Nam giới từ 30 tuổi hẹp niệu đạo có thể làm suy thận và vô sinh

(4.06) - 40 đánh giá

Theo nghiên cứu, có khoảng 8% phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng đường tiểu, từ đó ảnh hưởng đến thận, bàng quang hoặc đôi khi là niệu quản. Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai sẽ khiến bạn cảm rất khó chịu, nhưng tình trạng này có thể điều trị được.

Mang thai là một giai đoạn đẹp nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sự bất tiện nho nhỏ. Khả năng miễn dịch của mẹ bầu thường yếu đi vào thời điểm này, khiến bạn dễ gặp phải các dạng viêm nhiễm, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai.

Nhiễm trùng đường tiểu là gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu, còn được gọi là nhiễm trùng bàng quang, đều nói về tình trạng vi khuẩn phát triển khi xâm nhập thành công vào đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể được phân loại thành: Nhiễm trùng bàng quang và nhiễm trùng thận. Phụ nữ mang nhiều khả năng mắc phải tình trạng này bởi vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập khu vực âm đạo và trực tràng. Thêm vào đó, nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ tăng cao từ tuần thứ 6 đến 24 của thai kỳ.

Nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai không chỉ dừng lại ở việc đi tiểu thường xuyên hoặc cảm giác nóng rát ở âm đạo. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, từ thận (nơi nước tiểu được hình thành) đến niệu quản và bàng quang (nơi nước tiểu được lưu trữ) và niệu đạo (bộ phận đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể).

Nguyên nhân và các dạng nhiễm trùng đường tiểu

Bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai nếu gặp phải bất kỳ yếu tố nào sau đây:

  • Ecoli và nấm chlamydia đều là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng. Chúng thường hiện diện trên da, trong trực tràng hoặc âm đạo của bạn.
  • Thay đổi về giải phẫu và chức năng của đường tiết niệu dẫn đến hiện tượng thận mở rộng, khiến niệu quản và bàng quang bị chèn ép.
  • Mẹ bầu không đi tiểu hết, dẫn đến nước tiểu đọng lại và tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi.

Ngoài ra, các yếu tố trên cũng tạo ra những dạng nhiễm trùng sau:

1. Nhiễm trùng bàng quang

Đôi khi vi khuẩn nằm lại trong bàng quang và bắt đầu sinh sôi. Kết quả là mẹ bầu sẽ trải qua cảm giác nóng rát cũng như đau đớn khi đi tiểu hoặc muốn đi tiểu thường xuyên kèm với sốt. Nhiễm trùng bàng quang thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 20 – 50 và nữ giới đã có quan hệ tình dục.

2. Nhiễm trùng thận

Vi khuẩn cũng có thể di chuyển từ bàng quang sang niệu quản, khiến một hoặc cả hai quả thận đều bị nhiễm trùng. Đây là một trong những biến chứng y khoa nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu và em bé. Nhiễm trùng thận làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh sinh ra nhẹ cân hoặc thậm chí là thai chết lưu, tử vong sơ sinh.

3. Nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng

Đây là một dạng nhiễm trùng vi khuẩn đường tiết niệu, nhưng không xuất hiện triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tự biến mất nhưng đôi khi vẫn cần đến sự hỗ trợ về mặt y tế. Khi không được điều trị, tình trạng nhiễm trùng này có thể làm gia tăng nguy cơ khiến mẹ bầu bị nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng bàng quang cấp tính.

Vì sao nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai lại phổ biến?

Nhiễm trùng đường tiểu phổ biến trong thời gian mang thai vì thai nhi gây áp lực lên bàng quang và chặn đường ra của nước tiểu. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, nội tiết tố cũng có thể dẫn đến sự thay đổi ở đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Trong trường hợp mắc phải nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng, bạn sẽ không gặp phải bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào và bác sĩ chỉ có thể phát hiện bệnh trong quá trình sàng lọc trước khi sinh. Nhưng nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng, bạn sẽ nhận thấy các tình trạng sau đây:

  • Đau và cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Cảm giác đau ở khu vực bàng quang
  • Nước tiểu có máu hoặc chất nhầy
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ
  • Muốn đi tiểu thường xuyên
  • Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi
  • Đau ở phần bụng dưới
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau lưng.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm trùng.

Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện các tế bào hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn. Để tránh việc kết quả đưa ra thiếu chính xác, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín bằng nước rửa phụ khoa trước khi thu thập nước tiểu.
  • Cấy nước tiểu: Xét nghiệm cấy nước tiểu đôi khi được thực hiện sau khi phân tích nước tiểu và bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để kê đơn.
  • Chụp X-quang bàng quang: Hình thức kiểm tra bằng cách chụp X-quang sẽ giúp phát hiện các vấn đề như sỏi thận và sưng.
  • Khám bàng quang bằng cách nội soi: Bác sĩ sẽ chèn một ống nhỏ vào niệu đạo của mẹ bầu để kiểm tra bất thường ở niệu đạo và bàng quang.

Biện pháp điều trị nhiễm trùng

Phương pháp điều trị chuẩn cho nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là uống thuốc kháng sinh trong thời gian từ 3 – 7 ngày. Mặc dù các triệu chứng sẽ dần tiêu biến vào ngày thứ ba kể từ khi uống thuốc nhưng mẹ bầu không nên vì đó mà bỏ dở liệu trình điều trị.

Các loại kháng sinh thường được kê đơn bao gồm erythromycin, amoxicillin và penicillin. Những sản phẩm này đều an toàn để sử dụng và do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép.

Phương pháp trị bệnh không cần dùng kháng sinh

Mặc dù kháng sinh thường được lựa chọn để trị bệnh, bạn có thể kết hợp một số biện pháp tại nhà để giảm tình trạng nhiễm trùng, chẳng hạn như:

Uống nhiều nước: Càng uống nhiều nước, bạn càng đi vệ sinh nhiều và loại bỏ vi khuẩn có hại.

Ăn quả nam việt quất: Quả nam việt quất và dâu lingo sẽ giảm nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường tiểu vì chúng ngăn vi khuẩn Ecoli bám vào thành bàng quang hoặc đường tiết niệu. Bạn có thể uống nước ép, ăn quả khô hoặc thực phẩm chức năng chiết xuất từ nam việt quất. Tuy nhiên, hãy tránh sử dụng loại thực phẩm này khi mẹ bầu đang sử dụng thuốc cho chứng loãng máu hoặc thuốc kháng viêm không steroid.

Sữa chua Hy Lạp: Lợi khuẩn trong sữa chua Hy Lạp sẽ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiểu. Thực phẩm này có thể khôi phục các vi khuẩn tốt và giảm các triệu chứng của nhiễm trùng.

Giấm táo: Giấm khiến cho nước tiểu có tính axit, do đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và khiến chúng dễ dàng bị đào thải ra ngoài cơ thể hơn. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp lâu dài vì tính axit của giấm có thể làm hỏng men răng.

Vitamin C: Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ chống nhiễm trùng. Mẹ bầu có thể lựa chọn những loại hoa quả như cam, chanh, quả mọng, quả mơ, ớt chuông, cà chua….

Nước dừa: Nước dừa rất giàu chất điện giải, có thể hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống khi thai kỳ đã bước vào giai đoạn ổn định để tránh biến chứng xấu không mong muốn. Ngoài ra, nước cốt dừa với đặc tính nhuận tràng sẽ đem lại công dụng tương tự.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai

Mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai nhưng một chút cẩn thận sẽ làm giảm cơ hội mắc bệnh. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Đi tiểu mỗi khi có nhu cầu
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng kín
  • Không nên tắm bồn lâu hơn nửa tiếng đồng hồ
  • Tránh ăn các món quá ngọt hoặc thực phẩm đã qua chế biến để tránh kích thích vi khuẩn
  • Tránh các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm quá nồng vì chúng có thể gây kích ứng ở vùng sinh dục khiến vi khuẩn bắt đầu phát triển.

Các câu hỏi phổ biến về tình trạng nhiễm trùng đường tiểu

Một số thắc mắc thường gặp cho tình trạng nhiễm trùng đường tiểu mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

1. Bệnh có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Nếu nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện trong một thời gian dài hoặc tái phát thường xuyên, thì có thể bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai và tránh thai của bạn do thận, tử cung và ống dẫn trứng đều bị tác động.

2. Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến kết quả thử thai không? Nhiễm trùng đường tiểu sẽ ảnh hưởng đến kết quả thử thai và có thể tạo ra kết quả giả. Thủ phạm của việc này nằm ở sự hiện diện của các tế bào hồng cầu hoặc bạch cầu trong nước tiểu.

3. Nhiễm trùng đường tiểu có thể là dấu hiệu mang thai không? Đi tiểu thường xuyên thường là dấu hiệu mang thai sớm bởi nồng độ nội tiết tố bắt đầu thay đổi và tử cung bắt đầu phát triển. Nhưng nếu việc đi vệ sinh trở nên đau đớn thì có nguy cơ cao bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

4. Giai đoạn mang thai sớm có thể gây nhiễm trùng đường tiểu không? Giai đoạn mang thai sớm sẽ không gây nhiễm trùng nhưng bạn vẫn có nguy cơ mắc phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ và sau tuần thứ sáu.

5. Nhiễm trùng đường tiểu ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? Nhiễm trùng đường tiểu không gây hại cho thai nhi, nhưng nếu không được điều trị, bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng thận và khiến trẻ sơ sinh sinh ra bị nhẹ cân hoặc sinh non. Do vậy, mẹ bầu nên chữa bệnh sớm để không gây ra bất kỳ tác hại nào cho em bé.

6. Bạn có thể bị tái phát nhiễm trùng khi mang thai? Tình trạng này khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiểu mạn tính có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé, bao gồm chuyển dạ trước sinh và trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Biến chứng mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải khi mang thai đôi
  • Dịch âm đạo khi mang thai thế nào là bình thường?
  • Những lưu ý nếu bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị mang thai lần 2
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách mẹ cách làm bột ngũ cốc lợi sữa tại nhà cho bé bú no

(63)
Cách làm bột ngũ cốc lợi sữa không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ của bạn từ khâu chọn lựa nguyên liệu, sơ chế, ngâm ủ cho đến quá trình rang, xay. Việc ... [xem thêm]

Tẩy da chết vật lý dạng hạt hay dạng kỳ sẽ tốt hơn cho da?

(91)
Tẩy da chết vật lý là một hoạt động loại bỏ các tế bào chết, chất cặn bã trên bề mặt da – nguyên nhân khiến da sần sùi, sạm màu và khô ráp khiến ... [xem thêm]

9 cách trị rệp giường để cả nhà lấy lại giấc ngủ ngon

(95)
Rệp giường cắn khiến bạn thức dậy với cảm giác ngứa ngáy và nổi những nốt đỏ. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến cuộc sống ... [xem thêm]

Tác dụng của thuốc kháng khuẩn Ofloxacin

(65)
Thuốc Ofloxacin được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.Ofloxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolone, hoạt động bằng ... [xem thêm]

Liệu bà bầu có nên sử dụng ghế mát xa?

(30)
Trong thời gian mang thai, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều cơn đau nhức ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Để giải quyết vấn đề này, ghế mát xa đang ... [xem thêm]

23 cách đơn giản để dạy con viết chữ

(58)
Dạy con viết chữ không phải là một việc dễ dàng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bé đã cầm bút thành thạo chưa, bé có thích viết hoặc vẽ ... [xem thêm]

Trị mụn bằng vitamin và khoáng chất, cứu tinh cho làn da

(98)
Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. May mắn rằng, bạn có thể ngăn ngừa và điều trị mụn bằng vitamin và ... [xem thêm]

9 bí quyết để giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi

(39)
Tại thời điểm này, con bạn đã chuẩn bị đến tuổi học nói, vậy nên những gì bạn nói với bé luôn đều có ý nghĩa. Bạn có thể giúp bé tiếp thu và rèn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN