Bệnh tăng nhãn áp là một tình trạng mắt nghiêm trọng. Nó làm hỏng dây thần kinh thị giác (có nhiệm vụ truyền thông tin từ mắt đến trung tâm thị giác trong não). Bệnh có thể dẫn đến biến chứng mất thị lực vĩnh viễn. Điều trị tăng nhãn áp sớm sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng này.
Bệnh tăng nhãn áp gần như không có dấu hiệu cảnh báo sớm và chỉ có thể được phát hiện khi khám mắt toàn diện. Nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời, bệnh tăng nhãn áp trước tiên sẽ gây mất thị lực ngoại biên và cuối cùng gây ra mù lòa.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Vào thời điểm bạn nhận thấy mất thị lực do bệnh tăng nhãn áp, bệnh đã ở giai đoạn quá muộn. Thị lực bị mất không thể phục hồi và rất có khả năng bạn sẽ bị giảm thị lực, ngay cả khi quá trình điều trị bệnh tăng nhãn áp đã bắt đầu.
Cách duy nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi bị giảm thị lực và thậm chí mù lòa do bệnh tăng nhãn áp là đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt toàn diện định kỳ. Chỉ có bác sĩ nhãn khoa mới phát hiện được các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tăng nhãn áp, sau đó tiến hành điều trị trước khi người bệnh bị mất thị lực.
Triệu chứng tăng nhãn áp
Hầu hết các loại bệnh tăng nhãn áp thường không gây đau và không có triệu chứng cho đến khi người bệnh mất thị lực rõ rệt.
Tuy nhiên, một loại bệnh tăng nhãn áp ít phổ biến hơn – có tên là bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính – gây ra các triệu chứng mờ mắt đột ngột, quầng sáng quanh mắt, đau mắt, buồn nôn và nôn.
Nếu bạn gặp các triệu chứng này, hãy chữa trị cũng như ngăn ngừa biến chứng mất thị lực vĩnh viễn.
Điều trị bệnh tăng nhãn áp
Các phương pháp phổ biến giúp điều trị bệnh tăng nhãn áp là dùng thuốc nhỏ mắt, thực hiện phẫu thuật vi mô, điều trị bằng laser và các phương pháp phẫu thuật mắt khác.
Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp có thể ngăn ngừa tình trạng mất thị lực bổ sung, nhưng chúng sẽ không khôi phục thị lực đã bị mất cho bạn.
Tùy thuộc vào loại tăng nhãn áp, mức độ nghiêm trọng và khả năng đáp ứng của bạn, bác sĩ nhãn khoa sẽ kê toa điều trị y tế, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai.
Thuốc trị tăng nhãn áp
Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo toa là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh tăng nhãn áp sớm. Mục đích của thuốc nhỏ mắt tăng nhãn áp là giảm IOP (áp lực nội nhãn) để ngăn ngừa mất thị lực.
Các loại thuốc tương tự được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp cũng được sử dụng cho việc điều trị áp lực mắt cao (không có tổn thương thần kinh thị giác hoặc giảm thị lực) nhằm ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp thường là một tình trạng mãn tính – nghĩa là bạn phải sử dụng thuốc nhỏ mắt mỗi ngày trong suốt quãng đời còn lại để ngăn ngừa mất thị lực do bệnh gây ra.
Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa cũng có thể kê toa thuốc uống để giảm nguy cơ mất thị lực.
Vì sự an toàn và sức khỏe của chính bạn, bạn phải uống thuốc trị tăng nhãn áp hàng ngày theo chỉ dẫn. Bất cẩn và không tuân thủ phác đồ điều trị bệnh tăng nhãn áp mà bác sĩ mắt đưa ra là một trong những nguyên nhân chính gây mù do bệnh tăng nhãn áp.
Nếu bạn nhận thấy thuốc nhỏ mắt mình đang sử dụng gây dị ứng hoặc có tác dụng phụ cũng đừng tự ý ngừng sử dụng. Thay vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa về một liệu pháp điều trị thay thế.
Phẫu thuật tăng nhãn áp
Trong một số trường hợp, phẫu thuật tăng nhãn áp trở thành một lựa chọn tốt hơn so với thuốc để kiểm soát bệnh cũng như ngăn ngừa mất thị lực.
Một số loại phẫu thuật tăng nhãn áp thường được áp dụng là:
Phẫu thuật tăng nhãn áp xâm lấn tối thiểu (MIGS)
Trong những năm gần đây, phương pháp phẫu thuật vi mô có tên gọi “phẫu thuật tăng nhãn áp xâm lấn tối thiểu” (MIGS) đã được phát triển để giảm hoặc loại bỏ nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhãn áp. Việc thực hiện MIGS chỉ gây ra các vết mổ nhỏ, đồng thời gây tổn thương cho mắt ít hơn so với phẫu thuật tăng nhãn áp thông thường. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật này là giảm IOP, giảm nguy cơ tổn thương thần kinh thị giác và giảm thị lực.
Shunts và Implants
Những ca phẫu thuật dạng này thường xâm lấn nhiều hơn so với thủ thuật MIGS, nhưng lại hiệu quả hơn trong việc giảm IOP và giảm nhu cầu dùng thuốc tăng nhãn áp. Mục tiêu của các thủ tục này là tạo ra các kênh thoát mới cho dòng nước bên trong mắt, từ đó giảm đáng kể IOP.
Phẫu thuật tăng nhãn áp bằng laser
Phương pháp phẫu thuật glaucoma laser được sử dụng phổ biến nhất chính là trabeculoplasty laser chọn lọc (SLT). Thủ tục SLT đã được áp dụng trên toàn thế giới trong hơn 25 năm, cũng là phương pháp điều trị chính cho bệnh tăng nhãn áp góc mở. SLT cũng hữu ích trong trường hợp thuốc không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không thể chấp nhận cho loại bệnh tăng nhãn áp này.
Theo Tổ chức nghiên cứu Glaucoma, SLT có thể hạ thấp IOP khoảng 30% khi được sử dụng làm liệu pháp chữa trị cho bệnh tăng nhãn áp góc mở. Song, phải mất từ 1-3 tháng, người bệnh mới cảm nhận được kết quả và hiệu quả thường chỉ kéo dài từ 1-5 năm. Bên cạnh đó, phẫu thuật laser có thể thực hiện nhiều lần, nhưng kết quả của lần thực hiện tiếp theo thường không cao so với lần trước đó.
Ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp có thể phòng ngừa được không? Các nghiên cứu gần đây cho thấy tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Việc vận động giúp cải thiện lưu lượng máu khắp cơ thể, bao gồm cả mắt.
Ngoài tập thể dục thường xuyên và tuân thủ lối sống năng động, bạn cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp bằng cách không hút thuốc, duy trì cân nặng hợp lý và có chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh.