Định nghĩa
Nội soi phế quản là gì?
Nội soi phế quản là một thủ thuật dùng một cái ống nhỏ, có gắn camera và đèn ở một đầu, đưa vào đường thở của bạn để giúp cho bác sĩ có thể quan sát được các cấu trúc bên trong đường thở. Các cấu trúc bác sĩ sẽ quan sát thường là hầu họng, dây thanh âm, thanh quản, khí quản và những đường dẫn khí nhỏ hơn ở dưới.
Bác sĩ thường cho bạn thực hiện xét nghiệm này khi nghi ngờ bạn có những bệnh lý ở đường dẫn khí, ở phổi, hoặc có bất thường ở các hạch bạch huyết trong lồng ngực. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật này để điều trị một số bệnh nhất định, ví dụ như hít sặc dị vật.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Khi nào bạn nên thực hiện nội soi phế quản?
Bạn sẽ được khuyên làm nội soi phế quản bởi bác sĩ của bạn để:
- Tìm ra nguyên nhân của các vấn đề hô hấp, chẳng hạn như chảy máu, khó thở, hoặc ho kéo dài (mạn tính).
- Lấy mẫu mô khi các xét nghiệm khác, chẳng hạn như chụp X-quang hay CT scan, cho thấy có vấn đề với phổi hoặc hạch bạch huyết ở ngực.
- Chẩn đoán bệnh phổi bằng cách thu thập mẫu mô hoặc chất nhầy (đờm) để kiểm tra.
- Chẩn đoán và xác định mức độ lan rộng của bệnh ung thư phổi.
- Loại bỏ các dị vật đường thở.
- Kiểm tra và điều trị các khối u tăng sinh trong đường thở.
- Kiểm soát chảy máu.
- Điều trị các vùng của đường hô hấp bị hẹp và đang gây ra vấn đề.
- Điều trị ung thư đường hô hấp bằng cách sử dụng đồng vị phóng xạ (xạ trị trong).
Thận trọng/Cảnh báo
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi phế quản?
Nội soi phế quản thường là một thủ thuật an toàn. Mặc dù biến chứng rất hiếm nhưng bác sĩ cũng sẽ thảo luận về các nguy cơ đối với bạn.
Có một số lý do làm bạn không thể thực hiện thủ thuật này chẳng hạn như là: Bạn mắc một bệnh nào đó khiến bạn không thể ngửa cổ được
Ngoài ra, trong một số trường hợp, thủ thuật bị thực hiện thất bại và không mang lại kết quả gì hữu ích cho chẩn đoán do:
- Mẫu sinh thiết quá nhỏ, không đủ cho chẩn đoán.
- Do sinh thiết chỉ thu thập mô từ một khu vực nhỏ như vậy nên những khu vực khác bị ung thư có thể bị bỏ sót.
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Bạn nên làm gì trước khi thực hiện nội soi phế quản?
Bạn nên chuẩn bị những điều sau trước khi làm thủ thuật này
Không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 6 -12 giờ trước khi làm thủ thuật
Không uống các loại thuốc như aspirin, ibuprofen hoặc những thuốc chống đông máu khác trước khi làm thủ thuật. Hãy hỏi bác sĩ của bạn khi nào thì nên dừng uống những loại thuốc này.
Nhờ người chở bạn đến bệnh viện và chở về nhà.
Nhờ người làm hộ bạn công việc trên công ty, nhờ người chăm sóc con giúp bạn, vì bạn cần phải nghỉ ngơi vài hôm sau khi thực hiện thủ thuật.
Quy trình thực hiện nội soi phế quản là gì?
Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê cho bạn một thuốc an thần để giúp bạn thư giãn.
Nội soi phế quản thường mất ít hơn 15 phút. Bác sĩ của bạn sẽ đưa một ống soi mềm qua lỗ mũi và đi xuống phổi. Bác sĩ sẽ sử dụng các ống soi phế quản để kiểm tra đường hô hấp của bạn. Để giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn, bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết khi thấy những tổn thương đáng nghi ngờ, ngoài ra bác sĩ cũng có thể bơm một lượng dịch nhỏ vào trong phổi của bạn và sau đó hút lượng dịch này ra để quan sát những tế bào lấy được từ bên trong phổi.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện nội soi phế quản?
Nếu bạn đã được cho sử dụng thuốc an thần, tác dụng của thuốc sẽ hết trong khoảng hai giờ.
Các nhân viên y tế sẽ cho bạn biết những gì đã được tìm thấy trong quá trình nội soi phế quản và thảo luận với bạn về các biện pháp điều trị hoặc theo dõi mà bạn cần. Sau đây là những điều thông thường bạn phải nhớ:
- Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 1-2 giờ, cho đến khi bạn có thể nuốt mà không bị nghẹn. Sau đó, bạn có thể trở lại ăn uống bình thường của bạn, bắt đầu với một ngụm nước.
- Nhổ nước bọt ra cho đến khi bạn có thể nuốt mà không bị nghẹn.
- Đừng lái xe trong vòng ít nhất 8 giờ sau khi làm thủ thuật.
- Không hút thuốc trong ít nhất 24 giờ.
Bạn sẽ có thể trở lại làm việc vào ngày hôm sau, trừ khi bạn được dặn dò điều gì khác.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Biến chứng
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Nội soi phế quản là thủ thuật khá an toàn và biến chứng rất hiếm khi xảy ra. Nhưng dù sao thì bác sĩ cũng sẽ báo cho bạn biết những biến chứng có thể xảy ra sau thủ thuật. Chúng bao gồm:
- Co thắt đường dẫn khí, gây ra khó thở.
- Tim đập bị loạn nhịp.
- Gây ra viêm phổi, tình trạng này có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh.
- Bị đau họng, khàn tiếng hay ho nặng hơn.
- Dị ứng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.