hiện đốm trắng trên móng tay còn đến từ những nguyên nhân cụ thể như:

  • Suy thận
  • Các bệnh về tim mạch
  • Bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến
  • Nhiễm độc asen hoặc chì
  • Viêm phổi
  • Xơ gan
  • Stress
  • Viêm loét đại tràng

Điều trị móng tay có đốm trắng

Cách điều trị các đốm trắng trên móng tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết móng tay hoặc xét nghiệm máu để xác định xem trẻ có mắc một số căn bệnh nào tiềm ẩn hay không. Một số phương pháp điều trị mà bác sĩ có thể sử dụng:

  • Trong trường hợp nguyên nhân là do nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê thuốc kháng nấm và các loại kem chống nấm thoa ngoài da.
  • Trong trường hợp là do dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị bạn ngưng cho trẻ sử dụng tất cả các sản phẩm làm móng và cho uống thuốc để điều trị dị ứng.
  • Hầu hết các vết thương trên móng thường lành lại theo thời gian. Bạn có thể cắt bỏ phần móng bị hỏng.

Biện pháp khắc phục tại nhà giúp loại bỏ các đốm trắng trên móng tay mà bạn có thể thử:

1. Tinh dầu tràm trà

Thêm dầu ô liu vào tinh dầu tràm trà, sau đó thoa hỗn hợp này lên móng tay có vệt trắng. Sử dụng hỗn hợp này liên tục có thể cho thấy một kết quả tích cực đấy.

2. Dùng baking soda

Bạn có thể chuẩn bị một hỗn hợp gồm 1/2 cốc baking soda, một ít muối Epsom, 1/4 chén peroxide và 4 chén nước ấm. Nhúng móng tay của trẻ vào dung dịch này một thời gian để giảm các đốm trắng.

3. Tinh dầu cam chữa móng tay có vệt trắng

Nhỏ một giọt tinh dầu cam vào bông gòn và thoa lên móng tay có đốm trắng. Cách này đã được chứng minh là có thể giúp loại bỏ các đốm trắng trên móng tay của trẻ

4. Giấm trắng

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên ngâm móng tay của trẻ trong hỗn hợp giấm trắng và nước ấm khoảng 10 phút mỗi ngày để loại bỏ các đốm trắng.

5. Dùng một lát chanh

Chà xát lát chanh lên móng tay của trẻ để giúp loại bỏ các đốm trắng.

Khi nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa?

Bạn có thể cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ nhi khoa trong các trường hợp sau:

  • Nếu tất cả các móng tay của trẻ chuyển hoàn toàn trắng
  • Nếu các đốm trắng xuất hiện rõ ràng ở tất cả các móng tay
  • Nếu móng của trẻ có một nửa màu nâu và một nửa màu trắng

Các đốm trắng xuất hiện trên móng tay của trẻ không phải là một tình huống đáng lo ngại. Thông thường, bạn không cần phải can thiệp bằng các biện pháp y tế. Tuy nhiên, nếu móng tay của trẻ thường xuyên có các đốm trắng, bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe để loại bỏ bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào có thể xảy ra.

Bích Ngân/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những phương pháp tại nhà giúp làm trắng răng bị ố vàng

(77)
Răng bị ố vàng là tình trạng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, có những phương pháp tại nhà sẽ giúp bạn làm trắng răng hiệu quả. Răng bị xỉn màu là một ... [xem thêm]

Khuyến khích óc hài hước ở con không bao giờ là thừa

(94)
Bạn có từng kinh ngạc khi thấy một ai đó trẻ hơn tuổi thật 5, 10 hay thậm chí đến 15 tuổi? Chẳng cần phải phẫu thuật thẩm mỹ, bạn cũng hoàn toàn có ... [xem thêm]

Stress oxy hóa: Tìm hiểu để sống khỏe hơn

(61)
Khi số lượng các gốc tự do trong cơ thể quá nhiều, bạn dễ gặp phải tình trạng stress oxy hóa với nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Stress oxy hóa ... [xem thêm]

5 điều bạn cần lưu ý khi đi khám sức khỏe ở nước ngoài

(50)
Là một người quan tâm đến sức khỏe, bạn luôn muốn tìm cho mình bệnh viện hoặc trung tâm chăm sóc, khám chữa bệnh uy tín và chất lượng. Có thể đôi khi ... [xem thêm]

Viêm âm đạo do nấm

(80)
Tìm hiểu chungNấm âm đạo là bệnh gì?Nấm âm đạo hay còn gọi là viêm âm đạo do nấm. Đây là chứng viêm (sưng, đỏ) ở âm đạo, có rất nhiều nguyên nhân ... [xem thêm]

Lợi ích bất ngờ từ bột sắn dây dành cho mẹ bầu

(42)
Nhiều bà bầu nghĩ đến việc sử dụng bột sắn dây để giải nhiệt cho cơ thể vì sắn dây từ lâu đã được biết đến là một loại thực phẩm có tính ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn ngăn ngừa rối loạn cương dương

(45)
Nếu biết cách ngăn ngừa rối loạn cương dương, bạn chẳng những cảm thấy tự tin hơn mà còn có thể tận hưởng cuộc yêu nóng bỏng như mong muốn. Nguy cơ ... [xem thêm]

Nâng ngực

(85)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật nâng ngực là gì?Phẫu thuật nâng ngực là phẫu thuật cắt bỏ đi những phần da thừa và làm căng lại da và mô vùng ngực để tạo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN