Những ai có thể làm kiểm tra đường huyết?

(4.42) - 35 đánh giá

Mục đích của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là để giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh vẫn không biết rõ khi nào cần kiểm tra và mức độ thường xuyên ra sao mới đảm bảo sức khỏe.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Khi mắc bệnh, tuyến tụy của bạn vẫn hoạt động bình thường nhưng lượng đường trong máu không được chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể sử dụng. Việc kiểm tra đường huyết là điều cần thiết đối với người bị tiểu đường. Vì vậy, bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu người tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra đường huyết thường xuyên như thế nào nhé!

Mức độ kiểm tra đường huyết thường xuyên

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên JAMA Internal Medicine đã kết luận rằng, 14% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang kiểm tra lượng đường trong máu của họ quá thường xuyên. Đây là vấn đề tranh luận trong cộng đồng bệnh tiểu đường về tần suất người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên đo lượng đường trong máu.

Ba trong số các hiệp hội y tế liên quan đến bệnh tiểu đường gồm Viện Hàn lâm Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, Hiệp hội Nội tổng quát và Hiệp hội Nội tiết, hiện đang khuyến khích bệnh nhân kiểm tra lượng đường trong máu ít hơn. Điều này gây ra sự mâu thuẫn trong việc nỗ lực giáo dục bệnh nhân trước đây.

Kết quả nghiên cứu này có thể gây hiểu lầm cho nhiều bệnh nhân tiểu đường, khiến họ nhầm tưởng rằng mình không cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, điều này vẫn được coi là một phần quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Thực tế, lượng đường trong máu không cố định cả ngày mà dao động dựa trên lượng carbohydrate, chất béo, protein, các loại thuốc… mà bạn sử dụng. Vì vậy, bạn cần máy đo đường huyết, que thử và thiết bị để có thể đánh giá hàng ngày mình có đang kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả hay không.

Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, hiệu quả điều trị và nhu cầu hàng ngày. Phần lớn người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên đo lượng đường trong máu ít nhất 1 lần/ngày. Một số người có thể cần phải kiểm tra thường xuyên hơn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Thời gian kiểm tra đường huyết phù hợp

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên lên lịch kiểm tra lượng đường trong máu phù hợp với các thời điểm trong ngày. Thời gian kiểm tra đường huyết thường xuyên có thể bao gồm:

  • Trước ba bữa ăn trong ngày
  • Sau khi tập thể dục
  • Vào giờ đi ngủ

Việc kiểm tra trước bữa ăn rất quan trọng vì đường huyết lúc đói cho bạn thấy hiệu quả về phương pháp điều trị bạn cần. Nếu bạn chọn kiểm tra sau bữa ăn, bạn nên đợi một đến hai giờ để đảm bảo bạn có được chỉ số đường huyết chính xác.

Thay đổi lịch kiểm tra đường huyết thường xuyên

Có nhiều lý do có thể khiến bạn thay đổi lịch kiểm tra đường huyết thường xuyên của bạn tạm thời hoặc vĩnh viễn như:

• Sức khỏe tổng thể của bạn: Nếu bạn cảm thấy sức khỏe không ổn, bạn nên tăng tần suất xét nghiệm đường huyết cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

• Lượng đường trong máu: Bạn bắt đầu có lượng đường trong máu cao hoặc thấp thường xuyên hơn. Bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra nhiều hơn để xác định vấn đề.

• Hoạt động thể chất: Nếu bạn có kế hoạch tăng cường hoạt động thể chất nhiều hơn bình thường, bạn nên kiểm tra mức đường trong máu trước khi thực hiện.

• Hiệu quả điều trị: Nếu bạn đã điều trị thành công bệnh tiểu đường của bạn trong một thời gian dài, bác sĩ có thể cho phép bạn giảm tần suất kiểm tra đường huyết.

Cũng như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, lịch trình theo dõi đường huyết của bạn không nên quá cứng nhắc. Bạn nên kiểm tra đường huyết dựa trên nhu cầu, bệnh lý và thể trạng để duy trì sức khỏe ổn định. Đặc biệt, bạn đừng quên ghi chép lại cẩn thận các chỉ số theo dõi để trao đổi hoặc hỏi bác sĩ khi tái khám nhé.

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đếm những cú đạp của bé giúp bạn hiểu hơn về bé cưng

(59)
Tìm hiểu những cú đạp của bé sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mang thai của mình. Bạn có thể biết bé đang thức hay ngủ, thậm chí là biết bé có ... [xem thêm]

Tổng hợp các phương pháp điều trị đái tháo đường típ 2

(77)
Cách chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh, thói quen tập thể dục và điều trị bằng thuốc. Đây là những ... [xem thêm]

Tại sao chúng ta thường buồn ngủ sau khi ăn?

(51)
Chúng ta đều biết rằng, calo là thứ mang lại năng lượng cho cơ thể con người, thế nhưng tại sao sau những bữa ăn no, chúng ta lại có cảm giác buồn ngủ? ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhi Đồng 2

(96)
Khi trẻ nhỏ gặp các vấn đề về sức khỏe, rất nhiều bố mẹ sẽ đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 bởi đây là một trong 4 cơ sở về nhi khoa hàng ... [xem thêm]

Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?

(73)
Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của thai phụ vì chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, có loại trái cây rất ... [xem thêm]

6 cách tăng chiều cao nhanh trong 1 tuần bạn nên thử

(40)
Bạn chưa hài lòng với chiều cao của mình? Bạn muốn cao thêm nữa để trông ấn tượng và tự tin hơn. Hãy thử ngay cách tăng chiều cao nhanh trong 1 tuần mà Hello ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về súc miệng

(90)
Trong suốt 8 tiếng đồng hồ ban đêm rất nhiều vấn đề có thể xảy ra với răng miệng, đặc biệt khi bạn ngủ vì lúc này là thời điểm vi khuẩn tích tụ ... [xem thêm]

Vi khuẩn chlamydia trachomatis và những thông tin bạn nên biết

(52)
Chlamydia trachomatis thường được biết đến là thủ phạm gây bệnh chlamydia, một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Bệnh thường không có triệu chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN