Sinh mổ: Những điều mẹ bầu cần hiểu rõ

(4.02) - 40 đánh giá

Với sự tiến bộ của công nghệ khoa học, tất cả mọi thứ trên đời này trở nên thuận tiện hơn, thoải mái và an toàn, bao gồm cả việc sinh con. Sinh mổ bây giờ là hình thức sinh nở phổ biến nhất tại nhiều nước phát triển. Cách sinh này cho bạn biết chính xác thời gian, ngày giờ để chào đón đứa con bé bỏng của mình.

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ là sinh con bằng cách rạch một đường trên bụng hoặc tử cung người mẹ để lấy con ra. Sinh mổ dành cho những người không thể sinh đẻ tự nhiên như có biến chứng thai kỳ (ví dụ như em bé của bạn đang nằm ở tư thếngôi mông), mẹ đang trải qua những dấu hiệu tinh thần không ổn định hoặc bị bệnh nhiễm trùng có thể lây lan cho em bé trong âm đạo.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mổ lấy con?

Nếu biết trước mình phải sinh mổ, vài tuần trước khi phẫu thuật, bạn nên đến bệnh viện để đăng ký. Vào đêm trước khi mổ lấy em bé, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện các thủ thuật trước khi phẫu thuật. Đầu tiên là gây tê ngoài màng cứng bằng cách tiêm vào lưng bạn. Tiếp theo, bạn sẽ được thông tiểu để tránh đi vệ sinh trong 24 giờ đầu tiên. Vì thủ thuật này khá khó chịu, hãy yêu cầu bác sĩ cho gây tê màng cứng trước khi chèn ống thông. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng thuốc để tống khứ bớt axit lỏng trong dạ dày. Bạn nên yêu cầu dùng thuốc chống buồn nôn, uống thuốc này trước khi gây tê ngoài màng cứng sẽ ngăn chặn cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn xét nghiệm máu trước khi sinh mổ để xác định nhóm máu, phòng trường hợp bạn cần được truyền máu trong lúc mổ. Ngoài ra, y tá sẽ cạo lông vùng kín cho bạn để chuẩn bị cho vết rạch gần bụng dưới. Bằng cách này, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn khi bắt đầu phẫu thuật. Điều cuối cùng bạn cần nhớ là sau khi mổ, bạn sẽ cần phải nằm viện trong vài ngày, vì thế bạn cần chuẩn bị hành trang để nằm viện.

Sinh mổ là phương pháp sinh con cần nhiều thời gian để phục hồi hơn so với sinh con bình thường bằng âm đạo, vì thế bạn nên nhờ người thân lo việc nhà cửa giúp bạn trong thời gian này.

Bạn có thể quan tâm đến:

  • Nên làm gì nếu bạn phải sinh mổ?
  • Liệu bạn có thể sinh thường sau lần sinh mổ
  • 5 bí mật về phương pháp sinh thường
  • Sản dịch sau sinh mổ, đừng xem thường

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bị sưng vùng kín sau khi quan hệ: 5 nguyên nhân và cách xử lý

    (11)
    Tình trạng bị sưng vùng kín sau khi quan hệ không những làm bạn cảm thấy khó chịu mà còn khiến chuyện ấy bỗng trở thành… nỗi ám ảnh khó nói. Hãy kiểm ... [xem thêm]

    Mách bạn cách lên thời gian biểu theo đồng hồ sinh học

    (39)
    Đồng hồ sinh học của bạn có thể hiểu đơn giản là xu hướng thức khuya hay dậy sớm, chính thói quen ngủ này cũng sẽ quyết định lịch trình ngày hôm sau. ... [xem thêm]

    Điều hòa thụ thể estrogen có chọn lọc để trị ung thư vú

    (47)
    Những tế bào trong cơ thể đều có thụ thể estrogen, nhưng mỗi loại tế bào sẽ có một thụ thể tiếp nhận estrogen khác nhau. Chất điều hòa thụ thể estrogen ... [xem thêm]

    Phòng ngừa các nguyên nhân chính khiến trẻ em bị ngạt thở

    (70)
    Ngạt thở là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ngạt thở và đa số chúng đều ... [xem thêm]

    3 mẹo đơn giản để có khung xương chắc khỏe

    (88)
    Để có một khung xương chắc khỏe, bạn cần phải chú ý đến ba yếu tố: chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, và lối sống của bạn. Trước khi tham ... [xem thêm]

    Nhụy hoa nghệ tây (saffron): Thảo dược cho sức khỏe và sắc đẹp

    (62)
    Nhụy hoa nghệ tây (saffron) có công dụng tuyệt vời trong quá trình bảo vệ sức khỏe và cải thiện vẻ đẹp con người. Tuy nhiên, người dùng cần phải lưu ý ... [xem thêm]

    Mệt mỏi chán ăn: Làm sao lấy lại cảm giác ngon miệng?

    (29)
    Bạn có thấy mình hay bỏ bữa sáng, ăn trưa qua loa hay đã sắp đến giờ đi ngủ mà lại chẳng thiết tha gì với đĩa thức ăn từ giờ cơm chiều? Đó có thể ... [xem thêm]

    8 lý do tại sao yoga tốt cho sức khỏe nam giới

    (23)
    Yoga đang trở nên phổ biến hơn ở nam giới. Ngoài việc giảm căng thẳng, tăng tính linh hoạt, yoga còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm và huyết áp cao.Các ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN