Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. VIêm khớp không chỉ do tác động từ bên ngoài mà còn có thể đến từ các bệnh lý khác. Trong bài viết sau đây, Chúng tôi sẽ chia sẻ 3 loại bệnh lý có thể là nguyên nhân viêm khớp mà bạn nên lưu ý.
Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến nhất của đau khớp. Có hai loại viêm khớp thường gặp là thoái hóa khớp và thấp khớp. Viêm khớp gây tổn thương sụn trong khớp, làm sưng, viêm, cứng khớp và khiến khớp không chuyển động được. Viêm khớp thường ảnh hưởng đến cổ tay, bàn tay, hông và đầu gối.
Thoái hóa khớp thường là một quá trình xảy ra từ từ khi các tổn thương ở sụn xấu đi dần. Béo phì có thể gây tăng áp lực lên các khớp và khiến cho bạn có nhiều nguy cơ mắc phải loại viêm khớp này. Việc duy trì cân nặng hợp lý và thường xuyên vận động có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Thấp khớp là một dạng rối loạn tự miễn ở khớp khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công các mô bình thường bên trong khớp. Điều này gây ra tình trạng viêm, dẫn đến đau khớp và sụn bị tổn thương. Thấp khớp xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và có thể làm biến dạng và làm suy yếu các khớp theo thời gian. Ngoài viêm, chất lỏng tích tụ trong khớp còn có thể làm tăng các cơn đau khớp.
Những phản ứng viêm bên trong khớp
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra viêm khớp. Khi lớp mô lót mặt trong của khớp bị viêm thì gọi là viêm màng hoạt dịch. Khi các miếng đệm xung quanh khớp của bạn bị viêm thì gọi là viêm bao hoạt dịch. Những bệnh này thường là do chấn thương khớp gây nên. Cách tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương khớp là sử dụng các thiết bị bảo hộ và mang giày phù hợp khi chơi thể thao hoặc khi bạn tham gia vào các hoạt động khác.
3 loại bệnh lý có thể là nguyên nhân viêm khớp:
#1. Bệnh gout và bệnh giả gout
Gout thường xảy ra theo từng đợt, triệu chứng thường là tấy đỏ và đau ở các khớp, thường xảy ra ở ngón chân cái. Nguyên nhân gây bệnh gout là do sự tích tụ của axit uric, đây là một phụ phẩm sinh ra từ quá trình phân hủy protein. Không thể loại bỏ lượng axit uric dư thừa khi bạn bị suy thận hoặc khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit uric cao. Những thực phẩm này bao gồm thịt đỏ, hải sản và bia.
Khi nồng độ axit uric quá cao, chúng sẽ tích tụ dưới dạng các tinh thể trong khớp dẫn đến tình trạng viêm và đau. Các tinh thể tích tụ càng nhiều thì khớp viêm và đau càng nặng. Bạn có thể tự kiểm soát bệnh gout thông qua việc tập thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Thay vì uống rượu bia và nước uống có đường, bạn nên uống thật nhiều nước lọc.
Bệnh giả gout cũng là một tình trạng tương tự như bệnh gout, khi đó cũng có các tinh thể canxi lắng đọng bên trong và xung quanh khớp. Tuy nhiên, không giống như bệnh gout, bệnh giả gout thường ảnh hưởng đến khớp gối. Hiện nay vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên nếu bạn đã cao tuổi và trong gia đình đã có người mắc bệnh, bạn sẽ có khả năng mắc bệnh giả gout cao.
Các triệu chứng của bệnh gout và giả gout bao gồm:
- Đột ngột cảm thấy bị đau khớp dữ dội và sưng tấy;
- Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào;
- Khớp sưng đỏ;
- Vùng xung quanh khớp nóng lên.
Bạn có thể thấy, các biểu hiện của căn bệnh này đều là về đau khớp. Vậy nên, bệnh gout cũng là một trong những nguyên nhân viêm khớp hiện nay. Khi bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức, hãy đến các cơ sở nhanh chóng để được diều trị bệnh sớm nhất.
#2. Tổn thương xương bánh chè gây nhuyễn sụn
Bạn đã từng nghe nói về tình trạng nhuyễn sụn? Đây là tình trạng các sụn ở đầu gối của bạn (vùng xương bánh chè) bị hư hỏng. Tình trạng này có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hay ở những người lớn tuổi bị viêm khớp. Nguyên nhân gây nhuyễn sụn thường là do bị chấn thương thể thao quá nặng hoặc bị di lệch dây chằng gối, bệnh thường gặp ở những vận động viên điền kinh. Bạn có thể tự điều trị bệnh này bằng cách dùng các thuốc giảm viêm, chườm đá và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Biểu hiện của căn bệnh này là:
- Đau âm ỉ và ngày càng tăng dần, nhất là khi vận động gấp duỗi;
- Đau ở vị trí trước gối nơi gân bị viêm;
- Các cơn đau có tính chất chu kỳ, đau từ mạnh đến giảm dần rồi tăng lên;
- Đau đớn khi hoạt động hoặc đi lên xuống cầu thang;
- Đau liên tục gây khó ngủ vào ban đêm.
Từ các tổn thương này, nếu bạn phớt lờ có thể chúng sẽ trở thành nguyên nhân viêm khớp trầm trọng. Vậy nên, đối với những cơn đau bất thường và không có tình trạng thuyên giảm, cách tốt nhất là bạn nên đến khám ở các cơ sở y khoa để chữa trị kịp thời.
#3. Căng và bong gân
Bong gân và căng gân cũng có thể gây đau khớp. Bong gân và căng gân là tình trạng các dây chằng bị kéo dãn hoặc bị rách. Dây chằng là mô liên kết hai đầu xương lại với nhau ở các khớp. Bong gân và căng gân thường xảy ra khi bạn bị té, thực hiện các động tác vặn người hoặc bị thương. Ngoài đau khớp, bạn còn có thể bị sưng khớp và khó đi lại. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể bị co thắt cơ. Điều trị ban đầu cho bong gân và căng cơ là để yên rồi chườm đá, băng chặt vùng bị thương và cố định khớp.
Các biểu hiện khi bạn bị bong gân cần lưu ý:
- Các cơn đau diễn biến theo 3 giai đoạn: Đầu tiên đau nhói sau khi bị chấn thương, một vài giờ sau đó sẽ chuyển sang tê bì, rồi trở lại đau nhức tăng dần. Khi ấn vào vùng tổn thương hoặc cố gắng cử động khớp bạn sẽ cảm thấy đau đớn vô cùng.
- Không chỉ là các cơn đau, bong gân còn kèm theo phù nề, bầm tím, tụ máu tại vị trí khớp và cạnh khớp, nhìn thấy khớp sưng to.
- Bong gân có thể gây tràn dịch, tràn máu vào khe khớp. Khớp giảm hoặc mất chức năng vận động.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp. Cách tốt nhất để bạn có thể phòng tránh đau khớp là xây dựng kế hoạch tập thể dục thích hợp, chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng các phương tiện bảo hộ trong quá trình tập luyện thể dục thể thao. Ngoài ra, bạn cần đi khám bác sĩ định kỳ để phát hiện các dấu hiệu lạ trong cơ thể trước khi xương khớp “lên tiếng”.