Đếm những cú đạp của bé giúp bạn hiểu hơn về bé cưng

(3.68) - 59 đánh giá

Tìm hiểu những cú đạp của bé sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng mang thai của mình. Bạn có thể biết bé đang thức hay ngủ, thậm chí là biết bé có thích nghe nhạc rock hay không…

Nếu trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn có cảm giác như “bắp ngô đang nổ”, “cá vàng đang bơi lòng vòng” thì đó có thể là những cú đạp đầu tiên của bé. Những cú đạp của bé là một khoảnh khắc mà bạn sẽ không bao giờ quên. Bên cạnh những trải nghiệm cảm xúc giúp bạn gắn kết với trẻ, những cú đạp này sẽ giúp bạn biết được bé đang làm gì và thậm chí là cả cảm xúc của bé nữa đấy.

Cú đạp đầu tiên của bé

Thời điểm cảm nhận được cú đạp đầu tiên của bé phụ thuộc vào việc đây là lần thứ mấy bạn làm mẹ. Nếu là con đầu lòng thì bạn sẽ cảm nhận được điều này vào tuần thứ 15 đến tuần thứ 22 của thai kỳ nhưng đa số phụ nữ cho biết họ cảm nhận được chuyển động của bé vào tuần thứ 18 đến 20. Tuy nhiên, nếu là con thứ 2, bạn sẽ cảm nhận được điều này sớm hơn một chút.

Với một khoảng thời gian rộng như vậy, bạn rất dễ dàng bỏ lỡ những cú đá đầu tiên của bé. Và đừng quên rằng lúc này, bé cưng của bạn chỉ có kích thước khoảng 12cm thôi.

Những cú đạp của bé sẽ như thế nào?

Những cú đạp của bé sẽ trở nên mạnh mẽ hơn theo thời gian. Vì vậy, những điều bạn cảm nhận cũng sẽ thay đổi. Bạn sẽ sớm nhận ra rằng có những thời điểm mà bé hoạt động rất tích cực. Sau một ngày bận rộn, khi bạn đang trên đường về nhà, bạn sẽ cảm thấy như bé đang “mở một bữa tiệc linh đình” trong bụng bạn.

Theo nghiên cứu, thời điểm bé chuyển động nhiều nhất là vào buổi chiều và buổi tối. Tuy nhiên, cũng có khi bé đạp nhiều hơn vào buổi sáng. Điều quan trọng là bạn phải biết được thói quen chuyển động của bé trong suốt cả ngày.

Một ngày bé đạp bao nhiêu lần?

Nhiều người nói rằng nếu cảm thấy 10 cú đạp trong vòng 2 giờ là 1 điều bình thường. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng? Bạn không nên tập trung vào một số cú đá nhất định mỗi giờ. Thay vào đó, hãy tập trung vào thói quen chuyển động của bé. Theo dõi sự phát triển của thói quen này, nếu nó thay đổi, hãy liên hệ với bác sĩ. Đừng so sánh số lượng những cú đạp của bé với những phụ nữ mang thai khác. Điều này cũng giống như việc so sánh kích thước bụng của mỗi người. Đây không phải là tiêu chí để cạnh tranh nhau.

Bạn sẽ cảm nhận được bé đạp ở đâu?

Bạn sẽ cảm nhận được nhiều nhất là ở phía trước hoặc bên hông bụng. Nếu nhau thai ở phía trước thì có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của bạn về các cử động của bé. Nhau thai giống như một tấm đệm, nên bạn sẽ ít khi cảm nhận được những cú đạp của bé. Những xét nghiệm ở tuần thứ 20 của thai kỳ có thể cho bạn biết vị trí chính xác của nhau thai. Nếu bạn rơi vào tình huống này, hãy tập trung vào cảm giác ở phần dưới bụng và 2 bên hông nhé.

Từ 32 tuần, bạn sẽ bắt đầu nhận biết được những thói quen ngủ của bé thông qua những cú đạp. Thời gian ngủ của bé có thể không tương thích với thời gian ngủ của bạn. Khi bạn đi ngủ, bé lại thức dậy và di chuyển. Nếu bé thường thức dậy vào lúc 3 giờ sáng và nhảy điệu disco thì liệu bé có trở thành “con cú đêm” sau khi chào đời không? Có một sự tương quan giữa thời gian mà bé thường đá và thời gian bé tỉnh dậy sau khi sinh bởi một số thói quen cần thời gian để thay đổi và phát triển sau khi bé sinh ra.

Thời gian để thắt chặt mối liên hệ với bé

Hãy nói chồng theo dõi những cú đạp của bé cùng với bạn. Khoảnh khắc cảm nhận được hình dáng bàn chân hoặc khuỷu tay của bé trên bụng bạn là điều hạnh phúc đối với người làm cha đấy. Bé sẽ nhận ra giọng nói của cha và phản ứng lại với nó. Vì vậy, hãy để chồng đặt tay lên bụng trong khi trò chuyện với bé nhé.

Tư thế tốt nhất để cảm nhận những cú đạp của bé

Tư thế tốt nhất để cảm nhận được những cú đạp của bé là nằm nghiêng bên trái. Vị trí này khiến cho máu lưu thông tối đa, nên làm cho bé di chuyển nhiều hơn.

Ba cách để khuyến khích bé di chuyển nhiều hơn

  • Uống một ly nước lạnh. Cảm giác lạnh sẽ đánh thức bé và sức ép trong bàng quang sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Nhẹ nhàng massage bụng hoặc để chồng bạn làm điều đó. Bé sẽ đáp lại sau 28 tuần, thậm chí bé còn đẩy lại tay bạn nữa đấy.
  • Tắm và thư giãn lâu cũng có thể làm tăng cử động của bé.

Những cú đạp của bé sẽ thay đổi như thế nào?

Từ những cú đạp nhẹ nhàng đầu tiên, bé sẽ ngày càng có những cú đạp mạnh mẽ hơn. Khi siêu âm ở tuần thứ 12, bạn sẽ nhìn thấy bé đang nhào lộn trong bụng, nhưng bạn lại không cảm thấy bất cứ điều gì cả.

14 – 24 tuần

Đa số phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được những cú đạp đầu tiên của bé trong thời gian này, mặc dù vẫn chưa rõ nét. Nếu bạn vẫn không cảm nhận được cú đạp của bé sau 24 tuần, hãy đến bác sĩ khám nhé.

28 tuần

Bé sẽ phản ứng lại bạn và nhịp tim của bé sẽ tăng lên khi bé nghe thấy tiếng ồn. Lúc này, thính giác của bé đang phát triển. Vì vậy, bé có thể đáp lại những tiếng ồn lớn và thậm chí có thể nhảy lên nữa đấy.

29 tuần

Bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy chân tay của bé từ bên ngoài, có thể là gót chân hoặc bàn chân. Điều này giúp bạn và chồng gắn kết với bé nhiều hơn. Khi bé thay đổi vị trí, bạn sẽ có cảm nhận như thể mình đang trải qua “một trận động đất nhỏ”.

32 tuần

Các chuyển động của bé sẽ tăng lên trong giai đoạn này, nhưng từ bây giờ cường độ sẽ được giữ ở cùng một mức.

36 tuần

Không gian trong bụng mẹ đang ngày càng hạn chế, các cơ tử cung và cơ bụng sẽ giúp giữ bé ở một nơi nhưng bạn sẽ cảm nhận được nhiều cú đạp hơn. Bé có thể xoay đầu lên hoặc xuống và những cú đạp của bé có thể cho bạn biết điều đó.

Nếu là ngôi mông thì mông của bé sẽ hướng về phía xương chậu và bạn có thể cảm thấy những cú đạp mạnh. Bé sẽ không lăn lộn nhiều. Do đó, bạn sẽ cảm nhận được những cú đá dai dẳng ở phía dưới xương sườn hay bên hông.

40 tuần

Bé sẽ tiếp tục di chuyển và đạp khi vẫn còn ở trong bụng bạn đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của việc tập yoga trước khi sinh

(20)
Các lớp học yoga trước khi sinh hiện đang rất phổ biến. Khi kết hợp với bài tập tim mạch (như đi bộ), yoga sẽ là một cách lý tưởng để các mẹ bầu ... [xem thêm]

Glycine là gì mà bạn nên bổ sung cho cơ thể?

(67)
Glycine đóng vai trò không thể thiếu giúp bảo vệ tim mạch, gan, thậm chí có thể cải thiện bệnh tiểu đường. Vậy glycine là gì mà khiến nhiều người tìm ... [xem thêm]

Thai nhi khóc trong bụng mẹ có thật không?

(12)
Bạn có biết rằng thai nhi khóc trong bụng mẹ không? Tuy nghe có vẻ lạ nhưng điều này là có thật và các nhà khoa học đã khám phá ra điều đó. Để biết ... [xem thêm]

Thoái hóa xương khớp và quá trình lão hóa ở phụ nữ: Muốn đẹp phải khỏe từ bên trong

(36)
Thoái hóa xương khớp là một trong những bệnh lý hàng đầu ở phụ nữ. Khi tuổi tác càng cao, tình trạng thoái hóa càng diễn tiến nhanh hơn và từng ngày lấy ... [xem thêm]

Tập thể dục mọi lúc mọi nơi thật dễ dàng

(76)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

5 mẹo nuôi con thông minh của người Nhật

(15)
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được phối hợp các loại thực phẩm khác nhau và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ ăn ngon, ... [xem thêm]

20 lý do khiến đường huyết không ổn định

(65)
Bạn nghĩ rằng khi bị đái tháo đường thì chỉ cần kiêng ăn ngọt là đủ? Nhưng bạn có biết có hàng ngàn lý do ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, ... [xem thêm]

Bột vitamin C có phải là “thần dược” giúp trẻ hóa làn da?

(46)
Là một thành phần của các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, bột vitamin C được xem làm một trong những liệu pháp trẻ hóa làn da mà bạn có thể cân nhắc.Vitamin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN