Phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

(3.87) - 75 đánh giá

Bạn có biết bệnh đái tháo đường không chỉ có một loại và cũng không phải lúc nào cũng xảy ra ở những người trung niên, cao tuổi. Đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) là loại hay xuất hiện ở độ tuổi trẻ, thanh thiếu niên và có thể phát hiện khi đã trưởng thành. Để tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh đái tháo đường này, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) là gì?

Bệnh đái tháo đường (hay trước đây gọi là tiểu đường) là một bệnh chuyển hóa khiến cho nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường và gây ra nhiều triệu chứng. Bệnh được chia thành hai loại là bệnh đái tháo đường tuýp 1 và bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Trong đó, đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1) còn được xem là đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. Đây là bệnh lý mạn tính xảy ra do tuyến tụy sản xuất ít hoặc không tiết ra insulin – hormone rất quan trọng giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và tạo ra năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh đái tháo đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, nướu và răng của bạn.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu dường tuýp 1)

Những triệu chứng của bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể diễn biến rất nhanh, bao gồm:

  • Mờ mắt
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất khát nước và đói thường xuyên
  • Bị nhiễm trùng thường xuyên
  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu
  • Vết thương lâu lành
  • Cảm giác tê ở tay hoặc chân
  • Sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng được đề cập ở trên hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Bệnh lý này xảy ra do tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết.

Đối với hầu hết người bệnh đái tháo đường, nguyên nhân của tình trạng thiếu insulin thường là do hệ miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy. Lý do của hiện tượng này hiện vẫn chưa rõ. Những nguyên nhân khác bao gồm các bệnh khác như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, và chứng viêm (sưng, kích thích) tuyến tụy nặng cũng có thể gây ra bệnh lý này bằng cách gây tổn thương tụy.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)?

Nhìn chung, bệnh đái tháo đường tuýp 1 ít gặp hơn nhiều so với tuýp 2. Nam giới thường bị đái tháo đường tuýp 1 nhiều hơn phụ nữ, đặc biệt là những người có vấn đề ở tuyến tụy hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý này. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi từ 4–7 tuổi và 10–14 tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Hiện tại vẫn chưa xác định được các nguy cơ rõ ràng của bệnh đái tháo đường tuýp 1. Những yếu cố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này là:

  • Tiền sử gia đình: bất cứ người nào có anh chị em hoặc cha hoặc mẹ bị bệnh đái tháo đường đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Di truyền: một số loại gen có thể làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao hơn.
  • Tuổi tác: mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng nó thường xuất hiện ở hai thời điểm đáng chú ý nhất. Thời điểm đầu tiên xuất hiện ở trẻ em từ 4–7 tuổi và thời điểm thứ hai là ở trẻ em từ 10–14 tuổi.

Một số yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm:

  • Tiếp xúc với một số virus, chẳng hạn như virus Epstein-Barr, virus Coxsackie, virus rubella và cytomegalovirus có thể gây hủy hoại hệ thống tự miễn dịch của các tế bào tiểu đảo, hoặc virus lây nhiễm trực tiếp sang các tế bào này
  • Sớm uống sữa bò
  • Nồng độ vitamin D thấp
  • Uống nước có chứa nhiều nitrat
  • Cho em bé tập ăn ngũ cốc và gluten sớm (trước 4 tháng) hoặc trễ (sau 7 tháng)
  • Có mẹ bị tiền sản giật trong giai đoạn mang thai;
  • Bệnh vàng da bẩm sinh.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 1 thông qua các xét nghiệm máu sau:

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ 3 tháng một lần để:

Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 1 và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm:

Điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Ở tuýp này, bệnh có thể diễn biến xấu đi rất nhanh cho nên bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh có thể cần được chữa trị tại bệnh viện. Bạn có thể cần phải kiểm tra lượng đường huyết mỗi tuần cho đến khi kiểm soát hoàn toàn.

Những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 thông thường bao gồm:

Insulin

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 do đó tiêm insulin là cách tốt nhất để kiểm soát nhanh chóng lượng đường trong máu của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự tiêm insulin ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, thường 2–3 lần mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng này.

Tập thể dục

Bạn nên tập thể dục thường xuyên hơn vì tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chăm sóc chân và kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Sống khỏe mạnh cùng bệnh đái tháo đường tuýp 1 (tiểu đường tuýp 1)

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu lưu ý vài điều dưới đây:

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();

#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Con nấc cụt nhiều có phải là điều bạn cần lo lắng?

(28)
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng việc chứng kiến con gặp phải tình trạng này ... [xem thêm]

6 thực phẩm giúp giảm mỡ bụng tốt nhất

(38)
Bạn có thể đốt cháy mỡ bụng hoàn toàn nhờ vào chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn đánh tan mỡ bụng một cách hiệu quả ... [xem thêm]

9 cách đơn giản “đập tan” nỗi lo yếu sinh lý

(42)
Yếu sinh lý là nỗi lo mà cả hai phái nam nữ đều quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh các nguyên nhân phức tạp về nội tiết tố, sức khỏe sinh lý nam còn bị ảnh ... [xem thêm]

Đau vùng xương chậu: Bạn có biết nguyên nhân từ đâu?

(84)
Đau vùng xương chậu là một tình trạng phổ biến có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc có xu hướng trở nặng, ... [xem thêm]

Nhóm thuốc NSAIDs: Sử dụng sao cho an toàn?

(42)
NSAIDs được xem là nhóm thuốc rất phổ biến với nhiều bệnh nhân trong điều trị các bệnh lý như cơ xương khớp, đau đầu, đau bụng hay hạ sốt… Hiểu rõ ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây mụn mủ và cách điều trị tại nhà

(72)
Mụn mủ dễ lây lan, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Điều trị mụn mủ không đúng cách có thể gây nhiễm trùng da và để lại sẹo. HelloBacsi sẽ mách ... [xem thêm]

4 thói quen có thể ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ

(43)
Hành trình làm mẹ của mỗi người phụ nữ vô cùng khác nhau, nhưng hầu như một trong những lo âu đầu tiên trong hành trình làm mẹ của mọi phụ nữ đều ... [xem thêm]

5 thực phẩm đốt cháy mỡ bụng hiệu quả nhất

(75)
Mỡ bụng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là đối với phái đẹp. Để xóa tan đi nỗi ám ảnh này, bạn nên luyện tập thường xuyên cùng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN