Trị mụn bằng vitamin và khoáng chất, cứu tinh cho làn da

(3.59) - 98 đánh giá

Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. May mắn rằng, bạn có thể ngăn ngừa và điều trị mụn bằng vitamin và khoáng chất.

Mụn trứng cá là tình trạng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, kể cả đối với lứa tuổi dậy thì hay người trưởng thành. Mụn xuất hiện khi tuyến bã nhờn trên da tiết ra quá nhiều dầu và lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các vi khuẩn, tế bào da chết. Sau đó, những lỗ chân lông bị tắc sẽ sưng lên, dẫn đến sự hình thành của mụn trứng cá.

Có nhiều loại mỹ phẩm điều trị hay thuốc không kê đơn có thể làm sạch mụn một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, một số vitamin và khoáng chất có thể phát huy tác dụng trong việc loại bỏ mụn trứng cá.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những loại vi chất và các thành phần thiên nhiên có khả năng ngăn ngừa, điều trị mụn, cũng như các biện pháp cơ bản để phòng tránh sự trở lại của mụn sau đó.

Trị mụn bằng vitamin và khoáng chất

Những loại vitamin và khoáng chất dưới đây có công dụng hiệu quả trong việc loại bỏ mụn trứng cá ở mọi độ tuổi:

1. Kẽm

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu góp phần thực hiện các chức năng tế bào, bao gồm:

♦ Chức năng hệ miễn dịch

♦ Tổng hợp protein và DNA

♦ Làm lành vết thương

♦ Phân chia tế bào

♦ Hoạt động enzyme

Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò trong sự phát triển của mụn trứng cá.

Một thí nghiệm đã được thực hiện vào năm 2013 để nghiên cứu về nồng độ của kẽm, vitamin A và E trong máu của những người có và không có mụn trứng cá. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ các loại vitamin và khoáng chất ở những người bị mụn trứng cá thấp hơn đáng kể so với thông thường. Từ đó, họ kết luận rằng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị mụn trứng cá.

Một bài đánh giá hệ thống từ năm 2013 cũng cho thấy rằng các hình thức uống và bôi kẽm ngoài da có thể giúp điều trị mụn trứng cá. Các tác giả tìm thấy bằng chứng để chỉ ra rằng kẽm có tính chất kháng khuẩn và chống viêm, do đó khoáng chất này có thể có lợi trong việc giảm mụn trứng cá. Ngoài ra, kẽm cũng có thể làm giảm sự tiết dầu trên da.

Có thể bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm bổ sung kẽm bao gồm:

♦ Hải sản, chẳng hạn như hàu, cua và tôm hùm

♦ Thịt đỏ

♦ Gia cầm

♦ Ngũ cốc ăn sáng

♦ Đậu, các loại hạt và ngũ cốc

♦ Sản phẩm từ sữa

Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm chức năng hoặc viên uống vitamin tổng hợp để bổ sung kẽm cho cơ thể mỗi ngày.

2. Vitamin A

Loại vitamin này có vai trò trong nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm:

♦ Chức năng hệ thống miễn dịch

♦ Chức năng thị lực

♦ Chức năng sinh sản

♦ Giao tiếp giữa các tế bào

♦ Ổn định hoạt động của tim, phổi và thận

Vitamin A cũng có thể giúp chống lại những tác động của Propionibacterium acnes (P. acnes) – một loại vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mụn trứng cá.

Một nghiên cứu từ năm 2014 phát hiện ra rằng vitamin A có thể phá vỡ một số hiệu ứng mà vi khuẩn P. acnes tác động lên các tế bào da. Tuy nhiên, cần các nghiên cứu sâu hơn để có thể hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng này và xác định cách sử dụng vitamin A để điều trị mụn trứng cá.

Nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin A, bao gồm:

♦ Gan bò

♦ Một số loại cá, như cá trích, cá hồi, cá ngừ

♦ Các loại rau xanh, bao gồm rau bó xôi và bông cải xanh

♦ Cam và rau quả màu vàng, chẳng hạn như khoai lang, cà rốt và bí đỏ

♦ Trái cây, chẳng hạn như dưa đỏ, mơ và xoài

♦ Các chế phẩm từ sữa

♦ Ngũ cốc ăn sáng

Bạn có thể dùng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin A.

3. Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và là một chất thiết yếu để duy trì sức khỏe của xương. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc “giao tiếp” giữa các tế bào thần kinh và tăng cường khả năng chống lại vi trùng của cơ thể.

Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy hàm lượng vitamin D ở những người bị mụn trứng cá thấp hơn nhiều so với những người không mắc tình trạng về da này. Vì vậy, có thể xác định được mối liên hệ giữa vitamin D và sự phát triển của mụn trứng cá.

Theo nghiên cứu từ năm 2014, vitamin D cũng có khả năng ngăn chặn vi khuẩn P. acnes khỏi việc tác động đến các tế bào da. Những vi khuẩn này đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển của mụn.

Mặc dù kết quả từ các báo cáo trên cho thấy rằng vitamin D mang lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ về vấn đề này.

Cơ thể chúng ta tự động sản sinh ra vitamin D khi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời tiếp xúc với da. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải bổ sung loại vi chất này thông qua lượng thực phẩm tiêu thụ mỗi ngày, bao gồm:

♦ Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu

♦ Gan bò

♦ Phô mai

♦ Trứng

♦ Nấm

♦ Thực phẩm tăng cường, chẳng hạn như sữa, nước trái cây và ngũ cốc ăn sáng

Thêm vào đó, có thể bổ sung vitamin D bằng các loại thực phẩm chứng năng.

Trị mụn trứng cá bằng những thành phần thiên nhiên

Nhiều sản phẩm không cần kê đơn có hiệu quả trong việc điều trị mụn trứng cá, chẳng hạn như các sản phẩm có chứa benzoyl peroxide và salicylic acid. Khi tình trạng mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ da liễu.

Bên cạnh những cách chữa trị trên, bạn có thể sử dụng các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên để loại bỏ mụn trứng cá trên da. Ứng viên tiêu biểu cho phương pháp này chính là:

Dầu tràm trà: Một số bằng chứng cho thấy dầu tràm trà có khả năng điều trị tình trạng mụn trứng cá nhẹ và trung bình.

Tinh chất trái mạn việt quất (bearberry): Một nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất mạn việt quất có thể làm thuyên giảm tình trạng mụn trứng cá trung bình đến nghiêm trọng ở thanh thiếu niên.

Ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả

Chỉ cần ghi nhớ một số lưu ý nho nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể tránh được sự xuất hiện của mụn trứng cá trong tương lai.

Những điều bạn cần nhớ:

♦ Rửa mặt một cách nhẹ nhàng để loại bỏ dầu thừa và các tế bào da chết. Tuy nhiên, việc làm sạch quá mức có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến làn da và làm cho tình trạng mụn trứng cá tồi tệ hơn.

♦ Tắm sau khi tập thể dục hoặc khi đổ nhiều mồ hôi, vì mồ hôi có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

♦ Tránh quần áo chật để da có thể “thở” dễ dàng.

♦ Sử dụng các loại mỹ phẩm có nhãn: “non-comedogenic – không làm tắc lỗ chân lông” hoặc “non-acnegenic – không gây mụn”.

♦ Giữ tóc không dính vào da mặt.

♦ Tránh chạm tay vào da mặt hoặc nặn mụn.

♦ Gội đầu thường xuyên, đặc biệt là khi tóc bết dầu.

Những phương pháp chữa trị an toàn và thân thiện với da thường mất khá nhiều thời gian để mang lại hiệu quả. Vì vậy, với cách điều trị mụn bằng vitamin và khoáng chất, bạn nhất định và kiên trì áp dụng cho mình chu trình chăm sóc da mụn hợp lý nhé!

Thảo My/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thai nhi 3 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(39)
Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổiThai nhi 3 tuần phát triển như thế nào?Mặc dù mẹ có thể không cảm thấy được mình đã mang thai chưa, nhưng chắc chắn ... [xem thêm]

3 thành phần dinh dưỡng mà phụ nữ tuổi 50 nên bổ sung

(67)
Phụ nữ tuổi 50 trải qua nhiều thay đổi trong cơ thể nên cần có một chế độ ăn uống cẩn thận hơn để tránh những vấn đề sức khỏe thường thấy ở ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm tưởng lợi hóa ra lại có hại (P2)

(69)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

8 bí mật để có hàm răng trắng sáng

(80)
Hàm răng của bạn có đang bị mất đi độ bóng vì những mảng bám thức ăn màu vàng hoặc xám? Răng có thể bị ố vàng tự nhiên khi chúng ta già, nhưng một số ... [xem thêm]

Cạm bẫy cỏ Mỹ: Loại ma túy mới hiểm họa khôn lường!

(47)
“Cỏ Mỹ” là cơn lốc ngầm khủng khiếp đang thu hút giới trẻ. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về chất nghiện nguy hiểm này hay chưa? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Teo âm đạo

(12)
Tìm hiểu chungTeo âm đạo là gì?Teo âm đạo (viêm âm đạo teo) là tình trạng thành âm đạo mỏng đi, khô và viêm do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp. Teo âm ... [xem thêm]

Bệnh scurvy (bệnh scorbut) là gì?

(23)
Scurvy là gì? Bệnh scurvy còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh scorbut. Thiếu vitamin C liên tục trong thời gian dài chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh ... [xem thêm]

Bệnh quai bị ở trẻ em: Bố mẹ không nên chủ quan

(94)
Không như người lớn, bệnh quai bị ở trẻ em thường nhẹ và ít biến chứng. Song không vì thế mà bạn chủ quan không phòng bệnh cho con hoặc chăm sóc con đúng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN