Nhóm thuốc NSAIDs: Sử dụng sao cho an toàn?

(4.05) - 42 đánh giá

NSAIDs được xem là nhóm thuốc rất phổ biến với nhiều bệnh nhân trong điều trị các bệnh lý như cơ xương khớp, đau đầu, đau bụng hay hạ sốt… Hiểu rõ về nhóm thuốc NSAIDs giúp bạn sử dụng an toàn và hiệu quả hơn.

NSAIDs là nhóm thuốc gì?

NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng, bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp. Nhìn chung, nhóm thuốc NSAIDs có công dụng sau đây:

  • Giảm đau: Những cơn đau do căng cơ, bong gân, đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau răng…
  • Hạ sốt: NSAIDs có tác dụng hạ nhiệt cho cơ thể
  • Kháng viêm: Nhóm thuốc NSAIDs giúp làm giảm hiện tượng viêm cho bệnh nhân.

Một số hoạt chất trong nhóm thuốc NSAIDs được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như aspirin, ibuprofen hay meloxicam. Điều quan trọng là trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các hoạt chất trong nhóm thuốc NSAIDs xem có phù hợp với cơ địa và tình trạng của bạn không.

NSAIDs hoạt động như thế nào?

Nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt hiệu quả. Thông thường, cơ thể bạn sản xuất ra một chất hóa học gọi là prostaglandin để bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit. Prostaglandin được tạo ra bởi enzyme cyclooxygenase (COX), enzyme này gồm hai loại: COX I và COX II.

Enzyme COX II có khả năng tạo các prostaglandin gây ra tình trạng viêm và sốt trong khi COX I tham gia vào quá trình tạo ra các prostaglandin bảo vệ niêm mạc dạ dày và hỗ trợ đông máu.

Một số hoạt chất phổ biến như:

√ Aspirin: Ngăn chặn enzyme COX I và COX II, nên ngoài tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, aspirin còn có thêm tác dụng ngăn cản kết tập tiểu cầu. Vì aspirin ngăn chặn cả COX I và COX II nên bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như đau, loét dạ dày, xuất huyết… Vì vậy hiện nay, aspirin ít được sử dụng để giảm đau và thường được dùng để chống đông máu ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch với liều thấp.

√ Diclofenac: Có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin, nhưng đồng thời tác dụng phụ đường tiêu hóa trên bệnh nhân cũng nặng hơn như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thiếu máu…

√ Ibuprofen: Có tác dụng giảm đau mạnh hơn aspirin. Khi bệnh nhân sử dụng ibuprofen có thể bị kích ứng tiêu hóa, rối loạn tạo máu…

Một số hoạt chất khác như naproxen, ketoprofen… cũng có các đặc tính giảm đau và tác dụng phụ tương tự như các hoạt chất trên.

Ngoài ra, các hoạt chất ngăn chặn chủ yếu COX II trong nhóm thuốc NSAIDs có thể giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả nhưng giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa

√ Meloxicam: Là hoạt chất trong nhóm thuốc NSAIDs có tác dụng ngăn chặn chọn lọc, chuyên biệt enzyme COX II. Các nghiên cứu đã chứng minh meloxicam giúp giảm đau khi di chuyển và giảm tình trạng cứng khớp trên bệnh nhân thoái hóa khớp, cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp. Do chỉ ngăn chặn chọn lọc COX II, meloxicam ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim mạch so với diclofenac, piroxicam và celecoxib.

Các hoạt chất coxib như celecoxib, rofecoxib, valdecoxib… cũng có tác dụng ngăn chặn chuyên biệt COX II, nên cũng giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa so với aspirin hay diclofenac. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của các hoạt chất này trên tim mạch, thận vẫn còn đang được nghiên cứu. Và một thông tin từ năm 2004 có đề cập đến 2 hoạt chất rofecoxib và valdecoxib đã rút khỏi thị trường do nhiều nghiên cứu cho thấy có liên quan đến tai biến về tim mạch và valdecoxib còn gây các phản ứng da nghiêm trọng.

Thuốc NSAID nào tốt nhất?

Cơ địa và thể trạng của mỗi người đều khác nhau nên bệnh nhân thường có những phản ứng khác nhau khi điều trị với các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs. Một số thuốc giúp giảm các triệu chứng trong khi những thuốc khác lại không mang đến hiệu quả và có nhiều tác dụng ngoại ý. Vì vậy, rất khó để xác định loại thuốc nào tốt hơn cả đối với sức khỏe của bạn.

Khi chọn thuốc NSAIDs, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời thông báo cho bác sĩ tiền sử bệnh án cũng như các loại thuốc khác đang dùng để hạn chế tối thiểu các tác dụng phụ xảy ra. Bác sĩ sẽ giúp bạn xem xét loại thuốc an toàn và phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các loại thuốc đau dạ dày thường dùng

(59)
Những cơn đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc đau dạ dày để ... [xem thêm]

Tập cơ bụng 6 múi với 28 bài tập đỉnh cao

(33)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm tốt cho u xơ tử cung

(94)
U xơ tử cung nên ăn gì? Bên cạnh các phương pháp y khoa để điều trị, kết hợp tập thể dục thường xuyên cùng chế độ ăn uống lành mạnh có bổ sung 5 ... [xem thêm]

Hãy cẩn thận nếu bị đau đầu khi mang thai!

(62)
Đau đầu khi mang thai là tình trạng hết sức phổ biến. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là do đâu? Mẹ bầu nên sử dụng những loại thuốc giảm đau nào ... [xem thêm]

Công dụng củ cải trắng: Trị ho, bổ phổi và nhiều lợi ích khác

(95)
Công dụng củ cải trắng rất đa dạng, chẳng hạn như cải thiện táo bón, giảm cholesterol, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật.Bài viết sau của Hello ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp và cách phòng ngừa

(95)
Bệnh tăng nhãn áp (còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước, glocom) là một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến ... [xem thêm]

10 mẹo giảm đau không cần thuốc

(70)
Cơn đau có thể xảy đến với bất kỳ ai. Hãy xem 10 mẹo giảm đau không cần thuốc hữu ích dưới đây để áp dụng cho chính mình và người thân những khi ... [xem thêm]

Metformin: Thuốc chống tiểu đường

(75)
Metformin là thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid. Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay. Metformin không có tác dụng để kích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN