Phơi nhiễm chì do nghề nghiệp

(3.91) - 47 đánh giá

Tôi có thể bị phơi nhiễm chì như thế nào?

Chì có thể xâm nhập vào cơ thể theo hai cách: qua đường hô hấp (hít vào) và đường tiêu hóa (ăn vào). Bạn có thể hít bụi chì hoặc khói chì vào phổi mà không biết. Mặt khác, bạn có thể nuốt phải bụi chì nếu nó lẫn vào thức ăn hay đồ uống của bạn. Thậm chí, bạn có thể nuốt bụi chì nếu không rửa tay trước khi ăn.

Chì có thể gây ra những vấn đề gì?

Khi chì xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nằm trong đó một thời gian dài. Ngay cả khi phơi nhiễm với một lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi chì tích tụ lại, nó có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. Tình trạng này được gọi là nhiễm độc chì.

Như một quy luật chung, chì trong cơ thể càng nhiều, khả năng gặp rắc rối về sức khỏe càng cao. Hiện vẫn chưa rõ lượng chì tích tụ bao nhiêu thì đủ gây hại cho sức khỏe, vì ảnh hưởng của chì là khác nhau tùy theo đối tượng.

Các dấu hiệu của nhiễm độc chì

Dưới đây là một trong những dấu hiệu sớm của nhiễm độc chì:

  • Mệt mỏi
  • Cáu kỉnh và khó chịu
  • Đau cơ và khớp
  • Nhức đầu
  • Đau dạ dày và bị chuột rút

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với chì tại nơi làm việc

“Tiêu chuẩn chì” là quy định của Nhà nước yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện theo hướng dẫn để bảo vệ công nhân khỏi bị phơi nhiễm chì độc hại. Một phần quan trọng của tiêu chuẩn này nói rằng chì trong không khí tại nơi làm việc không nên vượt mức 50 ug/m, tính trung bình trong 8 giờ. Theo tiêu chuẩn chì, công nhân có các quyền sau đây:

  • Nhận được một bản sao của tiêu chuẩn.
  • Nhận được một bản sao của kết quả đo đạc không khí.
  • Được khám bệnh và theo dõi nếu bị phơi nhiễm với nồng độ chì trong không khí trên 30 ug/m trong hơn 30 ngày trong năm. Nếu để điều này xảy ra, người sử dụng lao động phải thiết lập chương trình giám sát y tế cho nhân viên. Chương trình này bao gồm: thăm khám, thử máu và điều trị (nếu cần thiết). Người lao động phải tránh bị phơi nhiễm thêm nếu đang có nguy cơ sức khỏe và phải được chữa cho khỏi hẳn. Trong một số trường hợp, người lao động có thể được chuyển sang công tác ở nơi không ô nhiễm mà không bị mất lương hoặc lợi ích.

Ai có thể giúp người lao động biết lượng chì trong máu?

Bác sĩ và nhân viên phụ trách an toàn ở công ty có thể giúp đỡ nếu bạn đang lo lắng về nguy cơ phơi nhiễm chì. Bác sĩ có thể kiểm tra lượng chì trong máu của bạn.
Bác sĩ cũng có thể giúp bạn biết mức chì trong cơ thể và những tác động có thể có đối với sức khỏe. Bạn cần để bác sĩ biết là bạn đang phơi nhiễm chì tại nơi làm việc, ngay cả khi không có vấn đề sức khỏe nào.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi phơi nhiễm chì?

Nhân viên phụ trách an toàn của công ty có thể giúp tìm hiểu xem khu vực làm việc của bạn đã được kiểm tra hàm lượng chì trong không khí hay chưa. Họ cũng có thể giúp bạn tránh phơi nhiễm bằng các thiết bị bảo vệ.
Bảo vệ bản thân và gia đình bằng các phương pháp làm việc an toàn cơ bản như sau:

  • Mặc quần áo và và giày dép riêng khi làm việc.
  • Không mặc quần áo và đi giày từ nơi làm việc về nhà, và không mặc chúng khi không làm việc.
  • Giặt riêng và phơi khô quần áo làm việc ở một nơi riêng.
  • Rửa tay và rửa mặt trước khi ăn, uống hoặc hút thuốc.
  • Tại nơi làm việc, chỉ nên ăn, uống hoặc hút thuốc trong khu vực không có bụi và khói chì.
  • Tránh quét và khuấy tung bụi có lẫn chì. Lau bằng khăn ẩm sẽ an toàn hơn.
  • Nếu bạn đeo khẩu trang tại nơi làm việc, hãy chắc chắn rằng nó vừa với bạn.

Chì trong nhà thì như thế nào?

Chì có trong sơn chứa chì và trong đất hoặc nước bị ô nhiễm chì. Nhà càng cũ, càng có nhiều cơ hội được trang hoàng bằng sơn chứa chì. Chì từ sơn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua bụi sơn hoặc mạt sơn. Đất quanh nhà có thể dính chì từ các nguồn như sơn bên ngoài. Chì có thể xâm nhập vào nước uống thông qua hệ thống ống nước. Nếu bạn nghĩ rằng hệ thống ống nước trong nhà có thể chứa chì, hãy chỉ dùng nước lạnh để uống và nấu ăn và hãy cho nước chảy trong 30 giây trước khi sử dụng nước trong hệ thống. Bạn cũng nên thay thế đường ống cấp nước cho các vòi nước trong nhà.
Bạn có thể nhờ chuyên gia kiểm tra chì trong nhà qua đánh giá sơn và những vật liệu có nguy cơ khác.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/occupational-health/occupational-exposure-to-lead.html

Biên dịch - Hiệu đính

BS.TS. Phạm Nguyên Quý - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc theo toa để bỏ thuốc lá: varenicline

(87)
Thuốc varenicline là một dạng thuốc theo toa được phát triển để giúp người hút thuốc từ bỏ thói quen này. Công dụng của nó là làm cản trở các thụ thể ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về bựa sinh dục

(88)
Bựa sinh dục thường không nghiêm trọng nhưng nếu bạn không vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì có thể gây ra một số tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng. Vậy ... [xem thêm]

3 bước sơ cứu vết bỏng bởi axit và hóa chất khác

(74)
Nếu chẳng may bạn hoặc người thân bị vết bỏng bởi axit thì phải làm sao? Hello Bacsi sẽ mách bạn cách sơ cứu khi bị bỏng axit ngay sau đây!Ngày nay, nhiều ... [xem thêm]

9 tác hại của máy lạnh đối với sức khỏe của cả gia đình

(16)
Máy điều hòa nhiệt độ (hay còn gọi là máy lạnh) dường như trở thành vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, vẫn có những tác hại của máy lạnh mà bạn ... [xem thêm]

Bệnh hô hấp liên quan đến nghề nghiệp

(55)
Ai là người có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp? Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí mà bạn hít ... [xem thêm]

Khi bị chó cắn phải làm sao?

(16)
Để tránh bối rối không biết phải làm sao khi bị chó cắn khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần học cách xử lý các vết thương một cách ... [xem thêm]

Kiến ba khoang cắn: Cách xử trí nhanh để giảm sưng ngứa

(35)
Bị kiến ba khoang cắn cực kỳ nguy hiểm. Trên thực tế, loài kiến này mang độc tố mạnh hơn gấp nhiều lần so với nọc rắn hổ mang. Vì vậy, bạn cần tránh ... [xem thêm]

Cai thuốc lá bằng kẹo cao su nicotine: Những lưu ý cần nắm

(35)
Kẹo cao su nicotine là chất ngăn chặn việc hút thuốc lá bằng cách cung cấp một lượng thấp nicotine để giúp bạn bỏ thuốc lá và giảm bớt các dấu hiệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN