Nhịn ăn gián đoạn có thể là một phương pháp giảm cân hiệu quả đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng liệu pháp này.
Hiện nay, nhịn ăn gián đoạn đã trở thành một trong các biện pháp giảm cân phổ biến. Khác với các chế độ ăn uống nghiêm ngặt, phương pháp này chỉ đề cập tại thời điểm nào bạn nên ăn gì, thay vì khuyến nghị loại thực phẩm mà bạn nên dùng.
Tuy nhiên, liệu nhịn ăn gián đoạn có thật sự hiệu quả? Bạn có nên hay không nên áp dụng liệu pháp này? Hãy để Hello Bacsi giúp bạn giải đáp thắc mắc trên nhé.
Nhịn ăn gián đoạn đem lại lợi ích gì?
Theo các chuyên gia, nhịn ăn gián đoạn bao gồm chu kỳ ăn và nhịn ăn luân phiên nhau diễn ra. Thực tế, nhịn ăn gián đoạn đã xuất hiện trong suốt quá trình tiến hóa của loài người. Vì vậy, ngoài giảm cân, nhiều nhà nghiên cứu còn có đủ bằng chứng thuyết phục về lợi ích của phương pháp này, chẳng hạn như:
- Cải thiện tình trạng kháng insulin
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Nâng cao sức khỏe tim mạch cũng như trí não
Bạn có thể quan tâm: Ảnh hưởng của tình trạng kháng insulin.
Vì sao bạn không nên thực hiện phương pháp nhịn ăn gián đoạn?
Mọi thứ đều có hai mặt, bao gồm cả biện pháp nhịn ăn gián đoạn. Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, đôi khi nhịn ăn gián đoạn không phải là ý tưởng hay để áp dụng trong thực tiễn.
Một vài người đã đến bệnh viện với tình trạng dinh dưỡng kém. Sau khi tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu, bác sĩ đã phát hiện dấu hiệu bất thường. Mức đường huyết khi đói của những người này tăng giảm liên tục trong ngày, thay vì chỉ tăng vào buổi sáng như những người áp dụng chế độ ăn low-carb thông thường.
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Chế độ ăn giảm cân: Thực đơn Low carb.
Ngoài ra, quá trình tổng hợp cortisol cũng như melatonin ở họ không theo nhịp sinh học. Thực tế, sự tăng giảm liên tục của đường trong máu có liên quan đến vấn đề tuyến thượng thận suy kiệt. Do đó, việc sản sinh cortisol theo nhịp sinh học mang ý nghĩa quan trọng để ổn định mức đường huyết.
Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ đã quyết định cho người bệnh dùng khẩu phần như bình thường trong thời gian ngắn (thời gian giữa các bữa ăn là khoảng 2–3 giờ). Sau vài ngày, lượng đường huyết của họ đã ổn định trở lại. Những triệu chứng khác cũng được cải thiện. Tuy nhiên, nhịp sản xuất cortisol chỉ trở lại phạm vi bình thường sau ba tuần áp dụng biện pháp này.
Vậy, vì sao một số người có thể bình thường hóa lượng đường trong máu khi áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn, số khác lại không thể? Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn chưa tìm ra lời giải đáp chính xác nhất. Họ chỉ đặt giả thiết vấn đề này có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe của tuyến thượng thận khi bạn bắt đầu nhịn ăn.
Hàm lượng đường trong máu có mối liên hệ phức tạp với nhiều hormone, chẳng hạn như:
- Cortisol
- Glucagon
- Epinephrine
- Norepinephrine
- Hormone tăng trưởng
Do đó, có thể nói rằng nếu đường huyết ổn định, nồng độ hormone cũng sẽ bình ổn. Đồng thời, điều này còn có nghĩa là việc mất cân bằng nội tiết tố sẽ khiến mức đường trong máu bất thường.
Một số người có thể bộc lộ vấn đề như trên ngay từ khi bắt đầu biện pháp nhịn ăn gián đoạn. Tuy nhiên, sau đó một thời gian, tình trạng này đã được cải thiện. Thực tế, điều này phụ thuộc vào thể trạng của bạn. Vì vậy, trước khi áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn, bạn nên cân nhắc liệu cơ thể mình có đáp ứng được hay không.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Giảm cân với phương pháp water fasting liệu có tốt?
- 9 bí quyết giữ dáng mảnh mai chẳng cần ăn kiêng