Một vài loài sinh vật biển (cá, cua, nhện biển, sứa…) có thể gây ra những vết cắn nghiêm trọng dù không tiêm bất cứ nọc độc nào vào người.
Dấu hiệu và triệu chứng của vết cắt hay vết rách do sinh vật biển là gì?
- Chảy máu, rách da, hay một phần lớn ở da bị cắn đứt;
- Cảm thấy đau nhói và khó chịu khi di chuyển vùng bị cắn;
- Gãy xương;
- Có dấu hiệu đỏ, đau, hay nóng, và xuất hiện mủ ở chỗ vết thương;
- Bị sốt.
Sơ cứu khẩn cấp thế nào?
Rửa sạch vùng da tổn thương. Sau đó, rửa bằng xà phòng và nước sạch trong 10 phút.
Liên lạc với bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Máu không ngừng chảy sau 10 phút ấn chặt vào vùng da đó;
- Da chỗ vết thương bị hở;
- Xuất hiện của vết đâm hay châm chích.
Bạn nên phòng ngừa vết cắt hay vết rách do sinh vật biển như thế nào?
Phải có ý thức
Cách tối nhất để bảo vệ bản thân bạn là tránh xa những vùng nước biển có sự sinh sống của các loài sinh vật biển này. Khi đi biển, hãy đọc những tấm bảng cảnh báo về con sứa hay những sinh vật nguy hiểm khác ở trong khu vực đó.
Tránh xa vùng nước biển nếu bạn đang chảy máu vì máu có thể thu hút sự xuất hiện của cá mập trong khoảng cách 2 km đổ lại. Nếu bạn thấy sự xuất hiện của cá mập, giữ bình tĩnh và rời khỏi vùng nước ở khu vực đó càng nhanh càng tốt.
Lê chân chứ đừng đi
Nếu bạn đang đi ở một vùng nước cạn, lê đôi chân của mình giúp bạn tránh đạp lên bất kỳ sinh vật nào. Cách này cũng sẽ báo hiệu cho những sinh vật ở gần đó biết bạn đang tới khu vực đó và chúng sẽ né ra khu vực khác.
Đừng chạm vào những sinh vật biển
Điều này cũng bao gồm việc không chạm vào những mảnh nhỏ của chúng, ngay cả khi chúng đã chết. Một cái tua (vòi) nhỏ của chúng thôi cũng đủ gây nguy hiểm cho bạn.
Che phủ
Áo quần có thể bảo vệ bạn khỏi vết đốt của các loài sinh vật hay vết trầy từ san hô, xúc tu đốt da của con sứa. Ngay cả những vật như kính râm hay đồ lót cũng tạo một lớp ngăn giữa làn da và những con sứa. Mang giày xuống nước là một ý tưởng hay. Tuy nhiên, những sinh vật có gai có thể đâm xuyên qua giày.
Luôn cẩn thận khi đặt tay mình ở bất cứ chỗ nào ở khu vực biển.