Viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng

(3.64) - 50 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng là gì?

Một cấu trúc giống như túi nằm bên trong hoặc giữa, cạnh đầu dưới của gối có thể bị viêm. Túi này được gọi là bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng. Đây là nơi ba gân khác nhau của đùi gắn vào phía dưới đầu gối. Túi này có thể bị viêm, được gọi là viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng hoặc viêm gân. Viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng thường xuất phát từ các gân bị yếu hoặc co cứng, dẫn đến tình trạng viêm nơi gân gắn vào.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng?

Các triệu chứng thường gặp của viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng là:

  • Đau từ từ tăng dần bên trong đầu gối hoặc ở giữa xương cẳng chân, khoảng 5–7,6cm dưới khớp gối.
  • Đau tăng lên khi tập thể dục hoặc leo cầu thang.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng?

Sử dụng quá mức nhóm cơ đùi sau, đặc biệt ở các vận động viên có các cơ đùi sau bó chặt là một nguyên nhân phổ biến gây viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng. Các vận động viên điền kinh thường xuyên bị ảnh hưởng nhất. Luyện tập không đúng cách, chạy nhanh và mạnh cũng có thể gây ra bệnh này. Bạn có thể bị viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng bởi chấn thương như một lực đánh trực tiếp đến khu vực này của đầu gối. Một tổn thương hỗn hợp các mô tại khu vực này dẫn đến gia tăng giải phóng dịch khớp ở lớp lót của bao hoạt dịch. Các bao hoạt dịch sau đó trở nên viêm, nhạy cảm hoặc đau đớn.

Bất cứ ai bị viêm xương khớp gối cũng có nguy cơ gia tăng tình trạng này. Ở một số người, sự phối hợp của chi dưới có thể là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Đầu gối hoặc xương chày vẹo ra ngoài hoặc bàn chân phẳng có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng như:

  • Các kỹ thuật luyện tập không thích hợp như bỏ qua kéo giãn, chạy lên đồi quá cao và tăng đột ngột khoảng cách
  • Cơ bắp kheo bó chặt
  • Béo phì
  • Gối hoặc cẳng chân vẹo ra ngoài
  • Viêm khớp do loãng xương đầu gối
  • Rạn nứt sụn trung gian

Chẩn đoán & Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng?

Chẩn đoán thường được thực hiện thông qua việc thảo luận với bác sĩ và kiểm tra kỹ lưỡng. Tia X thường được sử dụng để loại trừ các tình trạng khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng?

Vận động viên bị viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng nên thay đổi chương trình tập luyện để tình trạng viêm không tái phát. Các phương pháp điều trị khác bao gồm:

  • Ngừng hoạt động hoặc thay thế một hoạt động khác cho đến khi viêm bao hoạt dịch khỏi hẳn.
  • Chườm đá lạnh đều đặn 3 hoặc 4 lần một ngày, khoảng 20 phút mỗi lần.
  • Thuốc chống viêm. Aspirin và thuốc kháng viêm không steroid (như ibuprofen) có thể giảm đau và giảm viêm.
  • Bác sĩ có thể tiêm dung dịch thuốc gây mê và steroid vào bao hoạt dịch, giúp giảm các triệu chứng nhanh chóng.
  • Vật lý trị liệu. Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu với các bài tập kéo giãn cụ thể, các phương pháp điều trị bằng đá lạnh và siêu âm.
  • Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, bác sĩ phẫu thuật gân xương có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ bao hoạt dịch. Điều này thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú (trong ngày). Nếu sau khi làm thủ thuật, chân chịu trọng lực thấy khó chịu, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng nạng trong một thời gian ngắn. Các hoạt động bình thường có thể tiếp tục trong vòng 3 tuần sau khi thực hiện thủ thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng:

  • Chỉnh sửa các kỹ thuật tập thể dục
  • Khởi động và kéo giãn trước và sau khi tập thể dục
  • Điều chỉnh mất cân bằng cơ bắp
  • Đi giày dép thích hợp trong khi tập thể dục
  • Tăng dần cường độ/tần suất luyện tập

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Loạn vận ngôn

(30)
Tìm hiểu chungLoạn vận ngôn là bệnh gì?Loạn vận ngôn là một tình trạng trong đó các cơ giúp bạn nói chuyện yếu đi hoặc bạn gặp khó khăn kiểm soát ... [xem thêm]

Mê sảng

(71)
Tìm hiểu chungMê sảng là bệnh gì?Mê sảng là một rối loạn chức năng tâm thần bất ngờ, biến động và thường có thể khỏi. Bệnh được đặc trưng bởi ... [xem thêm]

Lao ruột

(51)
Tìm hiểu chungLao ruột là bệnh gì?Lao là một bệnh nhiễm khuẩn rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và có thể gây ra nhiều triệu ... [xem thêm]

Suy thận cấp tính (suy thận cấp)

(61)
Tìm hiểu chungSuy thận cấp tính (suy thận cấp) là bệnh gì?Suy thận cấp tính, hay còn gọi là suy thận cấp, là tình trạng thận đột ngột suy giảm chức năng ... [xem thêm]

Viêm thận mủ

(69)
Tìm hiểu chungBệnh viêm thận mủ là gì?Bệnh viêm thận mủ là một nhiễm trùng thận, trong đó vi trùng – vi khuẩn hoặc nấm – lây nhiễm thận, đi lên từ ... [xem thêm]

Ung thư phổi tế bào nhỏ

(43)
Tìm hiểu về ung thư phổi tế bào nhỏBệnh ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?Ung thư phổi là tình trạng khi các tế bào phổi bắt đầu phát triển nhanh chóng ... [xem thêm]

Phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới

(24)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật phục hồi thoát vị bẹn ở nam giới là gì?Phục hồi thoát vị bẹn là phẫu thuật dùng để chữa thoát vị bẹn. Thoát vị là khi mô ... [xem thêm]

Thoái hóa tinh bột (amyloidosis)

(13)
Tìm hiểu chungBệnh thoái hóa tinh bột (amyloidosis) là gì?Bệnh thoái hóa tinh bột (hay còn bệnh amyloidosi) là căn bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN