Mụn đỏ sưng tấy: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

(3.84) - 52 đánh giá

Nỗi ám ảnh của con gái chính là khi thức dậy, phát hoảng với những nốt mụn “vô tình ghé chơi”. Còn gì buồn lòng hơn là các loại mụn đỏ sưng tấy, đau nhức không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dễ biến chứng gây thâm, sẹo sau mụn nếu không điều trị đúng cách. Đặc biệt, loại mụn này có thể xuất hiện ở cả giai đoạn dậy thì và trưởng thành.

Phải trải qua nhiều giai đoạn, mụn mới phát triển thành những nốt mụn đỏ ửng, gồ ghề, chạm vào cảm giác khá đau.

Trước hết chúng ta cần tìm hiểm “gia phả” các loại mụn thường gặp từ nhẹ đến nặng:

  • Mụn đầu trắng
  • Mụn đầu đen
  • Mụn đỏ/viêm
  • Mụn mủ
  • Mụn bọc
  • Mụn nang
  • Nằm ở vị trí thứ 3, chứng tỏ loại mụn đỏ là “tiến hóa” của hai loại mụn đầu trắng và đầu đen, dễ chuyển sang các dạng mụn mủ, bọc, nang nếu không tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị đúng.

    Vậy mụn đỏ sưng tấy là gì?

    Là những vết nhỏ màu đỏ, đường kính thường nhỏ hơn 5 mm, thường không thấy nhân đầu trắng hoặc vàng, khi chạm vào có cảm giác đau và nhức, nghiêm trọng hơn sẽ tiến triển thành mụn mủ sau vài ngày.

    Thông thường khi gặp tình trạng mụn này, bạn không nên nặn mụn vì chúng rất dễ lây lan ra các vùng da khỏe mạnh nếu không có phương pháp.

    Quá trình hình thành mụn đỏ

    Mụn đỏ được hình thành bởi quá trình comedo – quá trình dầu thừa và tế bào chết hòa quyện lại với nhau gây tắc nghẽn, viêm nang lông (lỗ chân lông). Khi lượng dầu thừa được bài tiết quá nhiều và ứ đọng trong lỗ chân lông sẽ tạo môi trường lý tưởng nuôi sống vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes (P. acnes).

    Những nguyên nhân gây mụn đỏ sưng tấy thường gặp

    Nguyên nhân chủ yếu gây mụn là do:

    • Do vi khuẩn tích tụ.
    • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
    • Hoạt động dư thừa của androgen (hormone sinh dục nam) gây mất cân bằng estrogen.

    Ngoài ra còn có nguyên nhân khác:

    • Căng thẳng (stress).
    • Chế độ ăn uống.
    • Phản ứng phụ từ thuốc.
    • Dị ứng mỹ phẩm có chứa chất độc hại như corticosteroid.

    Cách điều trị mụn đỏ đau rát, sưng viêm

    Dùng thuốc bôi ngoài điều trị mụn đỏ

    Sử dụng các dạng thuốc bôi ngoài không cần kê toa như: benzoyl peroxide, salicylic acid, nhóm retinoids (adapalene, tretinoin, tazarotene), thuốc kháng sinh…

    Benzoyl peroxide: Bạn dễ dàng tìm thấy thành phần này ở các sản phẩm chấm mụn hoặc thoa toàn mặt. Theo bác sĩ da liễu Arash Akhavan – thành viên Hiệp hội Da liễu và Laser cho biết: Hoạt chất này rất thích hợp với những bạn có làn da dầu đang bị mụn bởi khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Vì thế từ tình trạng nhẹ đến nặng đều có thể sử dụng hoạt chất này.

    Salicylic acid: Hoạt chất thuộc nhóm BHA có thể tan trong dầu, làm sạch lỗ chân lông đồng thời triệt tiêu nhân mụn.

    Retinoids:

    • Adapalene (Difin): Hoạt chất này được khuyên dùng đối với tình trạng mụn đỏ, mụn trứng cá bởi công dụng giảm sưng viêm, nhiễm khuẩn, thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào mới giúp da nhanh lành hơn.
    • Tretinoin (Retin-A): Hoạt chất bóc tách tế bào chết, hư tổn ra khỏi tế bào khỏe mạnh với phản ứng gôm cồi, làm khô nhân mụn, bong tróc nhẹ, ức chế hình thành sắc tố melanin, vừa trị mụn vừa giảm thâm hiệu quả.

    Lưu ý: Bạn nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần này từ phần trăm thấp đến cao để tránh gây kích ứng (0.01%, 0.03%, 0.1%, 0.5%, 1%).

    • Tazarotene (Tazorac): Hoạt chất được khuyên dùng để trị mụn đỏ có nhân hoặc không nhân, kiểm soát bã nhờn hiệu quả. Bạn sử dụng sản phẩm để chấm, thoa lên các vùng da bị mụn một lần mỗi ngày. Có 2 dạng tồn tại là gel thoa và thuốc bọt (0.1%).
    • Thuốc kháng sinh:

    Loại thuốc này có thể tiêu diệt vi khuẩn dư thừa gây tình trạng mụn trên da, đồng thời giảm mẩn đỏ, đau rát. Chúng thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như:

    • Erythromycin kết hợp với benzoyl peroxide (Benzamycin).
    • Clindamycin với benzoyl peroxide (BenzaClin).
    • Đôi khi kháng sinh được dùng với retinoids.
    • Sử dụng thuốc uống theo kê toa bác sĩ.

    Dùng thuốc uống điều trị mụn đỏ

    Trường hợp tình trạng mụn đỏ khá nặng, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng các dạng thuốc uống như:

    Nhóm thuốc kháng sinh: Bao gồm một macrolide như azithromycin (hoặc erythromycin) hoặc một tetracycline như doxycycline (hoặc minocycline).

    Thuốc tránh thai (dành cho nữ): Một sự kết hợp giữa estrogen và progestin có thể giúp trị mụn trứng cá, chẳng hạn như: ortho tri-cyclen hoặc yaz.

    Nhóm thuốc chống androgen (dành cho nữ): Spironolactone (aldactone) có thể ngăn chặn tác dụng của nội tiết tố androgen trên tuyến dầu.

    Tuyệt đối không nặn mụn đỏ

    Thông thường các loại mụn đỏ có thể sưng hoặc không, nhưng chúng thường rất khó để thấy nhân mụn. Bởi những vết mụn đỏ chính là phản ứng tự nhiên của da khi bị tắc nghẽn lỗ chân lông từ dầu thừa và tế bào da chết. Đối với các vết mụn đỏ mới, chúng sẽ không có mủ, sau vài ngày sẽ trồi đầu mủ trắng hoặc vàng lên, sờ thấy đau nhức. Lúc này đừng vội nặn, bởi các vết mủ chảy ra nếu không được vệ sinh kỹ và đúng cách sẽ lây lan sang vùng da khác, khiến tình trạng mụn chuyển sang giai đoạn nặng hơn đấy!

    Nếu mụn đỏ ở mức độ nhẹ, bạn có thể chọn giải pháp mua các sản phẩm bôi ngoài hoặc thuốc không kê đơn. Trường hợp mụn nặng, khó kiểm soát, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được điều trị dứt điểm nhé!

    Lỡ không may các vết mụn đỏ ghé ngang qua đời bạn, đừng vội lo lắng, điều đó chỉ khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn thôi! Bạn hãy thật bình tĩnh! Tìm hiểu nguyên nhân và xác định đúng loại mụn đang gặp phải, từ đó đưa ra những quyết định điều trị phù hợp cho chính mình.

    Vi Nguyễn / HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay và giảm đau nhức với 3 bài tập kéo giãn

    (69)
    Nếu các bộ phận trên cánh tay bạn bị đau hoặc bị tê, đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay. Vậy bạn đã biết cách điều trị hội chứng ... [xem thêm]

    Phơi nhiễm chì do nghề nghiệp

    (47)
    Tôi có thể bị phơi nhiễm chì như thế nào? Chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo hai cách: qua đường hô hấp (hít vào) và đường tiêu hóa (ăn vào). Bạn có ... [xem thêm]

    10 cách giảm stress công việc giúp bạn cân bằng cuộc sống

    (56)
    Stress công việc có thể khiến cuộc sống của bạn trở nên mất cân bằng như những viên đá chênh vênh xếp chồng chất nhau… Bạn có thể bị stress vì email, ... [xem thêm]

    7 tác dụng của nước ép dứa với sức khỏe

    (99)
    Tác dụng của nước ép dứa không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn có thể mang đến những lợi ích sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, tăng cường sức khỏe tim ... [xem thêm]

    Hiến máu có những tác dụng phụ nào?

    (10)
    Hiến máu là một nghĩa cử cứu người cao đẹp và đầy tính nhân văn. Tuy nhiên, đối với số ít người hiến máu, đặc biệt là thanh thiếu niên, có thể gặp ... [xem thêm]

    5 triệu chứng cho thấy bạn bị sinh vật biển tấn công

    (52)
    Một vài loài sinh vật biển (cá, cua, nhện biển, sứa…) có thể gây ra những vết cắn nghiêm trọng dù không tiêm bất cứ nọc độc nào vào người.Dấu hiệu ... [xem thêm]

    Cách cấp cứu cho người bị nghẹn

    (19)
    Nghẹn xảy ra khi một vật lạ nào đó bị kẹt ở trong cổ họng hay khí quản làm tắc nghẽn đường thở. Đối với người lớn, nghẹn thường xảy ra do nuốt ... [xem thêm]

    Phương pháp điều trị bổ sung và thay thế cho bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng

    (78)
    Tâm thần phân liệt hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Trong đó, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp ảo giác, ảo tưởng. Bệnh nhân cũng ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN