Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

(3.96) - 16 đánh giá

Mùa hè, trẻ em được nghỉ hè, đi du lịch cùng với bố mẹ. Một trong những nỗi lo của người lớn khi đi du lịch cùng với trẻ là những bệnh tật gặp phải khi đi du lịch như ho, sốt, ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thức ăn xảy ra khi bé ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hay độc tố của vi khuẩn. Nếu không được qua tâm và xử trí thích hợp, ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị điên loạn, sốt, thậm chí là co giật.

Nước bị ô nhiễm như thế nào?

Nước có thể bị ô nhiễm bởi các loại vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác thông thường do phân người hoặc động vật nhiễm vào nguồn nước. Đây đặc biệt là vấn đề ở các nước có điều kiện vệ sinh kém. Ở những nước này, thực phẩm cũng có thể được rửa và được nấu bằng nguồn nước bị ô nhiễm. Ví dụ, ở những vùng có điều kiện vệ sinh kém, trẻ em nên tránh:

  • Uống nước máy;
  • Uống nước đá (nước đá cục mua từ cây đá làm sẵn ở ngoài);
  • Đánh răng bằng nước máy.
  • Ăn salad như rau diếp, cà chua rửa bằng nguồn nước ô nhiễm;
  • Ăn rau quả chưa nấu (vì chúng có thể đã được rửa trong nước bị ô nhiễm).

Ngộ độc thực phẩm có phổ biến không?

Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến. Trước đây người ta chỉ báo cáo những trường hợp nghiêm trọng nhất nhưng bây giờ họ cũng lưu ý đến các trường hợp nhẹ. Số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy có hơn 500.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm tìm được nguyên nhân mỗi năm. Nếu bao gồm các trường hợp có nguyên nhân không xác định thì con số này sẽ tăng hơn gấp đôi.

Diễn biến của ngộ độc thực phẩm

Đối với hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện trong vòng 1-3 ngày sau khi ăn thức ăn bị ô nhiễm. Tuy nhiên, đối với một số loại ngộ độc thực phẩm, thời gian ủ bệnh này có thể kéo dài 90 ngày.

Triệu chứng thông thường của ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng chính của ngộ độc thực phẩm là tiêu chảy, thường kèm theo nôn ói. Tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng thường ít nhất 3 lần trong vòng 24 giờ. Máu hoặc chất nhầy có thể xuất hiện trong phân đi kèm với sự nhiễm trùng. Thông thường, bé có thể bị đau bụng. Cơn đau có thể giảm sau mỗi lần đi cầu. Đôi khi bé còn bị sốt, nhức đầu và mệt mỏi.

Nếu nôn mửa xảy ra, nó chỉ kéo dài trên dưới 1 ngày nhưng đôi khi lâu hơn. Tiêu chảy thường tiếp tục sau khi nôn ói đã ngừng và thường kéo dài vài ngày hoặc nhiều hơn. Tình trạng đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài trong một tuần hoặc hơn nữa trước khi mọi thứ bình thường trở lại. Đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài.

Triệu chứng của mất nước

Tiêu chảy và nôn ói có thể gây mất nước. Nếu bạn nghi ngờ bé bị mất nước thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có thể bị mất nước nghiêm trọng và kiệt sức rất nhanh. Thiếu nước nhẹ thì phổ biến và có thể điều trị bằng cách cho bé uống bổ sung nước hay các chất điện giải khác.

Các triệu chứng mất nước ở trẻ em bao gồm:

  • Đi tiểu ít;
  • Miệng khô;
  • Lưỡi và môi khô;
  • Ít nước mắt khi khóc;
  • Mắt trũng;
  • Yếu tay chân;
  • Cảm giác khó chịu;
  • Lừ đừ.

Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng ở trẻ em bao gồm:

  • Ngủ gà;
  • Da nhợt nhạt hoặc nổi bông;
  • Bàn tay hoặc chân lạnh;
  • Tã hiếm khi bị ướt;
  • Thở nhanh và thường thở dốc.

Mất nước nghiêm trọng là một tình trạng bệnh lý khẩn cấp và cần phải chăm sóc nạn nhân một cách tích cực ngay lập tức. Sự mất nước có nhiều khả năng xảy ra với các đối tượng:

  • Trẻ dưới 1 tuổi (và đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi) do chỉ cần mất một ít nước thôi là đã rất nhiều so với tổng lượng nước trong cơ thể rồi;
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có cân nặng khi sinh thấp và không tăng cân đúng;
  • Bé không được cho bú trong suốt thời gian mắc bệnh;
  • Trẻ không chịu uống nước khi bị nhiễm trùng đường ruột.

Bất kỳ trẻ sơ sinh hoặc trẻ em bị tiêu chảy nặng và nôn. (nếu trẻ đi phân lỏng hơn 5 lần và ói hơn 2 lần trong 24 giờ qua).

Hi vọng rằng với những triệu chứng về ngộc độc thức ăn mà bài viết đưa ra có thể giúp bố mẹ có thêm kiến thức về vấn đề này và có biện pháp phòng tránh thích hợp để bảo vệ con yêu luôn khỏe mạnh nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương

(95)
Thoái hóa khớp gối và loãng xương đều là hai dạng bệnh phổ biến mà hầu hết những người lớn tuổi đều có nguy cơ mắc phải. Bạn nên tìm hiểu kỹ về ... [xem thêm]

Một người thường bị nhiễm AIDS bằng cách nào?

(41)
AIDS là tên viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch, một căn bệnh khiến cơ thể gần như không thể kháng lại các bệnh truyền nhiễm. Các virus suy giảm ... [xem thêm]

Hiểu về làn da – Các bước dưỡng da sạch mịn hoàn hảo

(94)
Khi nhìn thấy một cô gái có làn da đẹp không tì vết, bạn luôn tò mò: Làm sao để sở hữu làn da khỏe mạnh và sáng hồng rạng rỡ như thế nhỉ? Để trở ... [xem thêm]

Thai nhi 4 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(74)
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổiThai nhi tuần 4 phát triển như thế nào?Thai nhi 4 tuần tuổi có kích thước khoảng 2 mm.Sau bốn tuần mang thai, phôi thai ... [xem thêm]

Dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng bé ra sao?

(23)
Thói quen ăn uống kém dinh dưỡng bao gồm ăn quá nhiều hoặc quá ít, không có đủ các loại thực phẩm lành mạnh mà bé cần mỗi ngày hoặc tiêu thụ quá nhiều ... [xem thêm]

Thực phẩm cho đôi mắt sáng khỏe

(68)
Đôi mắt của bạn cần được cung cấp vitamin A, C, E và axit béo omega 3, carotenoid, chất khoáng, axit béo và chất chống oxy hóa. Vì sao?Nếu thiếu vitamin A có thể ... [xem thêm]

Phẫu thuật laser tuyến tiền liệt

(81)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật laser tuyến tiền liệt là gì?Phẫu thuật laser tuyến tiền liệt được sử dụng để làm giảm các triệu chứng tiết niệu từ trung ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh trĩ

(30)
Bệnh trĩ khiến bạn lo âu và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Vậy bạn đã có những kiến thức gì về bệnh trĩ?Để tìm hiểu về các vấn đề liên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN