Trẻ bị dị ứng thời tiết, “có kiêng có lành” mẹ ơi!

(3.73) - 49 đánh giá

Trẻ bị dị ứng thời tiết thường có biểu hiện hắt hơi, chảy mũi, mắt đỏ hoặc ngứa. Phòng tránh cho con ngay từ đầu là bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe bé khi thời tiết thay đổi.

Dị ứng thời tiết có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng trẻ em vẫn là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Trẻ dị ứng thời tiết thường có hệ miễn dịch yếu và cơ địa rất nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cách đối phó với tình trạng này ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ dị ứng thời tiết

Hệ miễn dịch của những người tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (dị nguyên) sẽ giải phóng một hoạt chất có tên histamine vào trong máu để chống lại chúng, từ đó gây ra những biểu hiện bệnh thường gặp ở trẻ dị ứng thời tiết.

Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nóng hoặc lạnh thất thường, thời tiết giao mùa, gió mùa xuất hiện và có thể mang dị nguyên đi khắp nơi. Trẻ dị ứng thời tiết thường do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có mặt ở khắp nơi, không chỉ trong nhà mà còn ở ngoài trời như:

  • Phấn hoa, bụi mạt
  • Nhiệt độ tăng/giảm đột ngột
  • Áp suất khí quyển giảm đột ngột
  • Độ ẩm tăng cao, ẩm ướt làm nấm mốc sinh sôi.

Trẻ dị ứng thời tiết thường có biểu hiện gì?

Trẻ dị ứng thời tiết lâu ngày có thể liên quan mật thiết tới một số bệnh lý như hen suyễn, eczema, viêm mũi dị ứng nên bạn cần lưu ý. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ dị ứng thời tiết có thể kể đến:

  • Da nổi mẩn đỏ, bong tróc vảy
  • Chảy mũi, hắt hơi
  • Nghẹt mũi
  • Ho
  • Đau đầu
  • Mắt đỏ, chảy nước mắt
  • Viêm kết giác mạc
  • Nếu trẻ có biểu hiện thở dốc, hụt hơi khi gặp tác nhân dị ứng, rất có thể bé bị hen suyễn dị ứng khi thời tiết thay đổi.

Cần làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết?

Để đối phó hiệu quả với tình trạng dị ứng thời tiết ở bé, việc đầu tiên bạn cần làm là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, sau đó là điều trị các triệu chứng bệnh.

  • Khi trời nổi gió, cần đóng cửa sổ. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng máy lọc không khí hoặc máy điều hòa.
  • Khi thời tiết thay đổi, hạn chế cho trẻ ra ngoài vui chơi để tránh tiếp xúc với phấn hoa.
  • Tắm rửa, rửa tay, thay quần áo sạch sau khi đi ra ngoài.
  • Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng thời tiết, cho bé rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay xông hơi với tinh dầu.

Nếu những biện pháp trên không làm thuyên giảm triệu chứng bệnh ở trẻ, cần đưa con đi bác sĩ khám ngay bởi vì bé có nguy cơ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng một số thuốc có chứa decongestant, thuốc kháng histamine hay thuốc xịt mũi có chứa steroid.

Cách phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ em

Thời tiết thay đổi là yếu tố khách quan mà bạn không thể tác động. Do đó, chủ động phòng tránh bệnh là điều rất quan trọng đối với trẻ dị ứng thời tiết.

Bạn có thể giúp bé phòng dị ứng thời tiết bằng nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch thông qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin C từ các loại trái cây, rau củ quả như ổi, quýt, cam, cà chua, ớt chuông…
  • Bổ sung probiotic từ sữa chua. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, probiotic sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cũng như làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở người bệnh.
  • Tăng cường các loại gia vị giàu chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất chống oxy hóa như tỏi, gừng, nghệ trong khẩu phần ăn cho bé. Sữa nghệ là một món mới lạ nhưng rất dinh dưỡng cho bé yêu nhà bạn đấy.

Trẻ dị ứng thời tiết cần kiêng gì?

Trẻ dị ứng thời tiết cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng có trong môi trường và kiêng một số thức ăn sau:

1. Thực phẩm quá nhiều đạm

Protein rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ dị ứng thời tiết, lượng protein quá nhiều trên bề mặt của các thực phẩm tươi sống, thức ăn tái, gỏi sống, sushi có thể kích thích phản ứng dị ứng ở 25% những người bị viêm mũi dị ứng thời tiết. Nó gây ra những biểu hiện như ngứa môi, miệng hoặc cổ họng. Phản ứng dị ứng với các protein bề mặt thực phẩm hoặc phấn hoa thường ngắn và không giống như dị ứng thức ăn.

2. Về hoa quả, trái cây

Một số loại trái cây có thể còn dính lượng phấn hoa trên bề mặt gây dị ứng. Do đó mẹ cần rửa sạch hoa quả trước khi cho bé ăn, tránh để bé ăn các loại trái cây hái ngoài đường chưa rửa sạch.

3. Rau củ

Trên thực tế, bắp (ngô) và cần tây là 2 loại rau quả có thể kích thích dị ứng, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Cần tây có chứa các protein giống với phấn hoa và là chất kích thích mạnh cho tình trạng dị ứng. Do đó, bạn cần nấu chín loại rau này.

4. Các loại hạt

Các loại hạt như hạt hướng dương, hạnh phân, hạt phỉ cũng có thể kích thích các phản ứng dị ứng ở người viêm mũi dị ứng.

5. Chất phụ gia

Một số chất phụ gia có trong thực phẩm đóng hộp có thể làm khởi phát trình trạng dị ứng ở một số người, nhất là viêm mũi dị ứng. Chất phụ gia có thể là phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản hay hương liệu.

7. Thức ăn và đồ uống lạnh

Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng do thời tiết, hen suyễn dị ứng hoặc có các biểu biện dị ứng tương tự, cần tránh các loại đồ uống, thức ăn lạnh bởi vì chúng có thể gây co thắt phế quản, gây ra các cơn ho kéo dài. Trẻ nhỏ đặc biệt rất thích các món lạnh như kem. Do đó, bạn cần lưu ý điều này nhé. Đặc biệt, hạn chế uống nước đá lạnh vì chúng sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch cơ thể, khi đó các tác nhân dị ứng rất dễ tấn công cơ thể bé.

Trẻ dị ứng thời tiết không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tiền sử gia đình có người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn thì bạn cần lưu ý vấn đề này nhé. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn tìm ra cách đối phó với dị ứng thời tiết ở trẻ hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 bài tập Pilates tại nhà giúp bạn giảm cân

(17)
Các bài tập Pilates phù hợp với những ai vừa muốn cải thiện sức mạnh cơ bắp và giảm cân vừa muốn chăm sóc sức khỏe tinh thần. Nếu cũng muốn bảo vệ ... [xem thêm]

Viêm âm đạo đâu chỉ là bệnh của mẹ!

(69)
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh tuy ... [xem thêm]

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

(41)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh khá phổ biến ở nam giới và nhìn chung không quá nguy hiểm. Thực tế, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc phải căn bệnh ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai và sinh nở

(34)
Ảnh hưởng của u xơ tử cung có thể khiến bạn khó thụ thai hơn so với bình thường cũng như gặp một vài vấn đề trong quá trình mang thai.U xơ tử cung là sự ... [xem thêm]

Bệnh ban đào ở trẻ em cần kịp thời theo dõi

(69)
Bệnh ban đào ở trẻ em do virus gây ra và thường ảnh hưởng lớn đến trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Bệnh gây sốt và phát ban nhiều đốm trong vòng vài ... [xem thêm]

Những thắc mắc về chảy máu tử cung do rối loạn cơ năng

(79)
Rối loạn cơ năng tử cung gây chảy máu là một trong những vấn đề rất hay gặp khi khám phụ khoa. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp xoay quanh ... [xem thêm]

7 món ăn vặt cho bà bầu vừa dễ tìm vừa tốt cho sức khỏe

(47)
Ăn uống khỏe mạnh là một việc vô cùng quan trọng trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh các bữa chính, nhiều mẹ bầu thèm các món ăn vặt như chè, bánh kẹo, trái ... [xem thêm]

Hạt diêm mạch vừa tốt cho sức khỏe lại giúp bạn đẹp dáng

(66)
Hạt diêm mạch là một loại “siêu thực phẩm” mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời còn giúp bạn duy trì vóc dáng thon gọn nhờ tác dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN